Các Giai Đoạn Của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Và Mức Độ Nguy Hiểm

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và các biểu hiện liên quan. Nhận biết các giai đoạn là cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm có đặc điểm và ảnh hưởng riêng biệt

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm ở giữa các đốt sống bị vỡ hoặc trượt khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở cột sống và gây kích thích các dây thần kinh xung quanh.

Phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các cơn đau, tê nhức, yếu ở cánh tay hoặc chân. Tuy nhiên, một số người có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm và mức độ nghiêm trọng

Thoát vị đĩa đệm thường phổ biến ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Phụ thuộc vào tình trạng của đĩa đệm, các giai đoạn thường được phân chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

1. Phồng đĩa đệm

Mỗi đĩa đệm đều được cấu tạo từ hai phần là phần nhân nhầy bên trong và bao xơ cứng bên ngoài. Các chấn thương hoặc một số tác động lên đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến một trong hai (hoặc cả hai) bộ phận này.

Phồng đĩa đĩa đệm là một tình trạng y tế trong đó một hoặc nhiều đĩa đệm bị phồng to ra dẫn đến mất chức năng đĩa đệm ở nhiều mức độ khác nhau.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Phồng đĩa đệm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Tình trạng phồng đĩa đệm xảy ra khi các nhân nhầy bên trong đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng bao xơ bên ngoài không bị rách. Nguyên nhân thường liên quan đến lão hóa tự nhiên, căng thẳng lặp lại, các chấn thương cột sống hoặc những thói quen xấu như uốn cong lưng và nâng đồ vật thiếu khoa học.

Phồng đĩa đệm dấu hiệu đầu tiên ở các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ra các cơn đau từ nhẹ đến nặng, cấp tính hoặc mãn tính. Nếu các đĩa đệm bị phồng gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh có thể gây đau dây thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, vẹo cột sống, phì đại vùng thắt lưng hoặc thu hẹp không gian bên trong ống sống (hẹp cột sống).

2. Lồi đĩa đệm

Lồi đĩa đệm là giai đoạn thứ hai của bệnh thoát vị đĩa đệm và là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau lưng dưới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều đĩa đệm cùng một lúc.

Lồi đĩa đệm xuất hiện khi nhân nhầy phồng to gây áp lực, tổn thương và rách bao xơ bên ngoài. Điều này khiến nhân nhầy theo vết rách chảy ra ngoài và gây ra tình trạng lồi đĩa đệm. Trong một số trường hợp, lồi đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh, dẫn đến đau đớn nghiêm trọng.

Lồi đĩa đệm có thể ảnh hưởng ở bất cứ vị trí nào của cột sống, từ cổ đến lưng dưới. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Điều này tạo ra một áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu ở cột sống, dẫn đến các cơ đau âm ỉ hoặc nghiêm trọng, có thể kéo dài suốt cả ngày hoặc tái phát thường xuyên.

Cơn đau ở lồi đĩa đệm có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới và lan tỏa đến hai chân. Nhân nhầy nhô ra ngoài càng nhiều, cơn đau càng có xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân. Nếu không được điều trị cải thiện, người bệnh có thể gặp tình trạng nghiêng hẳn về bên trái hoặc bên phải.

3. Thoát vị thực thụ

Trong giai đoạn thoát vị thực thụ, bao xơ bị rách hoàn toàn. Điều này khiến nhân nhầy và các tổ chức bên trong đĩa đệm thoát ra bên ngoài, tạo thành một khối liền kết, chèn ép lên các dây thần kinh. Lúc này, các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm trở nên rõ ràng và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận động hoặc các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Mổ thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thực thụ có thể dẫn đến các cơn đau ở nhiều mức độ

Các dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm thực thụ thường bao gồm:

  • Đau và tê, thường phổ biến ở một bên cơ thể
  • Cơn đau có thể kéo dài đến cánh tay hoặc chân
  • Con đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi người bệnh thực hiện một số chuyển động
  • Người bệnh có thể gặp một số khó khăn khi đứng, ngồi hoặc thay đổi tư thế
  • Đau khi đi bộ một khoảng cách ngắn
  • Yếu cơ bắp, mất sức mạnh tứ chi mà không rõ nguyên nhân
  • Có cảm giác nóng rát, đau hoặc tê ở khu vực bị ảnh hưởng

Thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không điều trị phù hợp có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn không thể phục hồi.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, đĩa đệm bị trượt có thể cắt đứt các xung thần kinh ở lưng dưới và chân. Nếu điều này xảy ra, người bệnh có thể bị mất kiểm soát ruột, bàng quang và dẫn đến việc đại tiểu tiện không tự chủ.

Một biến chứng lâu dài khác được gọi là Hội chứng chùm đuôi ngựa. Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm bị thoát vị chèn ép các dây thần kinh và khiến người bệnh bị mất cảm giác ở đùi trong, mặt sau của chân và xung quanh trực tràng.

Đôi khi các triệu chứng ở giai đoạn thoát vị thực thụ có thể trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể không có khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày.

4. Thoát vị có mảnh rời

Thoát vị có mảnh rời là giai đoạn nghiêm trọng nhất trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra khi các nhân nhầy thoát ra ngoài ra tách khỏi cấu trúc chính của đĩa đệm.

Các mảnh vỡ sau khi thoát ra khỏi đĩa đệm thường di chuyển lên hoặc xuống dọc theo cột sống. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng hoặc bệnh lý khác ở cột sống với nhiều mức độ khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm có mảnh vỡ thường gây đau đớn dữ dội, tê bì tay chân, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc di chuyển, gây teo chân hoặc mất chức năng kiểm soát đại tiểu tiện.

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể tự chữa lành sau 4 – 6 tuần. Mặc dù các bác sĩ không rõ nguyên nhân những các đĩa đệm có khả năng tự chữa lành nếu người bệnh không tác động hoặc gây áp lực lên các đĩa đệm. Khả năng hồi phục phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng nhiều phương pháp và hồi phục trong 4 – 6 tuần

Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như:

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) để giảm viêm và cải thiện các cơn đau.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ để cải thiện co thắt cơ bắp.
  • Tập thể dục, nghỉ ngơi, tránh hoạt động hoặc gây áp lực lên hệ thống cơ xương khớp.
  • Thực hiện các kỹ thuật và biện pháp giảm đau như thiền định hoặc hít thở sâu.
  • Sử dụng thuốc tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Phẫu thuật có thể cắt giảm các cơn đau nhanh chóng nhưng có nhiều rủi ro và biến chứng. Do đó, trao đổi với bác sĩ về lợi ích và biến chứng trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị.

Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng một số biện pháp như:

  • Sử dụng các kỹ thuật nâng khoa học và nâng khối lượng vật nặng phù hợp. Không nên uốn cong ở thắt lưng khi nâng đồ vật. Thay vào đó, nâng đầu gối, giữ thẳng lưng và dùng lực cơ bắp ở chân để hỗ trợ nâng các đồ vật nặng.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì và duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm áp lực lên lưng dưới.
  • Thực hiện các tư thế tốt khi ngồi, đi, đứng và ngủ. Giữ thẳng lưng và chân đặt trên sàn nhà khi ngồi và nằm ngủ trên một tấm đệm chắc chắn hoặc ngủ nghiêng thay vì nằm sấp.
  • Nên đứng dậy vận động nhẹ sau 30 – 60 phút sau khi ngồi liên tục.
  • Hạn chế hoặc tránh đi giày cao gót.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường các cơ bắp ở lưng, chân và bụng.
  • Cố gắng cân bằng công việc và các chương trình rèn luyện cơ thể.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất kích thích.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin và các khoáng chất cần thiết.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm có đặc điểm và ảnh hưởng khác nhau. Do đó, để hạn chế các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các kiểm tra liên quan và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *