Hơn 150 năm ứng dụng vào điều trị bệnh gút, bài thuốc nam gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp hàng ngàn bệnh nhân chấm dứt chuỗi ngày đau đớn, mất ăn mất ngủ. [XEM CHI TIẾT]

Bị gút có được ăn trứng không? Bao nhiêu là đủ?

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, axit béo omega 3 và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên bị bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu để không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

bệnh gút có được ăn trứng không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có được ăn trứng không để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thành phần dinh dưỡng của trứng

Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất phù hợp cho các chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm thực đơn dành cho người bệnh gout. Trứng gồm hai thành phần chính là lòng trắng và lòng đỏ. Cụ thể thành phần dinh dưỡng của hai thành phần này như sau:

Lòng đỏ chứa vitamin, khoáng chất, chất béo bão hòa và cholesterol. Trên thực tế, một lòng đỏ trứng (thường là trứng gà) chứa khoảng:

  • 184 miligam cholesterol
  • 1.6 gram chất béo bão hoà
  • 4.5 gram chất béo
  • 55 calo

Mặt khác, thành phần chính của lòng trắng là protein. Cụ thể thành phần dinh dưỡng của lòng trắng trứng bao gồm 17 calo và 4 gram protein. Lòng trắng trứng gần như không chứa carbohydrate, cholesterol và chất béo bão hòa. Ngoài ra, lòng trắng trứng có thể không chứa khoáng chất, vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác.

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.

Bên cạnh các chất dinh dưỡng như trên, trứng cũng chứa một số chất dinh dưỡng khác, phù hợp cho bệnh gút bao gồm:

  • Selen
  • Photpho
  • Chất đạm
  • Zeaxanthin và lutein
  • Axit folic
  • Kali
  • Photpho
  • Canxi
  • Sắt
  • Choline
  • Vitamin E
  • Vitamin D
  • Vitamin B5
  • Vitamin B12
  • Vitamin B2
  • Vitamin A
  • Biotin
  • Iốt

Trứng được xem là một loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng và phù hợp với hầu hết các chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh gút có được ăn trứng không và ăn như thế nào để tránh các rủi ro không mong muốn. Tìm hiểu các thông tin trong phần bên dưới để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Người bị bệnh gút có được ăn trứng không?

Là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực YHCT, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình Truyền hình sức khỏe của VTV2, VTC2) từng thăm khám, điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị gout.

Ông cho biết, bệnh gút hay bệnh gout là một dạng viêm khớp được gây ra bởi sự dư thừa axit uric trong máu. Thông thường, cơ thể tạo ra axit uric thể phá vỡ purin. Đây là những hóa chất tự nhiên trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Khi có quá nhiều axit uric trong máu (do cơ thể sản xuất hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp), cơ thể không thể loại bỏ axit uric phù hợp. Điều này dẫn đến việc tích tụ các tinh thể axit trong khớp và dẫn đến bệnh gút.

Bệnh gút có ăn được trứng vịt lộn không
Trứng có hàm lượng purin thấp nên có thể sử dụng cho người bệnh gout

Sử dụng thực phẩm giàu purin có thể làm tăng axit uric và khiến cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric. Do đó, người bệnh gout cần tránh việc tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều purin như thịt động vật (đặc biệt là thịt đỏ) và các loại động vật có vỏ.

Hầu như tất cả các loại trứng đều có chứa một lượng axit béo omega 3 và một nguồn protein phong phú với hàm lượng purin thấp. Trứng cũng rất ít purin và có tính kiềm khi được tiêu hóa, cả hai thành phần này đều có thể giảm nguy cơ tăng axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, axit béo omega 3 trong trứng cũng có thể hỗ trợ giảm viêm, chống viêm khớp và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Theo các nghiên cứu, trứng rất giàu protein, vitamin B, choline, axit folic và biotin. Axit folic làm giảm nồng độ axit uric, do đó thành phần này có thể được bổ sung vào thực đơn dành cho người bệnh gút.

Tuy nhiên về mặt nhược điểm, trứng tương đối giàu cholesterol và chất béo. Do đó, người bệnh gout cần cân bằng tiêu thụ trứng trong chế độ ăn kiêng.

Người bệnh gout nên ăn bao nhiêu trứng?

Về mặt lý thuyết, trứng là một thực phẩm phù hợp đối với bệnh nhân gút và gần như phù hợp với tất cả các chế độ ăn kiêng lành mạnh. Nhược điểm duy nhất của trứng là hàm lượng chất béo và cholesterol cao, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát bằng cách hạn chế số trứng tiêu thụ.

loại trứng cho người bệnh gout
Thông thường bệnh nhân gút có thể sử dụng 3 quả trứng mỗi tuần

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với những người mắc bệnh gout, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, có nguy cơ bệnh tim cao, bệnh nhân tiểu đường, số lượng trứng phù hợp là 3 quả mỗi tuần. Tuy nhiên, đối với những người khỏe mạnh, không thuộc nhóm có nguy cơ bệnh tim cao (như không hút thuốc, cân nặng khỏe mạnh, thường xuyên rèn luyện cơ thể) có thể sử dụng 4 quả trứng mỗi tuần.

Mặc dù không có thống nhất về số lượng trứng tiêu thụ tối đa dành cho người khỏe mạnh, nhưng các chuyên gia cho rằng, số lượng trứng phù hợp là từ 4 – 7 quả mỗi tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Loại trứng phù hợp cho bệnh nhân gout

Hiện tại trứng gà là loại trứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số người có thể sử dụng trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút và trứng đà điểu.

Trứng gà có giá cả phù hợp và thường phổ biến trong hầu hết các chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, trứng gà được cho là cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe khi tiêu thụ điều độ. Do đó, thông thường trứng gà được cho là phù hợp và an toàn trong thực đơn dành cho người bệnh gout.

Tuy nhiên không phải tất cả các loại trứng đều giống nhau.

Trứng gà tự nhiên chứa nhiều omega 3, vitamin A và E hơn trứng gà công nghiệp. Gà được nuôi thả tự nhiên thường khỏe mạnh, linh hoạt và chế độ ăn uống lành mạnh hơn so với gà công nghiệp. Do đó, trứng gà tự nhiên được cho là bổ dưỡng, chứa nhiều omega – 3 và phù hợp hơn với chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút.

Nếu không thể tìm được trứng gà tự nhiên, người bệnh có thể sử dụng trứng gà công nghiệp được nuôi từ thức ăn tự nhiên. Ngoài ra, trứng hữu cơ có bổ sung omega 3 được sản xuất từ gà được nuôi từ hạt lanh thường tốt hơn trứng gà được nuôi theo dây chuyền công nghiệp hóa.

Cách ăn trứng cho người bệnh gout

Trứng là một nguồn protein có hàm lượng purin thấp và có thể được ăn theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể người bệnh có thể tham khảo một số cách chế biến như:

Bệnh gút ăn bao nhiều trứng
Trứng luộc được cho là an toàn và phù hợp cho bệnh nhân gút
  • Luộc và ăn toàn bộ trứng như một bữa ăn nhẹ. Hoặc người bệnh có thể nghiền nhỏ trứng và ăn kèm bánh mì sandwich, cà chua, salad.
  • Chiên trứng với dầu ô liu hoặc bơ không béo. Người bệnh có thể ăn trứng chiên kèm cơm hoặc bánh mì sandwich.
  • Trộn trứng với cà chua và các loại rau sống để làm thành salad trứng, ăn như món ăn kèm hoặc tráng miệng.

Theo các chuyên gia, trứng luộc là tốt nhất dành cho người bệnh gút. Trứng chiên có thể làm tăng hàm lượng chất béo lên 50% cà tăng lượng cholesterol xấu. Do đó, hạn chế chiên trứng, nếu cần chiên trứng người bệnh nên sử dụng các loại dầu lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt lanh hoặc bơ không béo. Ngoài ra, khi chế biến trứng cố gắng không thêm muối, thay vào đó người bệnh có thể sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên để tăng thêm hương vị.

Lưu ý khi sử dụng trứng

Tất cả các loại thực phẩm không được lưu trữ và xử lý đúng cách đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả trứng. Trên thực tế trứng cần được xử lý cần thận, vì theo một số nghiên cứu cho biết đã tìm thấy sự phát triển của vi sinh vật, bao gồm Salmonella và E. coli trên bề mặt vỏ trứng. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật ở trứng được sản xuất tự nhiên thường cao hơn trứng được sản xuất tại nhà máy.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia hầu hết các loại trứng thường an toàn để ăn nếu người bệnh có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Có thể có vi khuẩn trên vỏ cũng như bên trong trứng. Các vi khuẩn này thường dễ dàng lây sang các loại thực phẩm khác cũng như tay và dụng cụ phòng bếp.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi sử dụng và hạn chế nguy cơ lây lan vi khuẩn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Giữ trứng tránh xa các loại thực phẩm khác, kể cả khi còn vỏ hoặc sau khi đã đập vỏ
  • Cẩn thận không để trứng dính vào các loại thực phẩm khác và dụng cụ phòng bếp
  • Luôn rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng trước khi chế biến thức ăn
  • Làm sạch các bề mặt, bát đĩa và dụng cụ nấu ăn sau khi sử dụng
  • Không sử dụng trứng có vỏ hư hỏng bởi vì bụi bẩn hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong trứng

Trứng là nguồn protein tốt cho người bệnh gút vì trứng chứa lượng purin tự nhiên thấp. Mặc dù sử dụng trứng có thể giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau gút, nhưng người bệnh có thể cần dùng thuốc để giảm nồng độ axit uric trong máu để kiểm soát các cơn đau gút cấp tính. Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp và thực đơn phù hợp để cải thiện các triệu chứng gút.

5/5 - (5 bình chọn)

XEM THÊM:

Với hiệu quả điều trị gout thành công lên tới hơn 90%, nguồn gốc bài thuốc rõ ràng bài thuốc nam gia truyền này đã được giới chuyên gia dành lời khen có cánh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *