Chữa bệnh á sừng ở tay, đầu ngón tay bằng mẹo + thuốc
Nội dung bài viết
Bệnh á sừng ở tay có biểu hiện đặc trưng là tình trạng thô ráp, nứt nẻ kèm theo tình trạng bong tróc, ngứa ngáy thường xuất hiện chủ yếu ở đầu các ngón tay. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi ngoài da để làm giảm triệu chứng bệnh và giúp ngăn chặn không cho tổn thương lan rộng.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng là một dạng thường gặp của viêm da cơ địa với điểm đặc trưng là tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có không ít các trường hợp á sừng gây tổn thương ở tay, đặc biệt là các đầu ngón tay.
Các nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay hiện vẫn chưa được khẳng định một cách rõ ràng. Mặc dù vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khởi phát của bệnh có liên quan đến những yếu tố sau:
- Di truyền: Có đến hơn 70% ca bị bệnh á sừng có yếu tố lịch sử gia đình, tức là có người thân cũng mắc căn bệnh này. Điều đó chứng tỏ bệnh á sừng ở tay có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân đã và đang mắc căn bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ bị á sừng ở tay hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cao hơn những người khác.
- Thời tiết: Tổn thương do bệnh á sừng gây ra ở tay thường xuất hiện nhiều hơn vào các mùa có thời tiết lạnh và khô hanh. Đặc biệt là vào mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ trong cơ thể với môi trường bên ngoài kết hợp với tình trạng thiếu nước làm cho các tế bào da bị khô, nứt nẻ.
- Dị ứng với môi trường: Người có cơ địa mẫn cảm thường dễ bị dị ứng khi sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và có nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Điều này có thể kích hoạt bệnh á sừng ở đầu ngón tay khởi phát.
- Da tay thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại: Một số đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa hay xăng dầu… mà không sử dụng găng tay để bảo vệ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến cho lớp thượng bì của da bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó dẫn đến bệnh á sừng ở tay.
- Da khô: Nghiên cứu cho thấy, những người có làn da khô chiếm tỷ lệ mắc bệnh á sừng cao hơn 30% so với các đối tượng sở hữu loại da khác.
- Do ảnh hưởng của nghề nghiệp: Bệnh á sừng ảnh hưởng nhiều hơn đến những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, có độ ẩm thấp, thường xuyên phải cọ sát hoặc chịu nhiều sang chấn ở tay. Chẳng hạn như thợ làm tóc, nhân viên dọn vệ sinh, thợ xây, công nhân.
Xác định rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh á sừng ở tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc điều trị cũng như xây dựng phương án dự phòng bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở tay
Bệnh á sừng ở tay có những triệu chứng khá đặc hiệu và dễ nhận biết. Khi bị bệnh, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Khô da tay: Vùng da bị ảnh hưởng có biểu hiện khô ráp, sờ vào bề mặt thấy hơi cứng. Tổn thương thường xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay và các đầu ngón tay.
- Ngứa: Hầu hết các trường hợp bị á sừng ở tay đều có biểu hiện ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Cơn ngứa có khuynh hướng tăng nặng hơn sau khi bạn tiếp xúc với hóa chất, xà phòng hoặc khi có thời tiết khô hanh.
- Da bong tróc: Lớp da khô sần ở khu vực bị bệnh có thể bong tróc ra ngoài khiến da sần sùi, mất thẩm mỹ
- Nứt nẻ da: Ở mức độ nặng, bệnh á sừng có thể gây nứt nẻ da tay khiến bạn đau đớn, chảy máu. Triệu chứng này thường khá nghiêm trọng nếu bệnh xuất hiện vào mùa đông.
- Nổi mụn nước: Trong một số trường hợp, người bị á sừng có dấu hiệu nổi mụn nước nhỏ ở tay. Điều này khiến bệnh bị chẩn đoán nhầm thành tổ đỉa hay chứng nổi mụn nước thông thường trên da.
Á sừng ở tay có nguy hiểm không?
Bệnh á sừng ở tay không phải là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, tổn thương trên da lại khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy thậm chí đau đớn.
Khi bị á sừng ở tay, các hoạt động cần sử dụng đến đôi tay cũng ít nhiều bị giới hạn. Bạn không thể dùng tay trực tiếp rửa chén, giặt đồ hay thực hiện một số hoạt động khác. Bệnh kéo dài và lan rộng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến nét đẹp thẩm mỹ của đôi tay cũng như sự tự nhiên của người bệnh, nhất là đối với phái đẹp.
Một số trường hợp bị ngứa không chịu được mà dùng tay cào gãi khiến da bị trầy xước và càng nứt nẻ, chảy máu nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn khiến da để lại sẹo xấu sau này.
Cách điều trị bệnh á sừng ở tay
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh á sừng ở tay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và hạn chế những tổn thương cho da tay.
Những sự lựa chọn trong điều trị bệnh á sừng ở tay bao gồm:
1. Chữa á sừng ở tay bằng thuốc Tây
Các loại thuốc trị á sừng ở tay chủ yếu nhằm mục đích làm giảm triệu chứng bệnh và kích thích tái tạo tổn thương trên da. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc sau:
Salicylic acid:
Đây là một loại kem bôi có tác dụng làm giảm hiện tượng sừng hóa trên bề mặt tổn thương, giúp da mềm mại, bớt ngứa và nhanh hồi phục. Bên cạnh đó thuốc còn giúp diệt khuẩn, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Thuốc Salicylic acid có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Bỏng rát, kích ứng da, dị ứng, phát ban. Điều quan trọng là bạn cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn để hạn chế nguy cơ gặp các phản ứng phụ nguy hiểm.
Thuốc Corticoid:
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nên thường được chỉ định cho các trường hợp bị á sừng ở tay nghiêm trọng. Thuốc cũng giúp ức chế quá trình sừng hóa tế bào da.
Được chỉ định phổ biến nhất là các thuốc corticoid dạng bôi như:
- Prednisolon
- Cetirizin
- Fexofenadin…
Thuốc corticoid thường được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn hạn. Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng lâu dài vì nó có thể gây lệ thuộc thuốc cùng nhiều tác dụng phụ như bào mòn da, viêm da, làm giãn nở mao mạch hoặc gây dày sừng nang lông… Tuyệt đối không lạm dụng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn, nhất là cho trẻ em.
Thuốc kháng histamin:
Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa cho bệnh nhân bị á sừng ở đầu ngón tay nhờ khả năng ức chế phản ứng dị ứng dưới da. Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ nên thường được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối. Thận trọng khi dùng thuốc vào các thời điểm điều khiển phương tiện giao thông hoặc vận hành máy mọc, thiết bị.
Thuốc chống nấm:
Bao gồm một số loại phổ biến như:
- Nizoral
- Griseofulvin
- Thuốc chứa dẫn xuất Imidazol
Nhóm thuốc này được chỉ định kết hợp cùng với các thuốc điều trị triệu chứng khác khi bệnh nhân bị á sừng ở tay có dấu hiệu nhiễm nấm.
Thuốc điều hòa miễn dịch
Một số bệnh nhân được chỉ định các thuốc điều hòa miễn dịch nhằm mục đích cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng. Acrolimus và Pimecrolimus là các thuốc thường được chỉ định.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ được kê đơn khi bệnh nhân gặp biến chứng nhiễm trùng gây lở loét, sưng viêm ở vùng da tay bị á sừng. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn và rất dễ bị nhờn thuốc nếu tự tiện sử dụng bừa bãi. Bạn chỉ nên dùng thuốc này khi được bác sĩ cho phép.
2. Mẹo trị á sừng ở tay tại nhà
Mặc dù không giúp chữa khỏi bệnh á sừng ở tay nhưng một số mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dưới đây là một số cách đang được dân gian áp dụng để trị bệnh tại nhà:
– Sử dụng lá trầu không:
Thành phần tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, làm bong tróc các tế bào da bị sừng hóa ở tay mà không làm tổn thương da.
Để trị á sừng ở tay, bạn lấy vài lá trầu không đem rửa sạch, nấu sôi trong 5 phút. Để nước lá trầu nguội dùng rửa tay mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Chữa á sừng ở tay bằng chanh
Chanh giàu vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng khả năng tự bảo vệ của da và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở khu vực da tay bị á sừng.
Cách sử dụng:
- Lấy quả chanh tươi xắt thành những lát mỏng
- Rửa sạch vùng da tay bị á sừng rồi lấy chanh chà nhẹ nhàng lên da
- Lưu lại nước cốt chanh trên vùng da bị tổn thương khoảng 5 – 10 phút rồi mới rửa sạch lại
– Bôi dầu dừa
Dầu dừa không chỉ giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa và còn là phương thuốc sát trùng tự nhiên cho da. Các thành phần dưỡng chất có trong loại dầu này còn đẩy nhanh quá trình sản sinh các tế bài da mới, giúp các vết nứt nẻ và tổn thương do á sừng gây ra cho da tay nhanh lành.
Cách sử dụng khá đơn giản như sau:
- Mỗi ngày hãy lấy một ít dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị
- Để ít nhất 30 phút mới được rửa lại
- Bạn có thể áp dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và trước giấc ngủ đêm để cải thiện triệu chứng bệnh, giúp da bớt thô ráp, bong tróc.
– Dùng lá chè xanh trị á sừng ở tay
Lá chè xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp kháng viêm, giảm tác hại của bệnh tới các tế bào da khỏe mạnh, đồng thời loại bỏ lớp da bị sừng hóa, giúp da tay trở nên mềm mại hơn.
Cách sử dụng:
- Lấy 100g lá chè rửa sạch
- Bỏ vào ấm nấu với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút là được
- Đổ nước lá chè ra chậu, để nguội rồi bỏ tay vào ngâm
- Thực thiện mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút giúp sát khuẩn, làm mềm da, giảm ngứa.
Cách phòng ngừa bệnh á sừng ở tay
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh á sừng ở tay, bạn nên tuân thủ thực hiện tốt một số giải pháp dưới đây:
- Uống nhiều nước: Da được cung cấp đủ nước sẽ hạn chế được từng trạng bong tróc, nứt nẻ da ở tay và các đầu ngón tay. Người trưởng thành nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và tăng lượng nước tiêu thụ trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc cơ thể đổ nhiều mồ hôi do hoạt động thể chất mạnh. Cùng với nước lọc, bạn nên sử dụng nước ép rau củ quả để bổ sung các vitamin và khoáng tố cần thiết cho làn da khỏe mạnh hơn.
- Dưỡng ẩm cho da tay: Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da tay cũng giúp giảm thiểu nguy cơ bị á sừng tấn công. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da tay được bào chế từ thiên nhiên để ngăn ngừa kích ứng da.
- Mang găng tay khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa: Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với nước rửa chén, bột giặt, thuốc tẩy, thuốc tạo kiểu tóc hay hóa chất, đừng quên mang bao tay để bảo vệ cho da.
- Tránh gãi ngứa: Sử dụng móng tay cào gãi thường xuyên lên da có thể khiến da bị tổn thương, sừng hóa. Hành động này cũng có thể khiến cho tổn thương do bệnh á sừng gây ra ở tay lan rộng phạm vi ảnh hưởng đến các khu vực lành xung quanh.
- Không dùng các loại nước rửa tay có tính tẩy mạnh: Sử dụng các sản phẩm nước rửa tay dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh sẽ giúp đảm bảo an toàn cho da tay của bạn. Trong trường hợp đang bị á sừng ở tay, tránh dùng nước quá nóng hoặc ngâm tay vào nước muối bởi chúng có thể gây mất nước, khiến da bị khô và ngứa ngáy dữ dội hơn.
Bạn không nên bỏ qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!