Mẹo chữa á sừng bằng lá lốt – Đơn giản mà hiệu quả
Nội dung bài viết
Chữa á sừng bằng lá lốt là một trong những phương pháp cổ xưa, điều trị theo mẹo dân gian. Dưới sự kiểm chứng của y học ngày nay liệu phương pháp này có được công nhận hay chỉ là phương pháp điều trị vô thưởng vô phạt? Hãy cùng VHEA Việt Nam nghiên cứu kĩ về cách thức điều trị cũng như tính khả dụng của lá lốt đối với bệnh á sừng!
Lá lốt điều trị bệnh á sừng có tốt không?
Á sừng là dạng viêm da cơ địa gây ngứa rát và bong biểu bì da. Đây là dạng bệnh mãn tính vô cùng khó chữa và thường xuyên tái lại theo chu kì mùa lạnh.
Bất cứ ai cũng có thể bị á sừng do dinh dưỡng nghèo nàn, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, di truyền hoặc sự thay đổi nội tiết tố.
Bệnh được chữa theo nhiều phương pháp như Đông Y, Tây Y dù vậy bệnh rất kén thuốc, có thể loại thuốc này phù hợp với một số người nhưng lại vô dụng với người khác thậm chí là gây phản tác dụng.
Xét về lá lốt, đây là một loại rau gia vị vô cùng quen thuộc đối với bữa cơm người Việt, lá lốt có mùi thơm rất đặc trưng có thể kết hợp với nhiều món ăn.
Loại cây này còn là một vị thuốc đông y rất tốt hỗ trợ giảm đau, giảm ngứa, kháng khuẩn, giảm sưng, làm lành và có thể điều trị nhiều bệnh như cảm lạnh, đau răng,…
- Sử dụng lá lốt giúp giảm ngứa, giảm bội nhiễm rất hiệu quả: Lá lốt chứa loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh là piperidin, chất này giúp làm dịu các cơn ngứa ở da như dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa. Chính vì vậy khi dùng lá lốt để điều trị sẽ thấy phần da bị tổn thương bớt nóng, bớt ngứa dữ dội.
- Giảm đau, kháng viêm: Thành phần tinh dầu Beta-caryophyllene có trong lá lốt giúp những vết nứt bớt đau, giảm sưng tấy giúp người bệnh có thể dễ dàng cử động vùng da bị tổn thương nhất là ở bàn tay, bàn chân.
Tuy vậy, các bác sĩ Đông y cũng chỉ ghi nhận lá lốt cũng chỉ có thể hỗ trợ người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Cũng như các loại thuốc tân dược ngày nay, lá lốt có thể không phù hợp với một số người dị ứng với thành phần có trong lá lốt hay cơ địa không thích ứng tạo ra hiện tượng sử dụng vô thưởng vô phạt.
Vì vậy chúng ta chỉ xác định lá lốt có khả năng chữa lành bệnh và là một phương pháp có thể thử nghiệm.
TOP 6 cách chữa á sừng bằng lá lốt hiệu quả
Như đã đề cập, lá lốt có thể chữa á sừng nhưng người bệnh phải biết cách sử dụng đúng thì loại thuốc này mới phát huy được tác dụng và không dẫn tới bội nhiễm.
Cẩn thận nhất vẫn là cách người bệnh nên hỏi bác sĩ Đông y trực tiếp về cách sử dụng, liều dùng. Ở đây, chúng tôi xin trích dẫn một vài cách để người đọc tham khảo trước.
Đắp trực tiếp lá lốt lên da
Đây là cách làm phổ thông, được nhiều người áp dụng từ xưa tới nay.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch ngâm muối hoặc baking soda từ 5 – 10 phút để loại bỏ các chất
bẩn, tồn dư thuốc trừ sâu rồi vớt ra để ráo.
Cách thực hiện:
- Giã nát hoặc xay nhuyễn lá lốt đã sơ chế, xay tới độ hỗn hợp có mùi thơm đặc trưng của lá là được.
- Vệ sinh khu vực da bị á sừng rồi đắp hỗn hợp lá lốt đã xay lên đó.
- Dùng băng gạc y tế quấn lại trong khoảng thời gian 30 phút.
- Tháo ra và vệ sinh lại bằng nước ấm rồi lau khô da.
- Bôi thuốc bác sĩ chỉ định hoặc kem dưỡng ẩm lên da.
- Thực hiện một ngày một lần tới khi thấy hiệu quả của phương pháp.
Ngâm da với lá lốt
Phương pháp ngâm da này cũng rất tốt vừa giúp giảm các triệu chứng của á sừng vừa giúp thư giãn nhất là khi bị á sừng ở chân, tay.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi khoảng 1 lạng, rửa sạch ngâm muối hoặc baking soda từ 5 – 10 phút để loại bỏ các chất bẩn, tồn dư thuốc trừ sâu rồi vớt ra để ráo.
Cách thực hiện:
- Giã, vò hoặc xay lá lốt đã sơ chế, chỉ cần lá nát là được.
- Nấu hỗn hợp lá lốt với khoảng 1,5l nước sạch tới khi nồi nước thơm mùi lá trong khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp.
- Vệ sinh khu vực da bị á sừng rồi ngâm với nước lá lốt đồng thời lấy lá đắp lên vùng da bị đó cho tăng hiệu quả. Ngâm trong khoảng thời gian nước ấm tới khi nguội.
- Sau khi ngâm xong thấm lại khu vực da bằng khăn khô sạch rồi bôi thuốc bác sĩ đã chỉ định hoặc các loại kem dưỡng bổ trợ.
Thực hiện một ngày một lần tới khi thấy hiệu quả của phương pháp.
Xông hơi da với lá lốt
So với hai phương pháp trên xông hơi không có tác động nhiều lắm nhưng vẫn hiệu quả được phần nào, ta có thể thực hiện đan xen.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi khoảng nửa lạng, rửa sạch ngâm muối hoặc baking soda từ 5 – 10 phút để loại bỏ các chất bẩn, tồn dư thuốc trừ sâu rồi vớt ra để ráo.
Cách thực hiện:
- Tương tự như cách ngâm, ta giã, vò hoặc xay lá lốt đã sơ chế, chỉ cần lá nát là được.
- Nấu hỗn hợp lá lốt đã chuẩn bị với 1.5l nước trong 10 – 15 phút, cho thêm một chút muối hột.
- Đổ nồi nước ra chậu hoặc dùng nồi để xông hơi trực tiếp.
- Khi xông hơi ta đắp một lớp chăn mỏng bao phủ để đảm bảo độ kín cho vùng da bị bệnh được tiếp xúc với hơi nước. Sau khi hết hơi nước ta có thể tận dụng ngâm da với nồi nước đó tới khi nguội hẳn rồi thoa kem như trên.
Tắm với lá lốt
Tương tự như cách chuẩn bị và thực hiện xông hơi, tuy nhiên ở cách này ta có thể dùng cả rễ, cành lá lốt để đun nước sử dụng.
Uống nước/ trà lá lốt
Không chỉ sử dụng bên ngoài, người bị á sừng có thể tận dụng các loại tinh chất của lá lốt để chữa bệnh từ bên trong bằng cách uống.
Cách này có thể áp dụng song song với 4 cách trên hoặc áp dụng độc lập đều có thể mang lại hiệu quả cho người bệnh.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi khoảng nửa lạng, rửa sạch ngâm muối hoặc baking soda từ 5 – 10 phút để loại bỏ các chất bẩn, tồn dư thuốc trừ sâu rồi vớt ra để ráo.
Cách thực hiện:
- Thái hạt lựu hỗn hợp lá lốt đã chuẩn bị và sao khô trên bếp tới khi lá ngả vàng.
- Sắc phần lá thu được với khoảng 1l nước sạch tới khi bình nước có mùi thơm đặc trưng của lá lốt.
- Uống thường xuyên trong một tuần, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Chữa á sừng bằng lá lốt bằng cách ăn lá lốt
Ngay cả việc ăn lá lốt theo cách chế biến truyền thống cũng giúp ích cho người bệnh rất nhiều. Ta có thể tham khảo các món như chả cuốn lá lốt, bò nướng lá lốt, măng xào lá lốt, chả ốc lá lốt, các loại canh lá lốt, các loại thịt rang cùng lá lốt,…
Đây là các món đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, người bệnh có thể dùng thường xuyên trong thời gian trị bệnh cùng với các cách trên.
Lưu ý khi sử dụng lá lốt trong chữa á sừng
Như vậy ta biết rằng lá lốt là một loại thuốc dân gian rất tốt và lành tính, dễ sử dụng để hỗ trợ chữa á sừng và nhiều bệnh ngoài da khác.
Để tận dụng tính hiệu quả của lá lốt ta phải lưu ý một số điều sau đây trong quá trình trị căn bệnh cứng đầu này:
- Lá lốt không thể thay thế chức năng của các loại thuốc bôi, thuốc uống trị á sừng dạng tân dược. Khi điều trị bằng thuốc tân dược, người bệnh có thể sử dụng song song với lá lốt nhưng nên hỏi ý kiến chuyên môn của bác sĩ để thống nhất và đạt hiệu quả tốt nhất cho liệu trình trị bệnh.
- Khi trên da xuất hiện các triệu chứng bất thường như dị ứng, mưng mủ thì cần phải ngưng sử dụng lá lốt và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là do lá lốt hay dị ứng các loại thuốc khác.
- Luôn lựa chọn các loại lá tốt, đảm bảo chất lượng, tốt nhất là nên tự trồng tại nhà, chọn lá không vàng úa, sâu, mục nát. Đảm bảo khâu sơ chế nguyên liệu và khâu vệ sinh da sạch sẽ trước khi áp dụng phương pháp bôi, đắp, xông hơi, ngâm rửa, ăn uống.
- Ăn uống lá lốt nên sử dụng một lượng vừa phải, dùng một thời gian rồi tạm nghỉ rồi lại sử dụng tiếp.
- Khi áp dụng phương pháp chữa á sừng với lá lốt thì cần kiên trì vì như các phương pháp đông y khác, các loại thuốc thiên nhiên cần có thời gian dài hơn để phát huy tính hiệu quả.
- Hạn chế cho vùng da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với các nguyên nhân gây bệnh hay khiến bệnh trở nên trầm trọng như các loại hóa chất trong nhà (nước rửa bát, nước lau nhà, nước rửa tay, xà phòng có tính kiềm cao,…) hoặc các loại hóa chất trong môi trường làm việc.
- Giữ gìn khu vực da bị bệnh, nên che bằng băng gạc thoáng khí để da không tiếp xúc với vi khuẩn, virus, nấm khác. Nếu bị ở chân tay thì nên thường xuyên đeo găng tay hoặc tất. Việc che chắn như vậy mang lại hiệu quả rất cao dù dùng phương pháp trị bệnh nào.
- Hạn chế gãi, bóc lớp sừng trên bề mặt da đang bị bệnh, điều này có thể gây ra bội nhiễm, chảy máu và khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhiều vitamin E, uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế các thực phẩm gây dị ứng, kích ứng trên da.
Trên đây là những thông tin quý giá VHEA Việt Nam thu thập được về mẹo chữa á sừng bằng lá lốt. Quả thực đây là phương pháp chữa các bệnh ngoài da rất có ích và ta có thể áp dụng hỗ trợ điều trị á sừng. Chúc các bạn mau chóng khỏe bệnh!
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!