Bẻ Cổ – Thói Quen Nguy Hiểm Có Thể Gây Đột Quỵ

Bẻ cổ, bẻ khớp ngón tay và xoay lưng hông là một thói quen phổ biến được thực hiện nhằm mục đích giảm đau hoặc áp lực. Mặc dù thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng nhưng đôi khi bẻ cổ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở một số người.

bẻ cổ
Bẻ cổ là thói quen có thể tăng nguy cơ đột quỵ ở một số người

Bẻ cổ có tốt không?

Bẻ cổ là một thói quen khá phổ biến, đặc biệt là ở những người bị cứng cổ hoặc mỏi cổ thường xuyên. Động tác này có thể loại bỏ cảm giác khó chịu, nhức mỏi hoặc cứng cổ tạm thời. Tuy nhiên, thao tác này không có tác dụng điều trị các bệnh lý về cột sống cổ hoặc cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy.

Trong một số trường hợp, thao tác bẻ, nắn, xoay cổ được thực hiện bởi nhà vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chỉnh hình cột sống. Điều này có thể tạo một lực đẩy vừa phải lên cổ hoặc cột sống cổ để điều chỉnh vị trí cột sống cổ và giảm đau.

Bên cạnh đó, việc xoay cổ từ một bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể mang lại một số lợi ít, bao gồm:

  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nửa đầu
  • Cải thiện và điều trị tình trạng đau cổ hoặc cứng cổ
  • Giảm đau lưng
  • Cải thiện một số bệnh lý về cột sống và xương khớp

Trong hầu hết các trường hợp, bẻ cổ, xoay cổ không gây hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, thao tác này nên được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có chuyên môn.

Thói quen bẻ cổ có thể gây đột quỵ

Theo một số nghiên cứu cho biết việc bẻ cổ, xoay khớp cổ nghe tiếng rắc rắc có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ ở một số người. Tình trạng này thường liên quan đến một chuyển động xoắn hoặc xoay cổ ở tốc độ cao, dẫn đến âm thanh bật ra ở khu vực cổ.

bẻ cổ nhiều có sao không
Bẻ cổ thường xuyên có thể gây rách động mạch cổ và dẫn đến đột quỵ

Trong một số ít trường hợp, bẻ cổ có thể dẫn đến việc bóc tách động mạch cổ. Đây là tình trạng xảy ra khi một động mạch ở cổ bị tổn thương, rách và bắt đầu rò rỉ máu, huyết tương giữa các lớp màng mỏng của thành mạch máu.

Khi máu bị rò rỉ, không gian bên trong thành mạch máu trở nên hẹp hoặc thậm chí là bị chặn lại hoàn toàn. Điều này gây hình thành cục máu đông từ động mạch bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chặn động mạch và cắt lưu lượng máu (chứa oxy) đến các khu vực của não. Thiếu máu ở một số khu vực của não có thể dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ do bẻ cổ là tình trạng không phổ biến, thường chỉ chiếm khoảng 2% các nguyên nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, tỷ lệ này tương đối cao ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người có thói quen bẻ cổ hoặc xoay cổ nghe âm thanh rắc rắc nhiều lần trong ngày.

Thông tin cần biết về đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi máu lên não và các tế bào não bị chặn hoặc lưu thông kém. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bao gồm các cơ quan nội tạng và dây thần kinh.

1. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Nắm rõ các triệu chứng đột quỵ là điều cần thiết và quan trọng để có biện pháp xử lý khẩn cấp phù hợp. Gọi cho cấp cứu ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

Dấu hiệu đột quỵ
Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ là cách tốt nhất để có biện pháp xử lý phù hợp
  • Tê hoặc yếu các cơ, đặc biệt là khi điều này tác động đến một bên cơ thể hoặc khuôn mặt
  • Đau đầu dữ dội
  • Nhầm lẫn hoặc mất ý thức
  • Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn hoặc mất khả năng thăng bằng
  • Khó di chuyển tay chân hoặc không thể đi lại
  • Có vấn đề về tầm nhìn
  • Gặp khó khăn khi nói hoặc nói chậm
  • Thay đổi hành vi đột ngột
  • Xuất hiện ảo giác
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Cứng cổ hoặc đau đớn
  • Co giật
  • Nấc cục thành tiếng

Trong một số trường hợp, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (do rách động mạch cổ khi bẻ cổ) người bệnh có thể không xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng. Một số người vẫn có thể đi lại, nói chuyện hoặc thậm chí không bị tê, yếu ở tay chân. Trong trường hợp này, người bệnh cần chú ý đến các cơ mặt và cảm giác hụt hơi khi thở.

Điều trị sớm và phù hợp có thể ngăn ngừa tê liệt, tổn thương thần kinh và ngăn ngừa tử vong.

2. Đối tượng dễ bị đột quỵ do bẻ cổ

Bất cứ ai có thói quen bẻ cổ hoặc thường xuyên xoay khớp cổ nghe tiếng rắc rắc đều có thể bị đột quỵ. Tuy nhiên, một số người có thể có nhiều yếu tố nguy cơ tự phát và gia tăng khả năng đột quỵ.

Một số đối tượng dễ bị đột khi do thói quen bẻ cổ bao gồm:

  • Bệnh nhân cao huyết áp
  • Bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính
  • Bị nhiễm trùng trong thời gian gần đây
  • Bệnh nhân xơ vữa động mạch, là tình trạng tích tụ các mảng bám bên trong các động mạch, dẫn đến hẹp động mạch
  • Bệnh nhân loạn sản sợi cơ mạch máu, là tình trạng gây ra sự tăng trưởng bất thường bên trong các thành động mạch
  • Có một số bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến các mô liên kết, chẳng hạn như hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehlers – Danlos tác động đến mạch máu

Biện pháp bẻ cổ an toàn

Trước khi thực hiện thao tác bẻ cổ hoặc xoay cổ, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu không có chuyên môn hoặc cảm thấy lo lắng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở vật lý trị liệu để thực hiện bẻ cổ an toàn.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số bước thực hiện bẻ cổ an toàn bao gồm:

1. Thư giãn cổ

Thư giãn và nới lỏng các cơ cổ trước khi bẻ cổ là một lưu ý quan trọng có thể ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Thực hiện xoa bóp cổ hoặc kéo giãn cổ có thể tăng tính linh hoạt và giảm áp lực lên cổ.

Nghiêng cầm về phía xương ức và giữ yên trong 20 giây. Sau đó kéo đầu nhìn lên trần nhà và giữ yên trong 20 giây. Thực hiện động tác này 3 – 4 lần để thư giãn là nới lỏng các cơ ở cổ.

bẻ khớp cổ có sao không
Bẻ cổ được xem là an toàn khi được thực hiện bởi chuyên gia vật lý trị liệu

2. Các bước bẻ cổ an toàn

Sau khi thư giãn và khởi động cổ, người bệnh có thể tham khảo cách bẻ cổ an toàn như sau:

  • Giữ cằm trong lòng bàn tay trái, ngón tay cái đặt dọc theo phần xương quai hàm và các ngón tay vươn lên chạm vào phần bên trái của khuôn mặt (gần như chạm vào xương gò má).
  • Đưa tay phải ra phía sau đầu, cong cánh tay để tay có thể đặt thoải mái phía sau đầu. Nắm chặt và giữ phần đầu ở phía sau tai trái. Sử dụng lực vừa phải để tránh gây đau nhưng phải đủ vững để đầu không tuột khỏi tay.
  • Đẩy cằm sang bên trái để xoay đầu ngược chiều kim đồng hồ. Nhẹ nhàng xoay đầu và cằm sang trái để kéo căng cơ cổ. Lúc này người bệnh có thể nghe thấy một số âm thanh nứt vỡ bên trong cổ.
  • Thay đổi vị trí tay, đặt cằm vào lòng bàn tay phải và giữ đầu bằng tay trái. Đẩy cằm về phía trước bằng tay phải và kéo đầu về phía sau bằng tay trái để xoay đầu sang phải.

Lưu ý: Khi thực hiện bẻ cổ, không nên xoay quá mạnh hoặc đột ngột. Điều này có thể gây đau đớn, trật khớp và một số biến chứng liên quan, bao gồm rách động mạch cổ  dẫn đến đột quỵ.

Bẻ cổ là một thao tác cổ phổ biến được sử dụng như một liệu pháp vật lý trị liệu điều trị đau cổ và tăng cường chức năng cổ. Trong các trường hợp rất hiếm, điều này có thể dẫn đến đột quỵ. Nói chung thao tác này thường an toàn khi được thực hiện bởi một chuyên gia có trình độ. Do đó, hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế vật lý trị liệu chuyên nghiệp khi cần thực hiện bẻ cổ như một liệu pháp cải thiện các tình trạng cổ.

5/5 - (8 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *