Bác Lê Thị Chung - giáo viên về hưu đã chống chọi trước những cơn đau nhức tại khớp gối hàng chục năm nay. Tưởng chừng phải sống chung với bệnh thì may mắn đã đến với bác.

Đau Nửa Đầu Vai Gáy Là Bệnh Gì, Nguy Hiểm Không?

Đau nửa đầu vai gáy là tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng. Tình trạng này có thể xuất hiện và tiến triển ở bên phải hoặc bên trái của đầu, đồng thời gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng ảnh hưởng đến dây thần kinh. Để kiểm soát cơn đau và thúc đẩy quá trình điều trị, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau.

Đau nửa đầu vai gáy là bệnh gì, nguy hiểm không?
Tìm hiểu đau nửa đầu vai gáy là bệnh gì, nguy hiểm không? Cách điều trị

Đau nửa đầu vai gáy là bệnh gì?

Đau nửa đầu vai gáy được xác định là một biến thể của bệnh đau đầu Migraine. Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là do mạch máu gặp vấn đề hay sự rối loạn quá trình sản sinh chất Serotonin trong máu khiến mạch máu giãn nở. Từ đó khiến bệnh nhân luôn có cảm giác đau đớn khó chịu.

Tình trạng đau nửa đầu vai gáy được phân ra thành 2 loại. Bao gồm: Đau nửa đầu vai gáy bên phải và đau nửa đầu vai gáy bên trái.

1. Đau nửa đầu vai gáy bên trái

Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên trái xảy ra phổ biến ở mọi độ tuổi, nghề nghiệp, đối tượng. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở những người thường xuyên ngồi một chỗ. Điển hình như tài xế lái xe, nhân viên văn phòng…

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy bên trái

Cơn đau có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra phổ biến hơn khi có sự tác động của những nguyên nhân sau:

  • Làm việc với một tư thế trong thời gian dài: Những người ít vận động, làm việc với một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, ngồi vắt chéo chân, ngồi lâu, tay gõ máy tính, ngồi nhiều… sẽ có nguy cơ cao bị đau nửa đầu vai gáy bên trái.
  • Ngồi trước quạt hoặc ngồi trước máy điều hòa: Luồng gió mạnh từ máy điều hòa hoặc từ quạt thổi thẳng đằng sau gáy hoặc vào đầu dẫn đến co cứng khớp và gây đau.
  • Nằm ngủ sai tư thế: Người bệnh nằm ngủ nghiêng về bên trái cố định suốt đêm hoặc dùng gối kê đầu quá cứng hay quá cao có thể dẫn đến đau nhức khó chịu vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Ở trường hợp này, cơn đau có thể xuất hiện đồng thời với tình trạng cứng cổ, đau vai gáy.
  • Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết đột ngột thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh, mùa đông kéo dài có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Đặc biệt là vào nửa đêm và buổi sáng.

Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy bên trái là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, cơn đau có thể xảy ra do một số bệnh lý. Cụ thể:

  • Bệnh đau đầu Migraine: Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên trái hoặc bên phải có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh đau đầu Migraine. Ngoài ra bệnh lý này sau khi xuất hiện còn khiến bệnh nhân mắc chứng sợ ánh sáng, sợ tiếng động và mờ mắt. Đôi khi tình trạng đau vai gáy có thể xảy ra đồng thời ở phụ nữ đến thời kỳ hành kinh, khi lo âu căng thẳng, mất ngủ, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thời tiết đột ngột thay đổi nóng lạnh.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ được xác định là hai bệnh lý xương khớp phổ biến có khả năng tác động và gây ra tình trạng đau toàn bộ vùng đầu và vai gáy hoặc đau nửa đầu vai gáy bên trái. Trong trường hợp không được điều trị, quá trình vận chuyển máu lên não sẽ bị cản trở. Từ đó gây ra tình trạng cứng cổ, đau vai gáy, đau mỏi vai gáy tê bì chân tay…
Đau nửa đầu vai gáy bên trái
Đau nửa đầu vai gáy bên trái

2. Đau nửa đầu vai gáy bên phải

Đau nửa đầu vai gáy bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra cơn đau cũng có thể là tình trạng xảy ra phổ biến bởi sự tác động của một vài nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy bên phải

Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên phải có thể xuất hiện bởi sự tác động của một số nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

  • Căng thẳng kéo dài: Sự căng thẳng của cơ thể được xác định là một phản ứng tự nhiên nhằm tạo nên sự phòng thủ và thích nghi với những kích thích tâm lý thần kinh hay sinh lý. Từ đó hình thành cơn đau. Thông thường, cơn đau xảy ra do tâm lý không ổn định sẽ dần thuyên giảm và biến mất khi tinh thần được thư giãn và cảm giác lo lắng, căng thẳng không còn.
  • Thiếu máu não: Tình trạng đau nửa đầu vai gáy bên phải hay bên trái được xác định là phản ứng của não đối với hiện tượng thiếu oxy do thiếu máu não. Những cơn đau xảy ra do thiếu máu não thường không quá dữ dội. Tuy nhiên cơn đau thường xảy ra đồng thời với tình trạng suy giảm trí nhớ, ù tai, chóng mặt, nhức mỏi vai gáy, tê bì đầu ngón tay, dễ mất thăng bằng.
  • Sốt, cảm cúm, cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời tiết: Sốt, cảm cúm, cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời tiết đều là những nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải tình trạng đau nhức nửa đầu vai gáy bên phải. Ở trường hợp này, cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc nhói lên khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy bên phải là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, triệu chứng đau nửa đầu vai gáy bên phải có thể thường xuyên xuất hiện khi bạn mắc phải một trong những bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Bệnh đau nửa đầu Migraine: Tương tự như cơn đau xảy ra ở bên trái, triệu chứng đau nửa đầu vai gáy bên phải cũng có thể xảy ra khi bạn mắc chứng bệnh đau nửa đầu Migraine. Đây là một bệnh lý thần kinh xảy ra phổ biến. Cơn đau do bệnh đau nửa đầu Migraine gây ra thường xuất hiện đồng thời với một số biểu hiện nghiêm trọng khác. Cụ thể như chóng mặt buồn nôn, đau giật nhói từng cơn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng, mỗi cơn đau thường xảy ra và kéo dài từ 4 – 72 giờ.
  • Bệnh u não: Tình trạng đau nửa đầu sau gáy bên phải có thể là một trong những hệ quả của bệnh u não. Khi một hoặc nhiều khối u hình thành và phát triển bên trong vỏ não sẽ tác động và tạo áp lực lên dây thần kinh tồn tại trong não. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức. Lâu ngày khiến cơ thể suy nhược và hình thành một số biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Bệnh đau dây thần kinh chẩm: Bệnh đau dây thần kinh chẩm thể hiện cho tình trạng dây thần kinh chẩm bị viêm hoặc bị tổn thương. Từ đó gây ra hiện tượng đau rát bỏng liên tục. Thông thường cơn đau sẽ bắt đầu từ nền hộp sọ. Một thời gian sau cơn đau có thể chạy dọc theo phần đầu bên phải. Khi bị đau dây thần kinh chẩm da đầu sẽ rất nhạy cảm. Điều này khiến bệnh nhân thường có cảm giác đau nhói, khó chịu khi chải tóc.
  • Bệnh đột quỵ: Đột quỵ là hiện tượng quá trình cung cấp máu cho não của các mạch máu đột ngột bị ngưng trệ. Điều này tác động và khiến lượng oxy lên não bị giảm một cách đột ngột. Từ đó khiến các tế bào não không được nuôi dưỡng, yếu và chết đi dẫn đến tình trạng tê cứng, đau nửa đầu vai gáy, nói líu lưỡi, trường hợp nặng có thể đột tử.
Đau nửa đầu vai gáy bên phải
Đau nửa đầu vai gáy bên phải

Tình trạng đau nửa đầu vai gáy có nguy hiểm không?

Cơn đau đau nửa đầu vai gáy thường không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó người bệnh có thể kiểm soát cơn đau bằng một số biện pháp chăm sóc tại nhà.

Đối với những trường hợp đau do áp dụng tư thế ngủ sai, làm việc ở một tư thế trong thời gian dài, thời tiết thay đổi, căng thẳng kéo dài hoặc do một số nguyên nhân cơ học khác, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau bằng cách, loại bỏ thói quen xấu, duy trì thói quen sinh hoạt tốt kết hợp với biện pháp chườm nóng / chườm lạnh và chế độ ăn uống phù hợp.

Tuy nhiên đối với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy phát sinh do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần đến cơ sở y tế và nhờ đến sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu không kịp thời kiểm soát, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Phương pháp chẩn đoán đau nửa đầu vai gáy

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy và mức độ nguy hiểm, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát và kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra để kết quả chẩn đoán trở nên chính xác hơn, loại bỏ nguyên nhân gây đau là các bệnh lý, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể như:

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Xét nghiệm máu…

Đau nửa đầu vai gáy được điều trị như thế nào?

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, vị trí đau (trái, phải) và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, tình trạng đau nửa đầu vai gáy có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể giảm đau bằng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Đối với trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc để cắt giảm cơn đau.

1. Sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu vai gáy

Để làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của những cơn đau, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với một số loại thuốc điều trị khác.

Thông thường, sau khi xem xét nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn giảm đau và chữa bệnh bằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị sau:

Thuốc điều trị ngắt cơn

Thuốc điều trị ngắt cơn được sử dụng trong quá trình chữa đau nửa đầu vai gáy bao gồm thuốc giảm đau không chứa steroid như diclofenac, indometacin, aspirin và một số loại thuốc khác.

Đối với những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét tá tràng, đau dạ dày… bệnh nhân sẽ được xem xét sử dụng paracetamol thay vì sử dụng thuốc giảm đau không chứa steroid.

Các loại thuốc giảm đau thông thường không chứa steroid có tác dụng kiểm soát tốt tình trạng đau nhức nửa đầu vai gáy. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ phù hợp với những trường hợp có cơn đau từ nhẹ đến trung bình, nguyên nhân gây bệnh không quá phức tạp, cơn đau không thường xuyên xuất hiện và thời gian xảy ra ngắn.

Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị ngắt cơn được liệt kê dưới đây:

  • Ergotamin

Tác dụng chính của thuốc Ergotamin là làm co mạch và ngăn ngừa mất trương lực động mạch. Vì thế việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng đau vai gáy và đau nửa đầu.

Tuy nhiên do có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, thuốc Ergotamin chỉ được xem xét và sử dụng khi cơn đau không được kiểm soát bởi các loại thuốc giảm đau thông thường. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc Ergotamin quá 7 ngày, liều lượng và cách sử dụng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với những trường hợp không thể sử dụng Ergotamin đường uống, bác sĩ có thể yêu cần bạn sử dụng thuốc dưới dạng viên đạn đặt trực tràng. Ngoài ra, thuốc Ergotamin không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân bị suy tuần hoàn ngoại vi, xơ vữa động mạch hoặc mắc bệnh tim, người bị suy gan nặng, phụ nữ mang thai…

  • Naproxen

Naproxen thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Loại thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Từ đó cải thiện tốt tình trạng đau nhức.

Tuy nhiên thuốc Naproxen không được chỉ định điều trị cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, bệnh nhân bị hen suyễn, người có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày.

  • Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid. Tương tự như Naproxen, loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của prostaglandin và nhiều chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm khác. Điều này làm suy giảm khả năng cảm thụ của hệ thống dây thần kinh với một hoặc nhiều chất gây viêm như serotonin và bradykinin. Từ đó giúp giảm đau.

Giống như các loại thuốc kháng viêm không steroid, thuốc Ibuprofen không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, chức năng thận, phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày…

Thuốc điều trị ngắt cơn
Sử dụng thuốc điều trị ngắt cơn kiểm soát cơn đau nửa đầu vai gáy

Nhóm thuốc điều trị dự phòng

Nhóm thuốc điều trị dự phòng thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng cho những trường hợp nặng với mục đích phòng ngừa cơn đau tái phát.

Một số loại thuốc điều trị dự phòng thường được sử dụng gồm:

  • Flunarizin

Flunarizin có tác dụng ức chế sự hình thành và tích tụ ion trong tế bào thần kinh và phòng ngừa bệnh đau nửa đầu vai gáy tái phát. Ngoài ra loại thuốc này còn có khả năng cải thiện tình trạng chóng mặt do những vấn đề xảy ra ở trung ương thần kinh.

  • Pizotifen

Thuốc Pizotifen được sử dụng với mục đích chống lại sự tăng cường của bradykinin, serotonin và một số hoạt chất trung gian hóa học khác. Từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát tình trạng đau nhức.

Do Pizotifen có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân bị tăng nhãn áp, phụ nữ mang thai và nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra để đảm bản an toàn, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng với cách dùng và liều lượng do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

  • Dihydroergotamin

Dihydroergotamin là một trong những loại thuốc điều trị dự phòng được sử dụng phổ biến. Bởi loại thuốc này có tác dụng điều trị và phòng ngừa cơn đau nửa đầu vai gáy tái phát nhờ khả năng ức chế hoạt chất trong gian serotonin.

Tương tự như các loại thuốc điều trị dự phòng khác, thuốc Dihydroergotamin chống chỉ định cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nặng, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú hoặc đang mang thai. Bởi tác dụng phụ của nhóm thuốc điều trị dự phòng xảy ra phổ biến hơn ở nhóm đối tượng này.

Ngoài những loại thuốc nêu trên, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng để điều trị bệnh. Điển hình như thuốc amitriptylin. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và an thần nhẹ, phù hợp với những trường hợp cơn đau xuất hiện dai dẳng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.

Đối với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy kèm theo tình trạng cứng cơ, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc giãn cơ để kiểm soát tình trạng này.

2. Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Đối với những trường hợp nhẹ, tình trạng đau nửa đầu vai gáy không thường xuyên xuất hiện hoặc xuất hiện do nguyên nhân cơ học, người bệnh có thể cải thiện cơn đau bằng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

Cải thiện tình trạng co cứng khớp và giảm đau bằng biện pháp chườm nóng

Chườm nóng là một biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp. Nhờ có nhiệt độ thích hợp, biện pháp này có tác dụng kích thích khí huyết lưu thông, giảm đau, tan máu bầm.

Ngoài ra việc sử dụng biện pháp chườm nóng còn giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng co cứng khớp và kích thích quá trình làm lành những tổn thương sau 48 giờ.

Cải thiện tình trạng co cứng khớp và giảm đau bằng biện pháp chườm nóng
Cải thiện tình trạng co cứng khớp và giảm đau bằng biện pháp chườm nóng

Chuẩn bị:

  • Khăn bông mềm hoặc chai thủy tinh

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 500ml nước
  • Để nguội bớt (còn 75 độ C), thấm ướt khăn trong nước ấm, sau đó vắt cho khô
  • Chườm trực tiếp khăn bông lên những khu vực đang bị đau và co cứng khớp
  • Hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh
  • Đậy kín nắp, nhẹ nhàng lăn chai thủy tinh lên vùng vai gáy và nửa đầu bị đau
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện.

Biện pháp chườm lạnh kiểm soát cơn đau

Bệnh nhân bị đau nửa đầu vai gáy có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh mỗi ngày để giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm. Bởi nhiệt độ thấp từ biện pháp này có khả năng giảm đau và gây tê tại chỗ. Đồng thời ngăn ngừa và điều trị tình trạng sưng viêm.

Tuy nhiên không giống như chườm nóng, biện pháp chườm lạnh không phù hợp với những bệnh nhân bị đau nửa đầu vai gáy kèm theo tình trạng co cứng khớp.

Chuẩn bị:

  • Một vài viên đá lạnh
  • Túi vải.

Cách thực hiện:

  • Cho đá lạnh vào túi vải
  • Áp túi này lên những khu vực đang bị đau
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện.

Cách sử dụng lá ngải cứu và muối hạt điều trị đau nửa đầu vai gáy

Tác dụng:

  • Chống viêm, cải thiện tình trạng co cứng khớp
  • Giảm đau
  • Kích thích quá trình làm lành tổn thương
  • Làm giảm cảm giác sưng tấy.

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu
  • Muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sao nóng ngải cứu cùng với muối hạt
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải
  • Chườm trực tiếp túi vải lên những khu vực đang bị đau và co cứng khớp
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện.
Cách sử dụng lá ngải cứu và muối hạt điều trị đau nửa đầu vai gáy
Cách sử dụng lá ngải cứu và muối hạt điều trị đau nửa đầu vai gáy

Cách cải thiện tình trạng đau nửa đầu vai gáy bằng hạt gấc ngâm rượu

Tác dụng:

  • Kháng viêm, giảm đau
  • Kích thích quá trình làm lành tổn thương
  • Cải thiện tình trạng sưng và co cứng khớp
  • Hỗ trợ điều trị những vấn đề, bệnh lý liên quan đến xương khớp.

Nguyên liệu:

  • 1 quả gấc chín
  • Rượu trắng 45 độ
  • Bình thủy tinh đựng rượu có nắp đậy.

Cách thực hiện:

  • Bổ đôi quả gấc chín và tách lấy phần hạt
  • Loại bỏ màng bao quanh hạt, sau đó mang đi phơi khô
  • Sử dụng dao nhẹ nhàng tách đôi hạt gấc
  • Cho hạt gấc vào bình thủy tinh, rót rượu cho đến khi ngập phần hạt
  • Đậy kín nắp bình rượu và đặt bình ở những nơi khô ráo
  • Ngâm từ 7 – 10 ngày thì có thể mang ra sử dụng
  • Khi cần, lấy một lượng vừa đủ rượu hạt gấc xoa đều lên vùng vai gáy và vùng đầu
  • Sử dụng lực từ các ngón tay và bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp những vị trí bị đau nhức trong 10 phút
  • Người bệnh kiên trì áp dụng cách cải thiện tình trạng đau nửa đầu vai gáy bằng hạt gấc ngâm rượu từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Sau 3 – 5 ngày người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý an toàn:

  • Hạt gấc có độc. Chính vì thế rượu hạt gấc chỉ nên được sử dụng ngoài ra, không được uống để tránh gây ngộ độc.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau nửa đầu vai gáy

Để phòng ngừa cơn đau nửa đầu vai gáy xuất hiện, bạn nên xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt cùng chế độ ăn uống phù hợp.

  • Tránh ngồi trước quạt hoặc máy điều hòa. Đặc biệt không để luồng gió lạnh từ những thiết bị này tác động trực tiếp vào đầu và vai gáy.
  • Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng sức chịu đựng và sự dẻo dai. Đồng thời phòng ngừa đau và tình trạng co cứng khớp xuất hiện. Bơi lội, yoga, đi bộ, chạy bộ đều là những bài tập rất tốt cho sức khỏe xương khớp.
  • Đối với những người ngồi nhiều, ngồi lâu, tay gõ máy tính như nhân viên văn phòng hoặc tài xế lái xe, bạn nên đi lại và vận động nhẹ mỗi 2 giờ một lần.
  • Tránh giữ cố định từ một đến hai tư thế ngủ suốt đêm, không nằm gối cứng hoặc không gối đầu quá cao.
  • Giữ ấm vùng đầu và cổ vai gáy khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc mùa đông kéo dài.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không lao động và làm việc quá sức.
  • Luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực, giúp tinh thần được thư giãn, giảm cảm giác lo lắng, buồn rầu và căng thẳng bằng cách nghe nhạc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, du lịch, ngồi thiền hoặc tập luyện yoga.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, vitamin, canxi, chất chống oxy hóa để nâng cao sức khỏe xương khớp, hỗ trợ sự phát triển và kích thích quá trình làm lành tổn thương sụn, cơ, xương và khớp. Đồng thời nâng cao sự dẻo dai, sức bền và phòng ngừa một số bệnh lý nguyên nhân như thiếu máu não, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây viêm và làm nặng hơn tình trạng đau nhức. Cụ thể như: Thực phẩm quá mặn hoặc nhiều đường, thức ăn đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa chất bảo quản…
Luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực, giúp tinh thần được thư giãn
Luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực, kiểm soát căng thẳng và giúp tinh thần được thư giãn

Đau nửa đầu vai gáy xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm bệnh lý, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Từ đó giúp phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

4.5/5 - (44 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *