Dấu hiệu áp xe tuyến sữa sau sinh và cách xử lý

Áp xe tuyến sữa sau sinh là nỗi lo của nhiều phụ nữ hiện nay. Bệnh sẽ gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không phát hiện sớm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết áp xe tuyến sữa là gì và cách xử lý tình trạng này như thế nào. 

Áp xe tuyến sữa sau sinh là gì?

Áp xe tuyến sữa sau sinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở chị em trong giai đoạn cho con bú. Tắc tuyến sữa khiến sữa ứ đọng lại bên trong bầu ngực lâu dần dẫn đến áp xe. 

Theo các chuyên gia, tắc tia sữa từ 6 – 7 ngày sẽ dẫn đến tình trạng áp xe. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng và sức đề kháng của mỗi người mà thời gian áp xe tắc tia sữa sẽ khác nhau. 

Ap-xe
Áp xe tắc tuyến sữa là bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ khi đang cho con bú

Khi áp xe to lên đến một mức độ nào đó, áp xe sẽ tự vỡ hoặc chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài. Người mẹ sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức ngực, có thể kèm theo sốt cao, lạnh toàn thân, cơ thể xanh xao, suy nhược. 

Trong thời gian này người mẹ không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé bú bên không bị áp xe. 

Mang thai được 14 tuần, anh mời chị đi nhà hàng sang trọng ăn một bữa thật ngon, rồi nói: “Bỏ đứa bé đi em, chúng mình còn trẻ”. Chị nuốt nước mắt vào trong, gật đầu mà không ngờ rằng điều đó đã bắt đầu chuỗi bi kịch của đời chị và hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn của chị tưởng như phải kéo dài bất tận…

Tình trạng áp xe tắc tuyến sữa sau sinh nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề. 

Đầu tiên có thể kể đến là bé không có đủ sữa mẹ để bú và bé sẽ rất yếu ớt và không có sức đề kháng tốt. Bên cạnh đó, áp xe vú có thể đi vào máu và lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. 

Tại sao sau sinh lại dễ bị áp xe tắc tia sữa?

Sữa mẹ sẽ được tạo ra ở các nang sữa rồi theo các ống dẫn sữa đổ về các nang chứa sữa. Dưới tác động bú mẹ hoặc hút sữa, sữa sẽ từ từ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy của sữa, vì một số lý do nào đó mà ống dẫn sữa sẽ bị hẹp bít lại. 

Thường là do sự chèn ép từ bên ngoài hoặc bít tắc trong lòng ống, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được mà đọng lại và vón cục. 

Khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra khiến các ống dẫn sữa trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Điều này sẽ làm chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý. 

Tình trạng này ngày càng nặng hơn dẫn đến viêm tuyến vú, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng áp xe tuyến sữa sau sinh. 

Bên cạnh đó, bà mẹ dễ bị áp xe tắc tia sữa sau sinh bởi không day đều bầu sữa để tia sữa thông ngay sau khi sinh. 

Ngoài ra, mẹ không có thói quen vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa, không vệ sinh lau rửa sạch đầu vú trước và sau khi bú là những nguyên nhân gây áp xe tuyến sữa. 

Dấu hiệu áp xe tuyến sữa sau sinh

Người mẹ có thể lưu ý một số những biểu hiện bị áp xe tuyến sữa như sau:

  • Bầu vú căng tức, đau nhức, mức độ ngày càng tăng dần khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu. Cảm giác đau sẽ tăng dần khi cử động tay, vai và ấn vào vùng áp xe.
  • Khi sờ vào vú, bạn sẽ cảm nhận được nhiều cục cứng bên trong vú. 
  • Phụ nữ sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú. 
cang-tuc-vu
Triệu chứng điển hình của bệnh là đau buốt, căng tức vú
  • Nếu khối áp xe tuyến sữa không nằm sâu bên trong tuyến vú thì phần da ngực bên ngoài sẽ sưng tấy, có màu đỏ hoặc vàng nhạt, thậm chí là hoại tử. 
  • Người bệnh sẽ bị sốt từ 38 – 40 độ tùy tình trạng viêm nhiễm ở vú. Cùng với đó, mẹ sẽ cảm thấy rùng mình, ớn lạnh. 
  • Người mẹ sẽ bị hoại tử vú với những biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như tụt huyết áp, cơ thể xanh xao suy nhược, hạch bạch huyết sưng, ổ áp xe có thể bị vỡ và chảy mủ hôi. 

Có thể thấy, áp xe vú tắc tuyến sữa thường có những triệu chứng rất dễ nhận biết. Chị em phụ nữ nên chú ý và cẩn trọng với những dấu hiệu trên và thăm khám sớm nhất nếu mắc bệnh. 

Cách xử lý khi bị áp xe tuyến sữa

Dưới đây là những cách phổ biến chị em phụ nữ có thể áp dụng khi bị áp xe tuyến sữa:

Chữa áp xe tuyến sữa bằng thuốc Tây

Khi bị áp xe tuyến sữa một tuần trở lên mà không điều trị, các mô sẽ bị hoại tử và hình thành túi mủ bên trong bầu ngực. 

Khi bị bệnh, người mẹ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm nhiễm để điều trị như:

  • Thuốc Ibuprofen: Đây là loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. Bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm đau và hạ sốt nhanh. Thuốc này có thể được sử dụng cho phụ nữ cho con bú nhưng không nên quá lạm dụng thuốc. 
  • Thuốc Paracetamol: Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng do áp xe gây ra. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng thuốc quá nhiều vì có thể gây ra tổn thương gan, dạ dày…
  • Thuốc Estradiol 2mg: Đây là thuốc nội tiết tố nữ giúp bổ sung estrogen cho cơ thể. Lượng estrogen tăng cao sẽ làm giảm sự tiết sữa và giảm áp lực lên bầu ngực. 
  • Thuốc Parlodel 2,5mg: Thuốc Parlodel là thuốc kháng sinh có thể ức chế prolactin. Thuốc này có tác dụng làm giảm sự tiết sữa trong thời gian bị tắc sữa. 

Thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Xử lý áp xe tuyến sữa bằng chích rạch khối áp xe

Khi bệnh áp xe tuyến sữa đã hình thành mủ, người bệnh sẽ được chỉ định chích rạch áp xe để lấy mủ ra bên ngoài. Phương pháp rạch áp xe được tiến hành như sau:

  • Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch sát trùng Betadine và sát trùng rộng vùng áp xe từ bên ngoài. Sử dụng khăn vô trùng để bao bọc xung quanh vùng phẫu thuật. 
  • Bác sĩ sẽ xác định khối áp xe và tìm ra chỗ da mềm nhất rồi rạch một đường chéo nan hoa trên khối áp xe với tâm là núm vú. 
  • Bác sĩ sẽ dùng kẹp nhỏ hoặc đầu ngón tay phá nát các khối áp xe thông nhanh để mủ chảy ra. Đặt một gạc con trong ổ áp xe để lưu dẫn mủ ra và lấy ra sau 12 giờ. 
  • Người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh sau điều trị. Nếu có những biến chứng bất thường thì bạn nên thông báo cho bác sĩ và xử lý kịp thời. 

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh

Đông y xếp bệnh áp xe tắc tuyến sữa vào phạm vi chứng nhũ ung. Bệnh xảy ra do khí uất, can thấp và cho con bú không đúng cách. Để điều trị triệt để bệnh, người mẹ cần phải thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi sữa từ các nguyên liệu thuốc Đông y. 

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh áp xe tuyến sữa mà bạn có thể áp dụng:

  • Bài thuốc uống: Bồ công anh, ngưu bàng tử, kinh giới tuệ, sài hồ bắc mỗi vị 12g, trần bì, hoàng cầm, liên kiều, hương phụ mỗi vị 8g, cam thảo, tạo cảm thích mỗi vị 4g. Bạn sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang thuốc.
  • Bài thuốc đắp: Hương phụ dạng bột 40g, xạ hương 12g, bồ công anh 50g. Bạn trộng đều tất cả các vị thuốc trên rồi sắc lấy nước bỏ bã, đun sôi cho đến khi thuốc đặc rồi đắp vào vú mỗi ngày 1 lần để điều trị bệnh. 

Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị, người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán đúng mức độ bệnh. Hơn nữa, bạn cần tuân thủ liều lượng thuốc để tránh lạm dụng và gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. 

Mẹo dân gian chữa tắc tuyến sữa bị áp xe

Sử dụng các loại thuốc Tây y, Đông y để chữa bệnh thì khá nguy hiểm cho phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng các dược liệu thiên nhiên để chữa áp xe tắc tuyến sữa ngay tại nhà. 

Đinh lăng

Đinh lăng là một trong những bài thuốc chữa áp xe tắc sữa hiệu quả mà chị em có thể áp dụng ngay tại nhà. Đinh lăng có chứa nhiều dưỡng chất như hơn 20 loại axit amin, tinh dầu, các loại vitamin nên có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. 

Bạn dùng 30 – 40g rễ đinh lăng sắc cùng với 500ml nước. Khi nước còn 250ml, bạn nhắc xuống và uống thuốc ngay khi thuốc còn nóng. Người bệnh uống liên tục trong 2 đến 3 ngày để điều trị bệnh. 

Đu đủ xanh

Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc có thể áp dụng tại nhà để chữa bệnh áp xe tắc tia sữa. Trong đó, đắp đu đủ xanh là một trong những cách làm khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao. 

Bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ đu đủ rồi cắt thành từng lát mỏng. Bạn nướng đu đủ lên cho nóng rồi bọc vào một miếng vải thật mỏng. Bạn đắp lên ngực cho đến khi đu đủ nguội dần. Người bệnh có thể áp dụng cách này từ 1 – 2 lần mỗi ngày để thông tuyến sữa. 

cach-chua-tac-tia-sua-bang-du-du-xanh
Đắp quả đu đủ xanh có tác dụng thông tắc tuyến sữa

Tuy nhiên, đối với trường hợp bị áp xe tắc tuyến sữa nặng, chị em phụ nữ không nên tự ý chữa tại nhà mà cần đến bác sĩ thăm khám để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. 

Bấm huyệt chữa tắc tia sữa

Bấm huyệt tại một số huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng thông huyết, hoạt huyết, tránh ứ đọng và giúp tia sữa lưu thông dễ dàng. Người bệnh có thể thực hiện bấm ở một số huyệt đạo như sau:

  • Huyệt dịch môn: Huyệt có vị trí ở giữa kẽ tay của ngón áp út và út. Bạn ấn vào huyệt để tạo cảm giác đau nhẹ là được. Mỗi ngày bạn thực hiện xoa bóp từ 1 – 2 lần mỗi lần 3 phút. 
  • Huyệt ốc ế: Huyệt có vị trí ở bờ xương sườn 6, từ núm ti hướng lên và cách trục chính giữa ngực khoang 7cm. Bạn dùng ngón tay day ấn mạnh vào huyệt này. 
  • Huyệt nhũ căn: Khi ấn huyệt, bạn cần nâng ngực lên trên. Huyệt có vị trí ở bờ xương sườn thứ 3, cách trục giữa ngực khoảng 7cm và từ núm ti hướng lên. 

Đối với phương pháp bấm huyệt, người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà vì khó có thể xác định chính xác các huyệt vị. Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở Đông y uy tín để thăm khám và điều trị. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe tuyến sữa sau sinh

Dưới đây là một số những biện pháp phòng ngừa áp xe tắc tuyến sữa sau sinh mà mẹ nên lưu ý:

  • Massage nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng và cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh.
  • Cho con bú mỗi ngày và đúng tư thế.
  • Mẹ phải thường xuyên vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú, tránh làm núm vú bị trầy xước.
  • Cho bé bú hết sữa luân phiên hai bên núm vú và vắt sạch sữa sau khi cho con bú.
  • Nếu bị tắc tia sữa thì mẹ phải điều trị ngay tránh để bệnh diễn biến trầm trọng sang áp xe vú.
  • Không được cai sữa sớm và khi cai thì cần giảm từ từ số lượng và số lần bú. 

Với những chia sẻ trong bài viết trên, chắc chắn chị em phụ nữ đã hiểu hiểu được những dấu hiệu của áp xe tuyến sữa sau sinh và cách điều trị. Khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *