Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Áp xe vú là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Áp xe vú là một bệnh viêm nhiễm do các loại vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, bệnh áp xe vú vẫn có thể xảy ra ở nam giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh áp xe vú và cách điều trị hiệu quả. 

Áp xe vú là bệnh gì? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh?

Áp xe vú là tình trạng sưng viêm, nổi hạch, ấn vào có cảm giác đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú thông qua ống dẫn sữa, vết xây xước ở núm vú, quầng vú hoặc đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết. Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư. 

ap-xe-vu
Áp xe ở tuyến vú là tình trạng sưng viêm, nổi hạch, có dịch mủ ở vú

Áp xe vú là căn bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở nữ giới trong thời kỳ sau sinh và cho con bú. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ thừa cân, có ngực to hoặc không biết cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 

Mẹ đang cho con bú có nguy cơ cao mắc bệnh áp xe nếu có những yếu tố sau:

  • Mẹ cho con bú không đúng cách.
  • Mẹ cho con bú không đủ số lần, không đúng thời gian khiến sữa còn tích tụ trong vú.
  • Thường xuyên mặc áo ngực chật. 
  • Núm vú bị trầy xước. 

Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh trên thì hãy lưu ý những triệu chứng để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị đúng cách. 

Mang thai được 14 tuần, anh mời chị đi nhà hàng sang trọng ăn một bữa thật ngon, rồi nói: “Bỏ đứa bé đi em, chúng mình còn trẻ”. Chị nuốt nước mắt vào trong, gật đầu mà không ngờ rằng điều đó đã bắt đầu chuỗi bi kịch của đời chị và hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn của chị tưởng như phải kéo dài bất tận…

Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh áp xe vú

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe vú là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus xâm nhập. Ngoài ra, các vi khuẩn khí, trực khuẩn thương hàn, tắc nghẽn ở ống dẫn núm vú do sẹo cũng gây nên bệnh áp xe. 

Các vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập từ bề mặt da hoặc từ miệng của em bé thông qua  vết rách, lỗ mở ở ống tuyến vú để xâm nhập vào vú.

Triệu chứng của áp xe vú ở nam giới và nữ giới thường biểu hiện theo hai giai đoạn là giai đoạn khởi phát và giai đoạn tạo thành áp xe.

Giai đoạn đầu áp xe vú thường cho những triệu chứng:

  • Người bệnh bị sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ. 
  • Đau nhức dai dẳng và sâu bên trong tuyến vú.
  • Vùng da bên ngoài vẫn bình thường nếu viêm nhiễm ở sâu trong tuyến vú.
  • Nếu ổ viêm nằm trên bề mặt tuyến vú thì da sẽ biểu hiện nóng đỏ, sưng.

Giai đoạn hình thành áp xe sẽ có triệu chứng:

  • Vùng da bị áp xe trở nên căng, nóng, sưng đỏ.
  • Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm cũng tăng mạnh hơn như sốt, ho, ớn lạnh, buồn nôn. 

Áp xe vú có nguy hiểm không?

Có thể nói, áp xe vú là một bệnh lý nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và đau nhức lan sang cánh tay, bả vai.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn hình thành áp xe, toàn thân thể sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề như vùng da căng tức, nóng rát, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, chân tay yếu ớt. 

Hơn nữa, núm vú sẽ bị tụt, xuất hiện hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa sẽ có mùi hôi tanh và có lẫn mủ. 

ap-xe-vu-nguy-hiem-khong
Nếu không điều trị kịp thời, áp xe vú có thể gây ra hoại tử

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì áp xe vú sẽ tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Khi đó, tuyến vú sẽ mất chức năng tiết sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. 

Các ổ nhiễm trùng áp xe vú có thể lan sang các mạch máu và đi vào toàn bộ cơ thể. Từ đó, bệnh có thể gây ra một số những nhiễm trùng nặng trong cơ thể như suy thận, nhiễm trùng huyết và nặng hơn là hoại tử các chi. 

Bị áp xe vú phải làm sao? Cách điều trị bệnh

Bệnh áp xe vú có thể được điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, phẫu thuật. Tùy vào tình trạng và cơ địa, bạn có thể lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho phù hợp. 

Sử dụng thuốc Tây y

Khi bị áp xe vú, người bệnh phải sử dụng các loại kháng sinh để chống viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc trị áp xe vú như:

  • Thuốc Rovamycine 500mg: Đây là một loại thuốc kháng sinh họ macrolid. Thuốc có chứa hoạt chất spiramycin – chất kháng sinh chống nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và được sử dụng rất phổ biến. Thuốc này có thể được sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vì thuốc có thể gây tổn thương gan, viêm dạ dày. 
  • Thuốc Ibuprofen: Là một loại thuốc kháng viêm không steroid và ngăn ngừa cơ thể tự sản xuất các chất gây viêm nhiễm. Bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc Ibuprofen để giảm đau, hạ sốt và điều trị cảm cúm. 

Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị cụ thể. Do đó, người bệnh hãy đến bệnh viện thăm khám và không nên tự ý mua thuốc về uống khi không có hướng dẫn của bác sĩ. 

Mổ áp xe vú

Khi đã hình thành áp xe, người bệnh phải tiến hành mổ áp xe vú (tháo mủ, chích rạch áp xe vú). Theo đó, mổ áp xe vú sẽ được thực hiện như sau:

  • Đối với các áp xe ở vùng quầng vú, nông dưới da, phương pháp điều trị giống như chích nhọt. 
  • Đối với các áp xe thể tuyến, người bệnh sẽ được gây mê, rạch một đường rồi dùng ngón tay đưa vào để phá hết các vách xơ. 
  • Đối với các áp xe sau tuyến, bác sĩ sẽ rạch tháo mủ theo đường hình vòng cung ở bờ dưới, ngoài tuyến vú rồi chích tháo mủ. 

Dưới đây là các bước tiến hành chích rạch áp xe vú:

  • Sát trùng rộng vùng áp xe từ bên trong ra ngoài và sử dụng khăn vô trùng để bao xung quanh vùng phẫu thuật. 
  • Xác định vị trí khối áp xe và tìm chỗ da mềm nhất.
  • Rạch phần da ngay trên khối áp xe theo đường chéo nan hoa với tâm là núm vú. 
  • Rạch da đi thẳng vào khối áp xe để tránh làm tổn thương các vùng xung quanh gây chảy máu. Sau đó, dùng ngón tay để phá vỡ các vách của khối áp xe cho mủ chảy ra.
  • Để da hở và đặt một gạc con trong ổ áp xe lưu dẫn mủ ra ngoài, rút ra sau 12 giờ.
  • Người bệnh theo dõi các biến chứng sau khi rạch áp xe vú như chảy máu, không thoát mủ… 

Mổ áp xe vú bao lâu thì lành? Vết mổ thường có chiều từ 5 – 8cm và 2 – 3 tuần thì vết thương sẽ tạo thành sẹo. Sau khoảng 6 tuần, vết sẹo sẽ co lại rõ ràng hơn và sẽ tương đồng với màu da.

Trong thời gian 2 tuần sau khi mổ áp xe vú, nếu có dấu hiệu đau, sưng mủ thì bạn nên đến bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh gây nhiễm trùng. Tuyệt đối không được gãi lên vết mổ tránh trầy xước nguy hiểm. 

Điều trị áp xe vú bằng bài thuốc Đông y

Theo Đông y, áp xe vú thuộc chứng nhũ ung. Nguyên nhân gây bệnh là do can khí uất kết, vị khí ủng trệ, nhiệt độc tích tụ trong cơ thể hoặc do nhiễm ngoại tà mà sinh ra. 

Để điều trị bệnh áp xe vú, Đông y sẽ chữa từ căn nguyên của bệnh. Bệnh được điều trị theo cơ chế thanh nhiệt, giải độc, thông khí, đồng thời loại bỏ các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

  • Bài thuốc số 1: Bạch chỉ 12g, ngân hoa, lệ chi hạch, đương quy, lộc giác sương, quất hạch, bồ công anh mỗi vị 15g, liên kiều 10g, tạo giác thích 30g. Bạn sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành nhiều lần uống trong ngày và uống lúc còn nóng. 
  • Bài thuốc số 2: Xích thược, sài hồ, cam thảo mỗi vị 5g, liên kiều, sinh địa, xuyên sơn giáp, ngân hoa, ngưu bàng mỗi vị 10g, bồ công anh và vương bất lưu hành mỗi vị 15g. Bạn sắc uống mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong 3 – 5 thang. 
  • Bài thuốc số 3: Toàn qua lâu và kim ngân hoa mỗi vị 30g, thiên hoa phấn, hoàng cầm, liên kiều, sài hồ, ngưu bàng tử, chi tử, tạo giác thích, thanh bì mỗi vị 9g, bồ công canh 25g, cam thảo 5g. Bạn sắc uống mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần uống trong ngày. 

Để an toàn khi điều trị bệnh, người bệnh cần đến bác sĩ Đông y để khám, chẩn đoán và bốc thuốc theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kiên trì uống thuốc nhiều ngày vì thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm hơn Tây y. 

Chữa bệnh tại nhà bằng thuốc dân gian

Bệnh áp xe vú có thể được điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian thường có nguồn nguyên liệu dễ tìm và có thể thực hiện ngay tại nhà. Một số những mẹo dân gian chữa tình trạng sưng viêm, áp xe như sau: 

Đinh lăng

Theo nghiên cứu, rễ đinh lăng có chứa nhiều alcaloid, vitamin nhóm B, vitamin C, glycosid, tanin, acid hữu cơ… Đây là những hoạt chất tuyệt vời giúp rễ đinh lăng có dược tính cao. Theo đó, đinh lăng có tác dụng chữa sưng viêm vú, sốt cao, đau rát do áp xe vú gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 40g rễ đinh lăng và 3 lát gừng tươi.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu và cho vào 500ml nước sắc đến khi còn 250ml. 
  • Bạn chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày và uống khi nước còn ấm. 

Bồ công anh

Bồ công anh có vị đắng hơi ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bồ công anh có tác dụng điều trị các bệnh sưng viêm, lở loét, đau vú, áp xe…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g bồ công canh, 20g đường trắng.
  • Bạn rửa sạch bồ công anh, thái nhỏ và nấu trong 30 phút. Lọc bỏ bã và cho đường trắng vào đun đến khi sôi.
  • Bạn dùng bã đắp lên vú và nước thì uống để chữa bệnh. 

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng tốt đối với bệnh ở mức độ nhẹ. Khi bệnh áp xe đã chuyển biến nặng, bạn không nên chữa trị tại nhà mà hãy đến bệnh viện để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. 

Bị áp xe vú kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện triệu chứng cũng như hỗ trợ phục hồi sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị áp xe vú nên kiêng cữ:

  • Hạn chế các món ăn có chứa nhiều chất béo, mỡ động vật không tốt cho cơ thể và tuyến vú.
  • Không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt trâu vì chúng có chứa một hàm lượng chất đạm rất cao. 
  • Người bệnh nên cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày của mình để giảm nồng độ cholesterol trong máu. 
  • Không nên ăn các loại thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm đã qua biến đổi gen. 
  • Không hút thuốc lá, sử dụng các đồ uống có ga hoặc chất kích thích. 

Cùng với đó, người bị áp xe cần bổ sung một số loại thực phẩm như sau:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa qua quá trình sơ chế.
  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là rau cải. 
  • Bổ sung thêm nhiều loại nước ép trái cây, sinh tố mỗi ngày và uống nhiều nước.
  • Ăn các loại cá cung cấp nhiều omega 3 như cá hồi, cá thu… 

Trên đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn cho người bị áp xe tuyến vú. Dựa vào đó, bạn có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. 

Lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều, hạn chế căng thẳng lo âu.
  • Bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 
  • Uống thuốc kháng sinh, kháng nấm đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. 
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và điều trị bệnh sưng viêm tuyến vú. 
  • Đối với phụ nữ, bạn không nên cho con bú bên vú bị áp xe mà nên vắt sữa ra ngoài cho con bú để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. 

Bệnh áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Do đó, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây để phòng ngừa bệnh:

  • Sau khi sinh, mẹ nên massage nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng. Mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế.
  • Vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú để tránh nhiễm khuẩn. 
  • Phải cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không mẹ phải vắt hết sữa sau mỗi lần cho con bú.
  • Nếu có dấu hiệu bị tắc tia sữa, mẹ phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa.
  • Tránh làm nứt hoặc trầy xước núm vú vì vi khuẩn có thể xâm nhập gây ra bệnh. 
  • Bạn nên mặc áo ngực vừa vặn để tránh gây tổn thương vú.
  • Không nên cai sữa cho con sớm, khi cai sữa thì mẹ nên giảm dần số lần bú chứ không nên cai đột ngột. 

Có thể thấy, áp xe vú là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do vậy, khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa và điều trị sớm nhất. 

5/5 - (4 bình chọn)

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Ác thay, cứ 10 người phụ nữ thì có đến 9 người mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung sau sinh. Vậy, làm thế nào để các mẹ thoát khỏi căn bệnh này mà vẫn đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *