Viêm buồng trứng có thai được không? Có ảnh hưởng gì?

Viêm buồng trứng có thai được không là một trong những quan tâm hàng đầu của chị em khi chẳng may mắc bệnh. Theo các chuyên gia, viêm buồng trứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh lý và sinh sản của phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và tìm hiểu những cách điều trị hiệu quả. 

Viêm buồng trứng có thai được không?

Khi vi khuẩn, nấm tấn công vào buồng trứng, ống dẫn trứng, nếu không được điều trị kịp thời hoặc chữa không đúng cách, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí có thể gây vô sinh. 

Cụ thể, khi buồng trứng bị viêm, mức độ lành sẹo trên buồng trứng có thể bị dải dính, xơ cứng, mất chức năng nuôi dưỡng và không thể phóng thích trứng khỏe mạnh vào loa vòi. Điều này sẽ làm tăng hiện tượng vô sinh hiếm muộn ở chị em phụ nữ. 

Viêm buồng trứng vẫn có thể mang thai bình thường nhưng khả năng thụ thai sẽ thấp hơn
Viêm buồng trứng vẫn có thể mang thai bình thường nhưng khả năng thụ thai sẽ thấp hơn

Hơn nữa, viêm buồng trứng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung lên gấp nhiều lần. Mang thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì có thể bị chảy máu và đe dọa tính mạng của bà bầu. 

Tóm lại, bị viêm buồng trứng có thai được không? Câu trả lời là phụ nữ VẪN CÓ THỂ MANG THAI, nhưng gặp khó khăn để thụ thai tự nhiên, dẫn đến khả năng mang thai sẽ thấp hơn bình thường. Những trường hợp viêm buồng trứng nặng thì nguy cơ vô sinh hiếm muộn là điều không thể tránh khỏi. 

Cách điều trị viêm buồng trứng an toàn, hiệu quả

Người bệnh có thể chữa viêm buồng trứng bằng thuốc Tây y, Đông y, phẫu thuật…

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trước hết, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm lâm sàng, siêu âm tử cung và phần phụ để chẩn đoán bệnh. Qua đó, bác sĩ sẽ tìm được những vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh viêm buồng trứng. Mẫu bệnh này sẽ được nuôi cấy và tìm ra thuốc kháng sinh phù hợp.

Các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến cả trong giai đoạn cấp tính và mãn tính để điều trị bệnh là thuốc kháng sinh, phổ biến nhất là Ibuprofen và Acetaminophen. Các loại thuốc kháng sinh này có tác dụng ức chế quá trình viêm nhiễm lây lan, kháng các vi khuẩn và mầm bệnh gây bệnh. 

Trong giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc tiêm để tái tạo lại chức năng của buồng trứng.

Bệnh nhân lưu ý không được tự tiện mua các loại thuốc uống khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất bạn nên tuân thủ liều lượng, thời gian uống theo phác đồ điều trị để tránh gây nhờn thuốc và xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Chữa bị viêm buồng trứng bằng thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền viêm buồng trứng là gì? Theo Đông y, bệnh khởi phát do thấp nhiệt, đàm thấp, thận hư, tỳ hư, can uất. Để điều trị bệnh, các bài thuốc Đông y sẽ tập trung điều lý, bồi bổ tạng phủ, giải độc, điều hòa khí huyết nhằm giảm triệu chứng bệnh. 

Các bài thuốc thuốc Đông y điều trị bệnh theo cơ chế loại bỏ những triệu chứng bên ngoài đồng thời phục hồi những chức năng gan thận bên trong. Do đó, thuốc có tác dụng chữa bệnh tận gốc và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Viêm buồng trứng có thể được điều trị bằng thuốc Đông y
Viêm buồng trứng có thể được điều trị bằng thuốc Đông y

Một số bài thuốc được sử dụng chữa viêm buồng trứng như:

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Hoàng bá, hoàng liên và sa tiền mỗi loại 12g, 8g tam lăng và uất kim, 4g đại hoàng, liên kiều và tùy giải mỗi loại 16g. 
  • Cách thực hiện: Bạn cho các thuốc trên vào nồi, nấu với lửa nhỏ và đun thật kỹ. Chia nước thành 2 lần uống trong một ngày, mỗi ngày uống 1 thang và dùng liên tục trong 10 – 15 ngày. 

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Đan bì, chi tử, liên kiều, ỹ dĩ, xích thược và kim ngân hoa mỗi vị 12g, xuyên luyện tử và huyền hồ mỗi vị 10g. 
  • Cách thực hiện: Cách thực hiện tương tự như bài thuốc 1.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu: Ngưu tất và đan sâm mỗi vị 12g, nga truật, tam lăng, hạt quýt, xuyên tử luyện, hạt vải mỗi vị 8g. 
  • Cách thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu sắc cùng 5 bát nước. Đun đến khi còn lại 2 bát nước thì tắt lửa. Bạn lấy uống trong ngày và uống từ 10 – 15 ngày để điều trị bệnh. 

Trước khi điều trị bệnh bằng Đông y, bệnh nhân cần đến bác sĩ Đông y để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại thuốc phù hợp với tình trạng của mỗi người. 

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Để cải thiện tình trạng viêm buồng trứng, dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh tại nhà với nguồn nguyên liệu dễ tìm. Người bệnh có thể tham khảo và chữa trị bằng các bài thuốc dưới đây:

Rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rau có chứa một hàm lượng tinh dầu lớn. Chất này đóng vai trò như một loại thuốc kháng viêm, diệt khuẩn và điều trị bệnh viêm buồng trứng. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 300g rau diếp cá khô sắc cùng với 6 bát nước. 
  • Đun nước đến khi cạn còn ⅓ thì ngưng và chia làm hai lần uống trong ngày. 

Lá chè xanh

Dân gian lưu truyền lá chè xanh là một loại dược liệu giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm âm đạo, trong đó có bệnh viêm buồng trứng. Sở dĩ lá chè xanh có thể điều trị được bệnh này vì nó có chứa nhiều hoạt chất tiêu viêm, kháng khuẩn. Người bệnh kiên trì áp dụng uống thuốc trong vòng 1 tuần thì triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Là chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả
Là chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một nắm lá chè xanh và đun trong nước nóng. 
  • Dùng nước chè để xông hơi và vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. 

Nước muối

Sử dụng nước muối để điều trị viêm buồng trứng là cách làm đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Muối có khả năng sát khuẩn, sát trùng và giảm cảm giác ngứa ngáy. 

Cách thực hiện:

  • Bạn sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha theo tỷ lệ 9g muối và 1 lít nước. 
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch trước, sau đó dùng nước muối vệ sinh lại nhẹ nhàng. 
  • Không nên rửa sâu vào trong vì dễ làm mất cân bằng độ pH.
  • Bạn vệ sinh lại nước sạch một lần nữa rồi lau bằng khăn mềm. 

Cách điều trị viêm buồng trứng tại nhà chỉ có tác dụng đối với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh viêm buồng trứng chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính, lúc này điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ sẽ xem xét điều trị ngoại khoa kết hợp với phương pháp uống thuốc. 

Trong trường hợp bị dính buồng trứng, áp xe buồng trứng, người bệnh sẽ được nội soi ổ bụng và thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ các mô bị viêm nhiễm, tái tạo mô mới. Để biết tình trạng bệnh có cần phẫu thuật hay không, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là căn bệnh có thể tái phát lại nhiều lần. Do vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh tái phát:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm dung dịch dịu nhẹ hoặc nước muối để vệ sinh âm đạo, tránh gây kích ứng và dị ứng. 
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu vì dễ gây viêm nhiễm và mất cân bằng độ pH.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, quần lót phải mềm, thông thoáng và giặt sạch sẽ, phơi khô trước khi mặc.
  • Quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su để bảo vệ và tránh viêm nhiễm. Không được quan hệ với nhiều bạn tình vì dễ lây lan các bệnh viêm nhiễm. 
  • Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc. Không được uống rượu bia và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe. 
Phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm
Phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi viêm buồng trứng có thai được không. Khi mắc bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy kịp thời đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *