Các Loại Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Tốt Và Mới Nhất
Nội dung bài viết
Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến được chia thành hai loại chính là thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân. Các loại thuốc có tác dụng giảm viêm và làm sạch da ở người bệnh vảy nến.
Thuốc chữa bệnh vảy nến dạng bôi
Các loại thuốc bôi tại chỗ có thể tác động trực tiếp vào vùng da bệnh. Điều này có thể hỗ trợ giảm viêm, đau tại chỗ và không gây ra các tác dụng phụ trên toàn bộ cơ thể.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, thuốc thoa tại chỗ có thể được chỉ định với các loại thuốc tiêm, dạng uống hoặc quang hóa trị liệu để cải thiện các triệu chứng.
Các loại thuốc chữa vảy nến dạng thoa tại chỗ phổ biến bao gồm:
1. Thuốc bạt sừng, bong vảy
Các loại thuốc hỗ trợ bạt sừng và làm bong vảy thường có chứa Axit salicylic 2%, 3% hoặc 5%. Thuốc thường được sử dụng để chống lại hiện tượng á sừng, làm giảm các triệu chứng khô da, bong tróc vảy ở nên nhân viêm da cơ địa và bệnh vảy nến.
Tuy nhiên, các loại thuốc bạt sừng có chứa Axit salicylic thường không có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm thâm nhiễm trên nền da cứng ở bệnh nhân vảy nến mãn tính.
Bên cạnh đó, sử dụng Axit salicylic trên vùng da rộng lớn có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều thuốc và dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có thể gây kích ứng da và suy yếu các nang lông, tóc dẫn đến gãy rụng và rụng tóc tạm thời.
Ngoài ra, hiệu quả điều trị vảy nến của các loại thuốc bạt sừng cũng ở mức trung bình. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
2. Thuốc mỡ Corticosteroid
Thuốc mỡ Corticosteroid là những loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị nhiều bệnh ngoài da, bao gồm bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Thuốc có thể giảm viêm, chống ngứa và có thể ngăn ngừa việc sản xuất các tết bào da quá mức ở bệnh nhân vảy nến.
Các loại thuốc mỡ Corticosteroid phổ biến thường bao gồm:
- Flucinar
- Eumovate
- Betnovate
- Synalar
- Tempovate
- Diproson
- Lorinden
- Sicorten
Thuốc Corticosteroid nhẹ thường được khuyên dùng ở các khu vực nhạy cảm, bao gồm khuôn mặt, nếp gấp da để hạn chế các mảng da bệnh lây lan. Các loại thuốc mạnh hơn được chỉ định cho các trường hợp vảy nến tái phát, dai dẳng hoặc nghiêm trọng.
Ưu điểm của thuốc Corticosteroid tại chỗ là tác dụng nhanh và dễ sử dụng. Bên cạnh đó các nhược điểm thường bao gồm gây khô da, kích ứng, bỏng rát và làm mỏng da. Ngoài ra, lạm dụng Corticosteroid có thể dẫn đến việc kháng thuốc trong tương lai. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoắc nhân viên y tế có chuyên môn.
3. Nhựa than đá Goudron
Goudron là thuốc khử oxy có nguồn gốc từ than đá hoặc than của một số loại gỗ. Goudron được chia thành hai loại phổ biến bao gồm:
- Goudron có nguồn gốc từ việc chưng cất, thủy phân một số loại gỗ có nhựa, điển hình là nhựa thông.
- Goudron có nguồn gốc từ than đá.
Goudron là một chất lỏng có màu đen hoặc nâu sẫm, nhớt dính, mùi nhựa hoặc hắc ín đặc trưng. Thuốc có tính axit, hòa tan được trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước có tác dụng làm giảm viêm và hạn chế bong vảy ở bệnh nhân chàm – Eczema, viêm da cơ địa hoặc bệnh vảy nến.
Nhựa than Goudron được xem là một loại thuốc điều trị vảy nến hiệu quả cao. Khi bôi vào vùng da bệnh có thể làm lành tổn thương, tan vùng da thâm cứng và hạn chế tình trạng sản xuất tế bào da quá nhanh.
Goudron được bào chế ở dạng thuốc bôi, kem thoa tại chỗ và dầu gội cho trường hợp vảy nến da dầu.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây kích ứng da và sử dụng lâu ngày có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt và viêm nang lông. Ngoài ra, thuốc có mùi hắc, khó chịu, dễ vấy bẩn quần áo.
Bên cạnh đó, thuốc không được chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
4. Anthralin
Anthralin là một loại thuốc khử oxy có thể ức chế các enzym hình thành tế bào da. Thuốc có tác dụng loại vảy da, hạn chế tình trạng khô, nứt nẻ và giúp da mịn màng hơn.
Anthralin thường được chỉ định trong một thời gian ngắn. Trong hai tuần đầu, bác sĩ sẽ chỉ định Anthralin với nồng độ 0.1 – 0.3%, dùng thoa lên da trong 10 – 20 phút sau đó rửa sạch thuốc đi. Các tuần sau sử dụng thuốc duy trì 2 lần mỗi tuần.
Tác dụng phụ bao gồm gây kích ứng da và có thể vấy bẩn, gây ố bất cứ bề mặt nào chạm vào thuốc.
Khi sử dụng cần lưu ý không để Anthralin chạm vào mắt và không tắm nước ấm trong vòng 1 giờ sau khi thoa thuốc.
5. Thuốc mỡ Daivonex
Thuốc mỡ Daivonex là dạng chất tổng hợp, đồng đẳng với vitamin D có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào da. Daivonex được sản xuất dưới dạng kem dưỡng hoặc dung dịch theo tao để cải thiện các triệu chứng vảy nến nhẹ đến trung bình và được chỉ định kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Daivonex có tác dụng tốt hơn Corticoid trong việc ức chế tăng sinh tế bào da, kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng và ức chế tác dụng của tế bào lympho T. Tuy nhiên giá thành của Daivonex tương đối đắt và có thể gây kích ứng da ở những vùng da nhạy cảm.
Thuốc mỡ Daivonex được sử dụng điều trị các ca vảy nến khu trú, thường được bôi 2 lần mỗi ngày (sáng và chiều). Chỉ bôi không quá 100g mỗi tuần hoặc tương đương với 16% diện tích da trên bề mặt cơ thể. Thuốc thường có tác dụng sau 1 – 2 tuần điều trị và mang lại hiệu quả cao sau 4 – 8 tuần. Ngoài ra, không bôi thuốc vào vùng mặt, sau khi khi thoa thuốc xong cần rửa tay để tránh gây tồn đọng canxi gây thâm và cứng da.
6. Retinoids tại chỗ
Retinoids là thuốc theo toa được chiết xuất từ vitamin A tổng hợp. Thuốc có tác dụng làm giảm viêm và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây kích ứng da, tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Do đó, chú ý che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng trước khi hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh đó, không sử dụng Retinoids cho phụ nữ có thai, có ý định mang thai hoặc đang cho cho bú. Trong một số trường hợp thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc gây rối loạn phát triển ở thai nhi.
7. Thuốc ức chế Calcineurin
Các loại thuốc ức chế Calcineurin như Tacrolimus và Pimecrolimus có tác dụng giảm viêm, hạn chế tích tụ vảy da và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng sản xuất các tế bào da mới.
Thuốc ức chế Calcineurin được chỉ định điều trị vảy nến ở những vùng da nhạy cảm như xung quanh mắt. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh các nguy cơ ung thư da và ung thư hạch.
Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến dạng uống và tiêm
Nếu các loại thuốc chữa bệnh vảy nến tại chỗ không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc kê các loại thuốc uống và tiêm. Một số loại thuốc có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch và tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, sử dụng thuốc theo chỉ định và liều lượng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
1. Retinoid dạng uống
Tương tự như Retinoid dạng thoa ngoài da, Retinoid dạng uống có những dẫn xuất vitamin A có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vảy nến. Thuốc có đặc tính kháng nhiễm sừng, điều hòa tăng trưởng da, biệt hóa tế bào. Ngoài ra thuốc cũng tác động trực tiếp lên các gen của Keratin để làm chậm quá trình tăng sản biểu bì và bình thường hóa quy trình tái tạo da.
Thuốc Retinoid đường uống được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Vảy nến thông thường trên diện rộng
- Vảy nến dạng viêm khớp
- Vảy nến thể mụn mủ
- Vảy nến toàn thân
Liều dùng khuyến cáo phổ biến:
- Trong tuần đầu tiên: Sử dụng 10mg mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 20 – 25mg mỗi ngày.
- Sau khi dùng thuốc 6 – 12 tháng thì giảm liều dùng hoặc sử dụng liều duy trì để hạn chế tình trạng tái phát.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Viêm kết mạc, khô mắt, khô da, tỷ lệ khoảng 48 – 78%.
- Rụng tóc, gây ngứa da, da mỏng, viêm môi, nổi mề đay mẩn ngứa, tỷ lệ khoảng 87 – 100%.
- Khô miệng, tỷ lệ khoảng 8 – 88%.
Khi thử nghiệm trên động vật có thể gây quái thai. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có ý định mang thai hoặc đang mang thai không được sử dụng thuốc này. Ngoài ra, Retinoid có thể gây đột biến tinh trùng ở nam giới.
2. Methotrexate
Thuốc Methotrexate đường uống có thể hỗ trợ điều trị vảy nến bằng cách hạn chế sản xuất các tế bào da và ức chế tình trạng viêm da. Methotrexate thường được sử dụng như một loại thuốc hóa trị ung thư và điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
Thuốc có thể dung nạp tốt ở liều thấp nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chán ăn và mệt mỏi. Do đó, thuốc chủ yếu được chỉ định để điều trị vảy nến nghiêm trọng, vảy nến đỏ da toàn thân hoặc vảy nến bao phủ trên 50% diện tích cơ thể.
Sử dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, giảm sản xuất hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.
Ngoài ra, thuốc thường được sử dụng cho người khỏe mạnh trên 50 tuổi và không được sử dụng cho người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
3. Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch Cyclosporine là một polypeptid vòng bao gồm 11 axit amin có tác dụng ức chế chọn lọc, thường được sử dụng để phòng ngừa biến chứng ở các ca ghép tạng. Thuốc có tác dụng tương tự như Methotrexate trong việc điều trị các triệu chứng vảy nến, nhưng thuốc chỉ định trong một thời ngắn để hạn chế các tác dụng phụ.
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bao gồm:
- Vảy nến nghiêm trọng đã được điều trị bằng các loại thuốc khác nhưng không mang lại hiệu quả.
- Vảy nến thể mụn mủ.
- Viêm khớp vảy nến.
- Vảy nến toàn thân.
Chống chỉ định:
- Người có bệnh ác tính, như ung thư
- Chức năng lọc của thận không bình thường
- Cao huyết áp không kiểm soát
- Đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác, hóa trị hoặc xạ trị
Tương tự như các loại thuốc ức chế miễn dịch khác, Cyclosporine có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả ung thư.
4. Thuốc sinh học
Thuốc sinh học hay thuốc làm thay đổi hệ thống miễn dịch là các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất hiện nay. Hầu hết các loại thuốc này được sử dụng thông qua đường tiêm và được chỉ định cho các trường hợp vảy nến từ trung bình đến nghiêm trọng.
Các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến phổ biến bao gồm:
- Etanercept
- Infliximab
- Adalimumab
- Ustekinumab
- Golimumab
- Apremilast
- Secukinumab
Thuốc thay đổi hệ thống miễn dịch cần được sử dụng thận trọng và chỉ được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng các loại thuốc điều trị vảy nến khác. Thuốc có thể tác động đến hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là những bệnh nhân được sàng lọc bệnh lao.
Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến bổ sung
Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, một số loại thuốc khác có thể được sử dụng bổ sung để điều trị vảy nến như:
- Thuốc an thần tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương
- Vitamin A, C, B12, H3 và Biotin
- Thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa và các bệnh ngoài da như thuốc kháng Histamine tổng hợp và Canxi Clorua
Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có thể điều trị dứt điểm bệnh, điều này có nghĩa là bệnh có thể tái phát trong tương lai nếu gặp các điều kiện thích hợp. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Mình đỡ ở trên mặt rồi mới chia sẻ để mọi người cùng làm.
Mình bị vảy nến 5 năm rồi, không phải do di truyền, có thể là do căng thẳng về công việc quá. Đã uống 1 năm thuốc tây, nhưng phải ngừng uống thuốc vì có em bé. Sinh xong một phát là bugf lên, gãi chảy máu cả mặt, cả đầu, ngứa ngáy, trầm cảm và mất sữa nên phải cai sữa cho con sớm.
Mình đã bôi explad và uống kim miễn khang nhưng không thấy giảm nên đổi qua bôi 2 tuýp Daivonex. Người thì đỡ rồi. Đầu giảm nhưng k khó chịu lắm nên mình cũng kệ.
Nửa năm nay bùng nặng, bị cả trán, 2 bên cánh mũi và chân tóc. Đau cả khớp do không kiêng ăn hải sản, trứng, đồ tanh.
Mình đọc ở trên các hội thì thấy moih người chia sẻ hành trình trị bệnh và mình đã chọn lọc quyết tâm làm theo
Kiêng ăn tôm cua, thịt bò, da gà, trứng, sữa
Uống nhiều nước ép rau củ
Ăn chay, ăn cơm gạo lứt với mè đen và rong biển
Uống nước lá cà gai leo, chè xanh, lá vối cà nước đậu đen rang.
Uống cao an bì thang
Tắm lá khế chua, lá chè, sả, bưởi, vỏ sung. Khi nấu nước tắm cho thêm phèn chua và muối. Có thể tắm cả nước lá của an bì thang. Lau khô khi da còn ẩm bôi cao an bì thang
Gội đầu bằng cao bồ kết hoặc Lactacyd của trẻ con
Đi bộ buổi sáng, tắm nắng sáng sớm
Dùng vitamin tổng hợp
Những việc trên mình làm được 2 – 3 tháng, cải thiện rõ rệt. Mất thời gian 1 tí nhưng lành tính, an toàn, hiệu quả.
Chúc may mắn ạ!!!!
Riêng tôi chỉ bôi 15 ngày divonex và gội đầu auremer đã thấy tác dụng r.k uống thuốc gì sất, chỉ uống nhiều nước lọc vs nước đỗ đen, vảy nến h đã đã chuyển màu thâm và phai dần r
E cũng ở chỗ mũi, chỗ này bị nặng nhất á… chẳng hiểu tại sao…chỗ khác bôi còn thấy đỡ mà mũi thì cứ bong xong lại đỏ 🙁
Mình cũng thấy cánh mũi là chỗ khó lành cực kì. Chân thì dễ lành nhất. Chịu khó uống, bôi, ngâm 1 thời gian nữa đi b.
Èo nghe như quảng cáo nhỉ Tuệ Mẫn
Bạn ơi, b đừng nói như vậy.
Mình k bán j và mình cũng bị bệnh nhiều năm nay rồi
Mình từng chữa trị nhiều nơi, tắm lá, bôi thuốc dân tộc các kiểu nhưng k ổn.
Giờ mình dùng thuốc an bì thang thì thấy ổn nên chia sẻ. Chứ mình k ép ai dùng. Sản phẩm nào thì cũng có người hợp, người k hợp. Nên bạn đừng cm kiểu thế.
Mong sao khỏi bệnh là tốt. Có bệnh thì vái tứ phương, thuốc thì chả bán, chứ ai cho không, miễn là chữa khỏi và đừng lừa dối nhau là được…
Xin chào 500 ace, em có 1 công thức trị vẩy thành công, khỏi bệnh được 10 năm nay như sau: công thức truyền miệng nên k có kiều lượng chính xác mà theo kinh nghiệm của em:
– 2 kí vỏ cây sung (bóc phần vỏ thân hoặc cành sung)
– 0,5gr phèn chua
– 20 lá trầu không
– 1 ít muối hạt
– 1 cái bít tất
Nấu vỏ cây sung với nước và phèn chua, để sôi tầm 15p thì bỏ lá trầu và muối vào đun thêm 5p nữa, tắt bếp để nguội rồi lấy nước. Mình tắm nước cho sạch sẽ rồi thoa nước vỏ sung lên chỗ bị vảy nến để vậy cho khô, có thể để qua đêm rồi sáng tắm lại luôn.tắm tầm 2-3 lần/tuần, thấy vảy nên khô dần sẽ lành.
Bạn ơi 0.5 gam phèn chua thì có ít quá k bạn ơi???? Bạn đun xâm xấp nước thôi hay cho ngập hết ạ?
Cho ngập nước ạ, bữa mình bốc 1 nhúm chứ k cân chính xác, ước chừng là thế.
Nói chung vảy nến chữa hay dùng thuốc, kem gì cũng vậy, tuỳ người hợp, nên kinh nghiệm cho thấy cứ thử trước trên 1 vùng da để xem kết quả đã
Con em mới 11 tuổi mà đã bị bệnh vẩy nến, điều trị bác sĩ Da Liễu 1 năm nay mà không hết, bệnh ngày càng lan rộng ra.Em buồn quá mà không biết giúp con như thế nào, giá mà có thể mang bệnh thay cho con. Em đang thử mấy phương pháp tắm lá trầu không với lá khế chua, uống lá lốt đun mà nghe có vẻ tiến triển chậm quá.
Bạn Mắt Biếc ơi, tắm không không ăn thua đâu bạn, mình biết chỗ có bác sĩ Vĩ Văn Thái nguyên là giám đốc y dược Quảng Ninh bác chữa bệnh vẩy nến nhiều người khỏi lắm bạn ak. Cháu mình cũng bị vẩy nến khám ở đây được năm nay rồi mà không thấy bị tái phát lại nữa mà. trước cháu mình cũng nghe người ta mách là tắm lá trầu ấy cũng tốt nhưng chỉ ở thể nhẹ thôi rồi lại tái phát lại không ăn thua đâu bạn. Mà bị bệnh này chữa trị phải ít nhất 3 tháng, chữa phải kiên trì và theo chế độ ăn uống của bác Sĩ nữa, dùng bài thuốc thanh bì dưỡng cam thang không được nóng vội đâu bạn. Khổ bệnh này người lớn bị còn không chịu được nữa là trẻ con.
Bác sĩ Vi Văn Thái khám chỗ nào Quảng Ninh thế bạn? Mẹ mình cũng bị chân tay ngứa rát gãi chẩy cả máu ra, ngâm hết nước nọ nước kia không ăn thua gì cả, mấy tháng nay rồi vào mua đông còn bị nặng hơn, mất ăn mất ngủ người gầy cả đi. Nhìn mẹ bị cũng dẫn đi da liễu rồi về lại tái lại không biết chữa đâu cho khỏi. Tiền mất tật mang ăn rồi chỉ đi chữa thôi mà không biết chỗ nào tốt để khám.
Hiện tại bác đang làm việc tại http://www.khoedep360.com/thuoc-dan-toc-cn-quang-ninh-dia-chi-chua-benh-bang-dong-y-tot-nhat-o-ha-long.html địa chỉ này bạn nhé . Bạn đưa mẹ đến sớm đi không bị nặng ra biến chứng thì còn khổ hơn ấy.
Bạn Ngọc Lan ơi, chỗ bác có khám ngoài bệnh vẩy nến ra còn bệnh gì nữa không bạn. Bà ngoại tớ bị mất ngủ mà uống thuốc an thần chỉ được thời gian thôi, người gầy nữa mệt mỏi tớ muốn mua thuốc bổ cho bà thì ở đây bác sĩ có sắc thuốc không bạn.,
Bạn Dũng ơi. bác có bạn nhé ở đây sắc thuốc cho khách miễn phí luôn vì hôm mình dẫn mẹ mình đến thấy nhân viên bên ấy sắc thuốc cho khách mà ở đây nhân viên phục vụ với bác sĩ thân thiện lắm bạn ạ. Bác chữa cả bệnh xương khớp, các bệnh về da, viêm xoang, dạ dày,…. nói chung là nhiều bệnh bạn ạ. bạn cứ đến xem bác tư vấn cho nhé.
Cám ơn những chia sẽ của các bạn .Mai mình sẽ đưa mẹ đến luôn
Mình thích những b chia sẻ thật tâm như b. Nhiều ng chia sẽ bài thuốc mà cứ bảo inbox phát mệt á. Người bệnh đã khổ lắm rồi. Ai biết cách thì chia sẻ giúp chứ bán thuốc tùm lum khổ người bệnh lắm. Tiền mất tật mang
Thanksssss
Mình đã thử và rất ưng
Em chào cả nhà. Em có người chị họ bị bệnh vẩy nến hiện tại tới nay đã 6 năm rồi, bệnh k quá nặng, chỉ nổi nhiều ở tay chân. Chị í cũng đã đi rất nhiều nơi để chữa và tốn không ít tiền rồi mà k khỏi. Theo em tìm hiểu thì vẩy nến chỉ có thể bớt đi, k khỏi hẳn. Hiện tại chị í đang duy trì bôi thuốc an bì thang 2 lần/ngày, uống thuốc an bì thang 2 lần/ngày và ngâm rửa cũng thuốc này 1 lần/ngày trước khi ngủ, duy trì cũng khá lâu rồi và thấy đỡ hẳn.
Mình đang nuôi con nhỏ. Dùng k bị hại sữa. Con vẫn tăng cân đều.
mình ở hà nội, ox t bị vẩy nến thể mảng đến nay là 10 năm r. Đi khám da liễu tư khám hẳn trưởng khoa đượcbảo là bệnh này k chữa đc nhưng nếu duy trì ăn uống sinh hoạt điều độ thì sống chung với nó k hẳn khó. 1 đơn thuốc ở viện này lấy giá rất cao k bao giờ dưới 4tr đấy là cách đây 6 năm ox mình đi khám ở da liễu tư. Bây giờ chắc cao hơn nhiều r. Tất cả thuốc họ cho đều có thành phần corticoid chất độc bảng B. Gây ức chế miễn dịch khỏi rất nhanh nhưng phát lại thì nặng hơn rất nhiều
Chuẩn. Dùng corticoid nhanh khỏi nhưng bạn dùng nhiều da sẽ bị đốm trắng như bệnh bạch biến đấy . Giá thuốc không rẻ đâu. Bác sĩ cũng nói trc là k nên dùng thuốc này lâu dài. Bạn thử dùng bài thuốc An bì thang trị vẩy nến của trung tâm da liễu đông y việt nam xem. Thấy nhiều ng khen.
t bị vẩy nến đến nay cũng đã 15 năm. Nhưng chỉ bị lên 1 đến 2 nốt trên người, cứ như vậy suốt nhiều năm rồi. Cứ vết kia mọc lên thì vết này lại lặn đi. cho hỏi là Có khi nào, đến 1 lúc nào đó nó sẽ bùng ra toàn thân k ạ? Đã có ai bị như thế mà giờ bị nặng chưa ạ?
Bây giờ vẫn còn nhẹ, nhưng nếu k quản lý tốt sau này rất dễ lan rộng, thậm chí toàn thân. Vì thế bạn nên điều trị ngay lúc này. An bì thang cũng có thể là lựa chọn tốt nếu bạn tin dùng vào y học cổ truyền.
Thuốc bao gồm 3 chế phẩm: Cao uống, cao bôi, thuốc ngâm.
Bạn dùng cả 3 mỗi ngày, liên tiếp trong vòng 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Mình thấy 1 số người nói là an bì thang lừa đảo. Khi mình hỏi thì được trả lời là dùng được 1 tháng thấy giảm hẳn thì ngừng dùng. Ngừng được 1 – 2 tuần thì thấy vẩy nến lại nặng lên. Thực chất đây là do chính bản thân người dùng. bạn phải dùng đúng lộ trình mà bác sĩ đưa ra tầm 2 – 3 tháng thì bệnh mới được trị dứt. Trong 1 tháng đầu chỉ là thời gian cho cơ thể làm que với thuốc để phục hồi chức năng đào thải độc tố thôi. Từ tháng thứ 2 và thứ 3, thậm trí còn lâu hơn mới là thời gian trị bệnh và ngừa tái phát. Khi dùng đúng liệu trình người bệnh sẽ thấy kết quả khác hẳn.
mua thuốc Dibetalic thoa ngày hai lần là đỡ ngay bạn nhé
Minh bôi loại dibetalic chỉ ngừng tạm thời thôi, chỉ dừng thuốc lại bị b ạ. Nhưng chuẩn sang an bì thang thì dùng hết 3 tháng thuốc là cũng tịt luôn, năm rưỡi rồi chữa thấy bị lại
Mọi người ơi e cũng bị vảy nến nhưng không thấy ngứa. nó chỉ nổi lên ở da đầu và vài chỗ nhỏ xíu xiu thôi ah
Có cách nào trị giảm bớt hoặc cho nó k lây lan nhiều đc k vì e đã bị cả chục năm nay r ạ
Mình nghĩ là bạn bị viêm da tiết bã da đầu chứ k phải vảy nến. Cái này bạn phải dưỡng ẩm cho da đầu hạn chế gãi thì mới nhanh khỏi đc
Thực ra qua tìm hiểu mình biết được viêm da dầu hay viêm da tuyến bã đều là dấu hiệu của vảy nến, nếu mình biết và điều trị đúng phương pháp thì hạn chế ko lan ra và phát triển thành vảy nến. Mình có con trai 15 tuổi bị viêm da dầu ở đầu mình đã điều trị cho bé bằng phương pháp vảy nến là ổn
B có nói là trên đầu bi vẩy nến đã 10 năm, còn mặt mũi tay chân không bị làm sao thì t khẳng định là b không bị vẩy nến đâu, nếu bị vây nến thi đã lan ra khắp người rồi
Tình trạng này có nhiều cách gọi là viêm da dầu, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn da đầu, vẩy nến da đầu á, cái này là chữa theo đông y an toàn và ổn áp nhất
Xin chào tất cả mọi người. Xin được xưng là mình ạ.
Mình 30 tuổi đã có cháu gái 4 tuổi. Hiện tại mình và vợ dự định sinh thêm nhưng gần đây bệnh của mình phát hơi nhiều.
Mình sợ yếu tô di truyền tăng cao, xin các tiền bối cho lời khuyên với ạ!
Chân thành cám ơn!
Con cái là trời cho, là cái duyên, kệ đi cháu
bệnh này cũng k nguye hiểm tính mạng
biết đâu sắp tới có thuốc trị
Vui vẻ mà có con đi, 1 con thì k nên
Con cảm ơn bác ạ
đúng là bệnh này có di truyền nhưng k phải 100% đâu. Cả vc mình đều bị vảy nến nhưng cháu lớn đã 10 tuổi trộm vía hoàn toàn bình thường. Thoải mái đi bạn
nếu ditruyền thì lớn lên tầm sau dậy thì, 20, 30 mới bị, nhỏ hiếm khi bị lắm hoặc bị nhẹ mà k biết á
tuỳ theo gien của ai trội hơn nếu ba bị bệnh thì con sinh ra giống ba nhìu hơn thì có khả năng bị bệnh coa hơn
T để ý thấy con thứ dễ bị vẩy nến hơn con đầu. đời con may mắn k bị thì sang đời cháu vẫn có thể bị. ông xã mình lúc nhỏ k bệnh nhưng đến thanh niên mới bị uống đủ thứ thuốc mà k khỏi
E ko muốn bôi thuốc tây nữa e muốn ngưng để theo pp tự nhiên . mọi ng cho e hỏi giờ e làm sao ak. review an bì thang đi ạ
Bạn muốn dừng tân dược để chuyển sang phương pháp tự nhiên như đông y thuốc Nam thì k nên dừng đột ngột.
Nếu dừng đột ngột e là sẽ bị bùng phát hoặc tác dụng phụ gì đó.
Cai dần dần như giảm liều, giãn ngày. Vd trước bôi 3 lần ngày thì giảm dần 2 lần ngày, 1 lần ngày rồi k bôi nữa.
Sau đó dần dần làm quen với thuốc an bì thang. Dùng vài tuần thì chỉ thấy giảm nhẹ, nhưng sáng tháng thứ 2 là thấy giảm hẳn rồi thậm chí gần như khỏi. Dùng tới 3 – 4 tháng thì khỏi hẳn, sau đó có thể ngừng thuốc mà k sợ tái lại.
Nếu bệnh nhẹ thì bạn cứ bỏ cũng đc.
Nếu quá nặng thì nên đến viện yh cổ truyền quân đội hoặc viện y học cổ truyền nào gần nhà bạn, trung tâm da liễu đông y việt nam địa chri 123 hoàng ngân hà nội
CHẮC AI ĐÓ SẼ CẦN
Chân tay miệng tắm rau Sam
Chàm sữa cũng tắm rau sam
Mồ hôi chân tay tắm Lá lốt
Ra nhiều mồ hôi tắm lá Dâu
Ra ít mồ hôi tắm lá Tía tô
Sốt cao tắm lá cây Cúc tần
Sốt xuất huyết tắm lá Tre
Thủy đậu tắm cây Lá lốt
Lên sởi tắm cây Mùi già
Dị ứng mề đay tắm rau kinh giới
Trúng gió cũng tắm rau Kinh giới
Da chảy nước mủ tắm lá Ổi
Ho do lạnh tắm nước Gừng
Tắc nghẹt mũi tắm vỏ Bưởi
Đẹp da thì tắm rửa nước vo Gạo
Huyết áp cao ngâm chân nước gừng
Huyết áp thấp rửa mặt nước Gừng
Tắc ít sữa chườm ngực nước nóng
Lạnh bụng chườm cây ngải cứu
Mỏi lưng cũng chườm ngải cứu
Bỏng nhẹ bôi nước rau Mùng tơi giã nát
Sa tử cung tắm nước Nghệ vàng
Trĩ lòi dom tắm lá Trầu không
Viêm xoang xông nước lá Bạch đàn
Tránh muỗi đốt bôi nước hòa vitamin B1
Viêm nhiễm ngoài da tắm lá Bàng
Cước chân tay thì ngâm nước lá lốt
Đám tang bốc mộ về tắm Bồ kết
Hôi chân ngâm nước muối.
Hay quá, cảm ơn nhen
có ai xài tế bào gốc chưa ạ?
Phương pháp này mới áp dụng trên 80 loại bệnh, cũng có cả bệnh da liễu nhưng chưa ai nói là áp dụng với bệnh vảy nến. Nếu mà có rồi thì chẳng tội gì phải dùng thuốc cho lâu la.
Các bác ơi em dùng an bì thang 2 tuần nay mà chỉ thấy giảm có chút xíu thôi làm sao h
Bạn y như mình, còn đang định bóc phốt an bì thang cơ.
Nhưng sai là ở mình. Mình cũng đac gọi điện lên bs Nhuần thì biết là tháng đầu nó thải độc nên nó mới thế. Uống thêm nửa tháng nữa là thấy ngay công hiệu. Hết 3 tháng thì da lành hẳn. Nửa năm r mà chưa thấy tái phát.
E bệnh từ năm lớp 6 đến giờ 23t rồi.
– Phương pháp thì e cũng thấy ai chỉ gì làm đó mà cũng không hết.
– Mẹ e bệnh viên gan mà cũng gần đến thời kỳ sắp cuối – Duyên đến gặp người chỉ ăn gạo lứt muối mè => giờ mẹ e hết bệnh luôn rồi. Lúc này e học lớp 6
– E thì duyên chưa đến nên khổ vì bệnh đến tận năm 22t e mới thử ăn gạo lứt + ăn chay + tập thể dục. Thấy bệnh có biến chuyển tốt người cũng thon gọn hơn.
– lúc lớp 6 mâu thuẫn cha Dượng + Bệnh vẩy nến => thành ra e trầm cảm – đến sau này lớn mới biết đó là trầm cảm
– qua quá trình em cảm nhận được là lúc trước mình tiêu cự với bệnh quá : bỏ cuộc, tránh đám động….
– E đọc sách tí, nghe phật, nghe thiền, yoga… Trãi nghiệm thực tế mong cầu, hơn thua…
– Cái em nhận ra là : vũ trụ gửi cho mình cái đề bài mà mình phải làm để mình khổ về bệnh… Để mình ngộ ra điều mà mình sẽ sống tốt hơn hạnh phúc hơn.
– E học cám ơn từ tâm cái em nhận ra được mình cám ơn vậy riết cái mình trân trọng mọi thứ xung quanh hơn. Mà lúc trước e hơn thua không qua tâm gì đâu cũng nghĩ cam ơn gì mà hay vậy.
– Bệnh là nghiệp – chúng ta phải trả nghiệp – sống tốt hơn – anh chị cứ gieo hạt giống tích cự thiện lành thì tức khắc đến khi đủ duyên thì vũ trụ sẽ trả lại quả ngọt cho anh chi.
– E cám ơn anh chi…. Đã đọc chia sẽ của e.
Ăn ở hiền lành để hái trái ngọt là ok bạn ơi. Nhưng có bệnh thì phải chữa, cứ để nguyên mà không trị thì… Mình nghĩ là ngay từ khi thấy bệnh, phải trị ngay. Đừng để khi nặng quá mới chữa. Ăn chay cũng tốt nhưng sẽ thiếu sắt, vitamin B. Điều cần thiết là phải có chế độ ăn uống cân bằng đủ chất.
Ôi, có phải… đâu mà mà nghiệp này nghiệp nọ. Sợ! Đơn giản bệnh là bệnh. Kể cả người tốt vẫn bị bệnh nhé
Bản thân làm biếng, ít vận động, bạ gì ăn nấy, sinh hoạt bừa bãi… còn chả có nghiệp tụ gì ở đây hết. Đó là bệnh do cơ thể. Mạnh dạn đối mặt với nó và thay đổi lối sóng là cách chữa trị tốt nhất.
Em hỏi ngu tí, vẩy nến không được ăn mì tôm đúng k ạ?
Bệnh là do cơ thể đề kháng yếu nên tốt nhất bạn k nên ăn mì. Thay vào đó nên ăn uống thực phẩm tốt đủ dinh dưỡng. Đó là kinh nghiệm của mình.
Lắng nghe cơ thể xem có gặp bất cứ điều gì k ổn khi ăn uống rồi loại bỏ nó. Như mình, mình k uống được rượu, ăn thịt gà, hải sản… nên kiêng hết