Nổi bật với cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn, gìn giữ những giá trị tinh hoa YHCT, Xương khớp Đỗ Minh đã giúp bệnh nhân xương khớp khắp tỉnh thành cả nước hết bệnh, phục hồi vận động. [CHI TIẾT]

Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán, Điều Trị

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý viêm xương khớp phổ biến và thường ảnh hưởng đến người cao tuổi. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây ra các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính và có thể gây ảnh hưởng đến cử động của cánh tay.

Bài tập vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai
Thoái hóa khớp vai có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng chuyển động vai

Thoái hóa khớp vai là bệnh gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro cũng như làm tăng nguy cơ tàn tật. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp vai.

Thoái hóa khớp vai là gây viêm quanh khớp vai và có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai khớp ở vai. Khớp vai bao gồm hai khớp chính là khớp cánh tay (hay khớp vai – Glenohumeral joint) và khớp xương ức – đòn (hay còn gọi là khớp nối – Acromioclavicular joint).

Thoái hóa khớp vai thường phổ biến ở khớp nối (Acromioclavicular joint). Tình trạng này có thể gây đau đớn, hạn chế về mặt thể chất và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm khớp khác.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Mặc dù thường phổ biến ở người cao tuổi nhưng bệnh thoái hóa khớp vai có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Một chấn thương vật lý như trật khớp vai, cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai ở người trẻ tuổi. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai

Vai được coi là khớp di chuyển nhiều nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, phạm vi chuyển động của vai lớn nên thường không ổn định. Bên cạnh đó vai là khớp dễ bị tổn thương trong cơ thể thông qua va chạm, hoạt động thể thao, té ngã hoặc va chạm.

Bài tập thoái hóa khớp vai
Chấn thương vai và các bệnh lý liên quan có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Theo các chuyên gia, ước tính có khoảng 90% các trường hợp thoái hóa khớp vai liên quan đến các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như sau:

  • Chấn thương khớp vai: Bao gồm gãy xương, trật khớp hoặc các phẫu thuật khớp lớn đều có thể gây tổn thương đến khớp vai. Điều này làm tăng nguy cơ hao mòn, thoái hóa khớp vai và dẫn đến viêm khớp và xung quanh khớp vai.
  • Lạm dụng khớp hoặc chấn thương mãn tính: Một số người có tính chất công việc cần ném vật lên cao, ném đồ vật trực diện hoặc cần thực hiện các động tác đưa tay lên cao thường gặp các chấn thương nhỏ ở vai. Các chấn thương nhỏ này có thể phát triển thành thoái hóa khớp theo thời gian.
  • Lão hóa: Thoái hóa khớp vai phổ biến ở người trên 50 tuổi. Các triệu chứng cũng có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian khi các khớp hao mòn tự nhiên, tổn thương sụn khớp hoặc khi các đĩa đệm dần mất chức năng.
  • Dị tật bẩm sinh: Hệ thống xương không hoàn chỉnh hoặc yếu cũng làm tăng nguy cơ trật khớp vai và phát triển thoái hóa khớp.
  • Viêm khớp tự miễn hoặc bệnh khác: Bệnh Viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout hoặc viêm khớp nhiễm trùng như viêm khớp vẩy nến có thể tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai và gây viêm xung quanh khớp vai.
  • Giới tính: Mặc dù không biết lý do nhưng viêm khớp vai (khớp Glenohumeral joint) thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
  • Béo phì: Mặc dù vai không chịu trọng lực của cơ thể nhưng những người béo phì, thừa cân thường có khả năng bị thoái hóa khớp vai tương đối cao. Béo phì cũng liên quan đến các bệnh lý viêm cục bộ hoặc viêm toàn thân và khớp gần gây viêm khớp.
  • Di truyền học: Mặc dù không xác định được tính chính xác của mức độ di truyền, tuy nhiên thoái hóa khớp có thể di truyền từ mẹ sang con.

Một số người có thể bị thoái hóa khớp vai ngay cả khi không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Tương tự như vậy, người có các yếu tố nguy cơ có thể không phát triển thoái hóa khớp.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai

Không giống như thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp của khớp vai có thể không gây ra bất cứ triệu chứng đặc hiệu nào trong giai đoạn đầu. Nhiều người bệnh cảm thấy đau xung quanh khớp vai và cứng khớp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, người bệnh thường có xu hướng cho rằng nguyên nhân liên quan đến thiếu vận động hoặc do lão hóa tự nhiên.

Khớp vai kêu
Đau và cứng khớp vai là dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến

Nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp vai là cách tốt nhất để điều trị và làm chậm sự phát triển của bệnh. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

  • Đau vai: Đây là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất và thường trở nên nghiêm trọng hơn khi vai chuyển động vai. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Cứng khớp hoặc mất khả năng di chuyển: Bên cạnh cơn đau, cứng khớp hoặc mất khả năng di chuyển vai là dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến khác. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một số hoạt động bình thường như tắm, mặc quần áo hoặc cầm nắm đồ vật.
  • Có âm thanh nhỏ ở vai: Khi thực hiện một số chuyển động, các khớp ở vai có thể dẫn đến một số âm thanh nhỏ, bất ngờ. Điều này có thể là dấu hiệu mòn sụn vai và không thể bảo vệ các khớp khỏi ma sát.
  • Yếu và teo cơ: Một số bệnh nhân thoái hóa khớp vai có xu hướng tránh của động vai để hạn chế các cơn đau. Điều này dẫn đến tình trạng teo và yếu các cơ.
  • Sưng: Tình trạng thoái hóa sụn khớp có thể gây ma sát giữa các khớp. Điều này gây kích thích các mô mềm và gây sưng vai. Tuy nhiên, tình trạng sưng vai thường không phổ biến ở thoái hóa khớp vai.

Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu thoái hóa khớp vai có thể tự cải thiện và tái phát sau một thời gian. Theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai

Để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp vai, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, tiến hành kiểm tra thể chất và đề nghị các xét nghiệm liên quan.

thoái hóa dây chằng khớp vai
Các sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp

Các xét nghiệm thường được chỉ định chẩn đoán thoái hóa khớp bao gồm:

  • X-quang: Tia X có thể kiểm tra không gian bên trong khớp vai để xác nhận các tổn thương bao gồm thoái hóa khớp và bệnh gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng của các dây chằng, gân, cơ, khớp cũng như sức khỏe của xương. MRI thường được chỉ định khi kết quả từ X-quang không thể kết luận bệnh lý.
  • Quét CT: Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể cho bác sĩ quan sát nhiều mặt cắt ngang bên trong cấu trúc xương. Kết quả xét nghiệm này có thể xác định các tổn thương hoặc khiếm khuyết xương vai của người bệnh.
  • Siêu âm: Tương tự như MRI, kiểm tra siêu âm có thể giúp bác sĩ xác nhận các tổn thương ở mô mềm.
  • Xét nghiệm máu: Thường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng được thực hiện để loại trừ các bệnh lý liên quan khác.

Biện pháp điều trị thoái hóa khớp vai

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Những phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Điều trị thoái hóa khớp vai tại nhà

Các phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật thường được ưu tiên. Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

Bị trật khớp vai
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp
  • Thay đổi hoạt động: Điều này có thể bao gồm ngưng sử dụng vai bị tổn thương hoặc thay đổi một số thói quen hoạt động. Cắt giảm các hoạt động có thể hạn chế áp lực lên khớp vai và ngăn ngừa các cơn đau.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Thoái hóa khớp vai có thể gây khó chịu vào buổi sáng hoặc khi người bệnh luyện tập thể dục. Nếu nhận thấy tình trạng đau nhói, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, người bệnh nên dừng các hoạt động và để khớp vai nghỉ ngơi.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng có thể cải thiện tình trạng cứng khớp trong khi chườm lạnh có thể giảm sưng và đau. Chườm nóng và chườm lạnh có thể cải thiện các triệu chứng bệnh nhưng không thể điều trị các nguyên nhân cơ bản.

Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp vai tại nhà chỉ mang lại hiệu quả cho trường hợp không nhẹ  và không thể cải thiện tất các nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau và mở rộng phạm vi chuyển động của vai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ vật lý trị liệu để được tư vấn và xây dựng các bài tập phù hợp.

Các bài tập tăng cường khớp vai cần được thực hiện từ từ, điều độ và mức độ tăng dần để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng vai. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, người bệnh thoái hóa khớp vai có thể thực hiện một số bài tập như:

Cách điều trị thóa hóa khớp vai
Thực hiện vật lý trị liệu có thể hỗ trợ cải thiện các chức năng ở khớp vai
  • Duỗi vai: Điều này có thể tăng cường sự linh hoạt của vai và các cơ xung quanh vai.
  • Tập luyện aerobic tác động thấp: Có thể hỗ trợ lưu thông máu khắp cơ thể và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp vai.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường vai: Các bài tập này có thể hỗ trợ ổn định cấu trúc và khớp vai.  

Luôn luôn thức hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên môn. Thực hiện sai động tác có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp vai trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan khác.

3. Thuốc trị thoái hóa khớp vai

Một số loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để tạm thời cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Đau khớp vai
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Như Acetaminophen và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm Aspirin, Ibuprofen và Naproxen, có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm. Các tác dụng phụ bao gồm gây rối loạn đường tiêu hóa, đau dạ dày, ảnh hưởng đến tim và thận.
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Như Naproxen và Ibuprofen có thể được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng.
  • Thuốc bôi: Những loại kem và gel thoa ngoài da có thể được bôi trực tiếp lên da để giảm đau ở vai.

Các loại thuốc cần được chỉ định dựa theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Bên cạnh đó người dùng cần trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ cũng như rủi ro tiềm ẩn trước khi sử dụng.

4. Tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng thường được chỉ định cho trường hợp đau nghiêm trọng và khi các loại thuốc không mang lại hiệu quả điều trị. Hai loại tiêm màng cứng phổ biến bao gồm:

  • Tiêm Steroid: Có thể giảm viêm, giảm sưng vai, cứng khớp và cải thiện các cơn đau.
  • Tiêm Axit Hyaluronic: Hoạt chất này có thể cung cấp bôi trơn nhân tạo cho khớp vai. Điều này hạn chế tình trạng ma sát gây hao mòn tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Khi tiêm thuốc cần đảm bảo tiêm đúng vị trí trên vai. Nhiều chuyên gia có thể sử dụng siêu âm hoặc soi huỳnh quang trong quá trình tiêm thuốc để đảm bảo tính chính xác. Điều này được cho là cần thiết để đảm bảo vị trí kim tiêm và phân phối thuốc tiêm thích hợp.

5. Phẫu thuật

Nếu các lựa chọn điều trị không phẫu thuật được không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể được đề nghị. Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa khớp vai từ trung bình đến nặng. Các loại phẫu thuật được đề nghị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như tuổi tác của người bệnh.

Bài tập thoái hóa khớp vai
Phẫu thuật được chỉ định cho trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng

Cụ thể các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt bỏ xương vai: Đây là phẫu thuật loại bỏ xương cụt khỏi khớp vai. Mục đích của phẫu thuật này là giảm ma sát giữa các khớp trong quá trình chuyển động của vai.
  • Tái tạo sụn: Phẫu thuật này hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển của mô sụn mới. Bác sĩ phẫu thuật có thể kích thích sự phát triển sụn mới bằng cách thực hiện những vết cắt nhỏ ở xương bên dưới sụn bị tổn thương.
  • Thay khớp vai: Thay thế toàn bộ vai bằng khớp nhân tạo thường được thực hiện để điều trị thoái hóa khớp vai (Glenohumeral joint). Phẫu thuật này thay thế khớp vai tổn thương bằng khớp nhân tạo. Thay thế khớp vai là một phẫu thuật lớn đòi hỏi một quá trình phục hồi lâu dài và có nhiều rủi ro.

Việc điều trị thoái hóa khớp vai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị đúng phương pháp.

Phòng ngừa thoái hóa khớp vai

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp vai. Tuy nhiên, người bệnh có nhóm đối tượng có nguy cơ cao có thể tham khảo một số lời khuyên như:

Thoái Hóa Khớp Vai
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp
  • Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng dư thừa là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất có thể gây thoái hóa khớp, bao gồm khớp vai. Béo phì gây căng thẳng cho khớp và có thể tăng tốc độ suy giảm cũng như thoái hóa các khớp. Do đó, giảm cân là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa thoái hóa khớp.
  • Tập thể dục: Tập thể dục với các tác động thấp có thể cải thiện sức khỏe xương khớp. Các hoạt động bao gồm tập luyện sức mạnh và kéo dài có thể làm chậm hoặc thậm chí là ngăn ngừa thoái hóa khớp vai.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Lạm dụng khớp có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp và thoái hóa khớp. Do đó cố gắng tránh sử dụng khớp vai tổn thương hoặc bị sưng trong ít nhất từ 12 đến 24 giờ. Các tổn thương khớp vai được phục hồi tốt có thể hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển thoái hóa khớp trong tương lai.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Bệnh tiểu đường có thể là một yếu tố nguy cơ đáng kể để phát triển viêm xương khớp. Nồng độ glucose cao có thể tăng tốc độ hình thành các phân tử làm cho sụn cứng và kích hoạt tình trạng viêm dẫn đến tổn thương sụn cũng như làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Điều chỉnh lượng Glucose và điều trị bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Một số chất dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp vai. Thường xuyên bổ sung Axit béo omega – 3 (từ quả óc chó, cải dầu, đậu nành, hạt lanh và ô liu) và Vitamin D (có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, sữa tăng cường, ngũ cốc và trứng).

Cơn đau và cứng khớp do thoái hóa khớp vai có thể ảnh hưởng đến cử động cánh tay. Ngay cả các trường hợp bệnh trung bình cũng có thể gây ra đau âm ỉ mãn tính hoặc bùng phát liên tục những cơn đau dữ dội và gây gián đoạn giấc ngủ.

Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa và làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bệnh. Duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ có thể để kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp vai. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Đánh giá bài viết

GỢI Ý XEM THÊM

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *