Gai Cột Sống Ở Người Trẻ Tuổi Có Nguy Hiểm? Cách Điều Trị

Gai cột sống hiện không chỉ là bệnh lý của người già mà đang ngày càng phổ biến ở đối tượng người trẻ. Ở người trẻ, bệnh thường liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc kém lành mạnh. Cần chú ý điều trị nghiêm túc để tránh những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.

gai cột sống ở người trẻ
Do rất nhiều nguyên nhân cộng hưởng mà hiện nay nhiều người trẻ đang sống chung với bệnh gai cột sống

Gai cột sống ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân do đâu?

Gai cột sống chính là một dạng bệnh thoái hóa cột sống rất phổ biến ở người già. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người trẻ cũng đang có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

Bệnh gai cột sống đặc trưng bởi sự xuất hiện của các gai xương mọc bên ngoài hay ở ngay 2 bên cột sống. Sự hình thành của chúng có thể gây tổn thương bề mặt sụn khớp. Từ đó làm cản trở quá trình vận động và gây đau đớn.

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh:

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
  • Cơn đau kích hoạt ở vùng cột sống cổ, lưng và cả các khu vực liên quan.
  • Tình trạng đau nhức có thể giảm khi nghỉ ngơi và trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động mạnh.
  • Cơn đau có thể lan tỏa và gây tê bì cả các chi.
  • Nhiều người còn gặp tình trạng rối loạn phản xạ hay tăng tiết mồ hôi.
  • Một số triệu chứng toàn thân đi kèm khác như mệt mỏi, mất ngủ, sút cân không kiểm soát.

Ở người già, bệnh gai cột sống thường liên quan phần nhiều đến tuổi tác cùng quá trình thoái hóa chung của cơ thể. Tuy nhiên, với đối tượng người trẻ, bệnh có thể là hệ quả lâu ngày của việc duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như làm việc thiếu khoa học.

Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất:

1. Di chứng của chấn thương

Những chấn thương xảy ra ở khu vực cột sống thường sẽ để lại rất nhiều hệ lụy về sau. Mặc dù chúng đã được chữa lành ngay sau đó nhưng khả năng chịu lực và sức mạnh của cột sống sẽ bị suy yếu.

Đặc biệt, những người trẻ lại thường xuyên phải vận động mạnh nên khó tránh khỏi những va chạm khiến cho sụn khớp, mô cơ bị tổn thương. Lâu dần sẽ khiến cho các gai xương hình thành ngay tại đốt sống và bắt đầu làm phát sinh triệu chứng.

2. Stress, căng thẳng kéo dài

Áp lực từ công việc cũng như cuộc sống gia đình thường có xu hướng đè nặng lên người trẻ nhiều hơn. Chính điều này cũng được cho là lý do khiến các đĩa đệm ở cột sống bắt đầu suy yếu. Cùng với đó là không thể thực hiện tốt các chức năng vốn có. Điều này khiến cho các đốt sống ma sát vào nhau và dẫn tới sự hình thành của nhiều xương nhỏ.

nguyên nhân gây bệnh gai cột sống ở người trẻ
Stress kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp

3. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

Các vấn đề xương khớp xuất hiện ở những người trẻ tuổi phần lớn đều liên quan tới chế độ ăn uống thiếu khoa học. Do người trẻ thường có suy nghĩ chủ quan về việc chăm sóc sức khỏe.

Công việc quá bận rộng cộng thêm sự hời hợt nên người trẻ thường ăn uống qua loa và vội vàng. Thường xuyên dùng thức ăn nhanh hay ăn uống thiếu chất sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống ở người trẻ.

4. Thừa cân, béo phì

Cột sống chính là bộ phận xương khớp phải hứng chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Đặc biệt là trong trường hợp phải vận động mạnh hay mang vác nặng.

Việc duy trì cân nặng trong thời gian dài khiến cho áp lực dồn nén. Người trẻ không chỉ thường xuyên bị đau mỏi cột sống và các gai xương cũng rất dễ hình thành ở đốt sống. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hóa sớm.

5. Duy trì tư thế xấu và vận động không đúng cách

Người trẻ thường rất chủ quan với sức khỏe nên ít khi chú ý đến tư thế trong sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi. Và đặc biệt không hiểu rằng đây chính là căn nguyên thúc đẩy sự phát sinh của rất nhiều bệnh lý xương khớp. Trong đó có bệnh gai cột sống ở người trẻ.

Việc duy trì tư thế xấu lâu ngày thường khiến cho đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống bị thay đổi. Từ đó khiến cho khả năng chịu lực thuyên giảm dần và gây ra nhiều hệ lụy.

Ngoài ra, người trẻ còn có suy nghĩ quá tự tin về sức khỏe của mình. Không ngại vận động hay chơi thể thao với cường độ mạnh trong thời gian kéo dài. Bởi vậy rất dễ khiến phần sụn xương bị mài mòn kích thích gai xương hình thành trên các đốt sống.

6. Lối sống kém lành mạnh cùng các vấn đề bệnh lý

Những người trẻ là đối tượng thường xuyên duy trì các thói quen kém lành mạnh trong cuộc sống hằng ngày. Một số thói quen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp như:

  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Lạm dụng rượu bia
  • Lười vận động
gai cột sống ở người trẻ do đâu
Lạm dụng rượu bia là thói quen xấu khiến sức khỏe xương khớp ở người trẻ xuống cấp

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì bệnh gai cột sống ở người trẻ còn có thể liên quan đến các bệnh lý xương khớp. Sự hình thành gai xương trên đốt sống thường liên quan tới các bệnh như:

  • Viêm cột sống mãn tính
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lắng đọng canxi

Gai cột sống ở người trẻ có nguy hiểm không?

Theo nhận định từ phía các chuyên gia, đối với bệnh gai cột sống nếu được quan tâm điều trị sớm thì thường hiếm khi phát sinh các tình huống rủi ro. Tuy nhiên, những người trẻ lại thường rất chủ quan với hiện trạng sức khỏe của bạn thân. Nhiều triệu chứng bệnh xuất hiện vẫn nghĩ là không đáng quan ngại.

Chính điều này khiến cho bệnh diễn tiến nặng nề. Đi cùng với đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của sức khỏe cột sống nói riêng và xương khớp nói chung. Hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phải kể đến như:

  • Sự chèn ép từ gai xương khiến các rễ dây thần kinh của cột sống bị tổn thương
  • Chức năng của cơ bắp bị suy giảm
  • Rối loạn cả đại tiện và tiểu tiện
  • 2 chân bị tê liệt
  • Khả năng vận động của cánh tay suy yếu bất thường
  • Nhiễm trùng màng não
  • Thậm chí là có thể dẫn đến bại liệt và tử vong

Như vậy có thể thấy rằng, gai cột sống ở người trẻ tuổi là bệnh lý xương khớp không đơn giản. Sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh không chủ động trong việc thăm khám cũng như có hướng điều trị phù hợp.

Cách điều trị và dự phòng bệnh gai cột sống ở người trẻ

Nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng đắn thì bệnh gai cột sống ở người trẻ có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Dưới đây là các giải pháp có thể đáp ứng tốt. Cần chú ý áp dụng kết hợp theo chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.

1. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Khi phát hiện ra sự kích hoạt của các triệu chứng gai cột sống thì người bệnh cần chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Ở đối tượng người trẻ thì quá trình phục hồi những tổn thương ở cột sống thường diễn ra suôn sẻ hơn nếu nghiêm túc điều trị.

chữa gai cột sống ở người trẻ
Khi bị gai cột sống, người trẻ nên chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị

Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt và cuộc sống. Thuốc được dùng có thể là:

  • Miếng dán Salonpas: Salonpas chính là một loại thuốc giảm đau và chống viêm được dùng trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức. Đáp ứng tốt với trường hợp bệnh gai cột sống gây đau và tê bì.
  • Paracetamol: Đây là một trong những loại thuốc giảm đau toàn thân hiện đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nó có thể đáp ứng tốt khi bệnh gây ra các cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, Paracetamol không dùng được cho những người gặp vấn đề về gan, thận.
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Sẽ được bác sĩ cân nhắc khi cơn đau kéo dài mà không đáp ứng tốt với Paracetamol. Mặc dù có tác dụng giảm đau và kháng viêm rõ rệt nhưng cần thận trọng bởi nhóm thuốc này rất dễ gây tác dụng phụ.
  • Các vitamin nhóm B: Có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi những tổn thương ở đốt sống. Bác sĩ có thể kê toa vitamin B1, B6 hay B12…

Tất cả các loại thuốc nêu trên cần được dùng theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Tuân thủ liều lượng, tần suất cũng như thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch điều trị. Trường hợp gặp các vấn đề không mong muốn khi điều trị bằng thuốc hãy chủ động báo cho bác sĩ để được xử lý.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc thì bác sĩ cũng có thể chỉ định kết hợp vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình điều trị. Đây là giải pháp mang đến hiệu quả tốt nhưng lại rất hiếm khi phát sinh các vấn đề rủi ro ngoại ý.

Các liệu pháp từ vật lý trị liệu không chỉ hỗ trợ làm giảm đau mà còn giúp tăng cường phạm vi chuyển động và sự linh hoạt cho các đốt sống. Dưới đây là một số liệu pháp được sử dụng phổ biến nhất:

  • Thực hành bài tập vận động trị liệu cho cột sống
  • Điện trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Massage trị liệu
  • Sóng ngắn

Vật lý trị liệu là giải pháp an toàn nhưng cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ khi áp dụng. Sự chủ quan và bất cẩn của bạn trong điều trị vẫn có nguy cơ làm phát sinh các vấn đề không mong muốn.

3. Các giải pháp hỗ trợ khắc phục triệu chứng

Đau nhức và tê bì là những triệu chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh gai cột sống. Người trẻ có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng này.

giảm đau do gai cột sống
Massage giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả

Dưới đây là những giải pháp có thể tham khảo:

  • Massage: Có tác dụng tăng cường lưu thông máu và kéo giãn các gân cơ xung quanh cột sống. Đồng thời hỗ trợ giải phóng các rễ dây thần kinh bị gai xương chèn ép. Từ đó sẽ giúp làm giảm đau và khiến người bệnh được thư giãn.
  • Chườm nóng: Không ít người trẻ gặp phải tình trạng co cứng cột sống khi ngủ dậy. Đây cũng được cho là một triệu chứng thường gặp của bệnh gai cột sống. Lúc này, việc áp dụng giải pháp chườm nóng là rất phù hợp. Để nâng cao hiệu quả hãy kết hợp chườm nước ấm với massage.
  • Chườm lạnh: So với các bệnh xương khớp khác thì với bệnh gai cột sống, giải pháp chườm lạnh ít được áp dụng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng nó khi cơn đau đi kèm với tình trạng sưng viêm ở cột sống.

4. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thảo dược chứa các thành phần có dược tính cao. Không chỉ giúp giảm đau mà còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Nhờ đó mà rất hữu ích với việc điều trị bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi. Phải kể đến các thảo dược như lá ngải cứu, cây chìa vôi, hạt đu đủ…

– Bài thuốc với cây chìa vôi:

  • Cần chuẩn bị 50g chìa vôi cùng với lá lốt, tầm gửi, cỏ xước và dền gai mỗi vị 30g.
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi sắc với nửa lít nước.
  • Thu lấy khoảng 150ml rồi chia đều làm 3 lần uống/ ngày.
  • Với bài thuốc này cần sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.

– Sử dụng ngải cứu:

  • Chuẩn bị khoảng 300g lá ngải cứu tươi cùng với 100g muối hạt.
  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã hơi nát.
  • Tiếp đến cho lên chảo sao nóng cùng với lượng muối đã chuẩn bị.
  • Dùng miếng vải mỏng bọc thuốc lại và chườm đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
  • Với cách này nên áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
chữa gai cột sống ở người trẻ
Dùng ngải cứu chữa gai cột sống là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện

– Bài thuốc từ hạt đu đủ:

  • Chuẩn bị phần hạt của 1 quả đu đủ chín.
  • Dùng 1 miếng vải để chà xát hạt cho đến khi lớp màng ngoài bong ra hết.
  • Đem rửa sạch và chờ ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
  • Dùng thuốc này để đắp trực tiếp lên cột sống khoảng 30 phút.
  • Thực hiện 1 lần/ ngày trong liên tục 1 tháng.

5. Chăm sóc và dự phòng bệnh

Đa phần trường hợp gai cột sống ở những người trẻ tuổi đều bắt nguồn từ những thói quen xấu. Chính vì vậy cần chú ý thay đổi càng sớm càng tốt để dự phòng bệnh lý này.

Cần chú ý đến một số khuyến nghị như sau:

  • Dành mỗi ngày tối thiểu 30 – 45 phút cho việc luyện tập thể dục thể thao. Điều này sẽ giúp gia tăng sự linh hoạt của các đốt sống cũng như khớp xương. Có thể trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp.
  • Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì, hãy chú trọng đến việc giảm cân càng sớm càng tốt. Bởi cơ thể quá nặng nề sẽ làm tăng áp lực lên cột sống. Từ đó làm đĩa đệm tổn thương. Đồng thời tăng tốc độ hao mòn và dẫn đến gai cột sống.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bữa ăn hằng ngày nên đảm bảo đủ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Cùng với đó hạn chế thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, rượu bia và thuốc lá.
  • Cần duy trì các tư thế đúng cả khi ngồi, đứng hay nằm trong sinh hoạt lẫn công việc.
  • Cân bằng giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá sức, tránh thức khuya và đảm bảo ngủ đủ 1 ngày 7 – 8 giờ.

Người trẻ cần hết sức cẩn trọng với bệnh gai cột sống. Mặc dù đây được cho là bệnh lý của người già nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu phát hiện triệu chứng, cần chủ động thăm khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

2.7/5 - (26 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *