Đau Họng Đau Tai Trái Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?
Nội dung bài viết
Đau họng đau tai trái là một triệu chứng thường gặp phải khi người bệnh bị mắc bệnh viêm họng quá phát gây nên. Biểu hiện này là dấu hiệu cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Đau họng đau tai trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nếu bệnh nhân bị đau họng đau tai trái, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng. Tai mũi họng thường có sự liên kết chặt chẽ với nhau, bởi thế khi một bộ phận nào đó bị viêm nhiễm có thể kéo theo những cơ quan khác đều bị ảnh hưởng. Viêm họng kéo dài có thể đau lan sang tai trái, phải và khiến người bệnh bị mắc chứng viêm họng đau tai.
Đau họng, đau tai trái là những dấu hiệu rất phổ biến của bệnh viêm họng. Nguyên nhân là do khi bị viêm họng ở giai đoạn khởi phát, người bệnh chủ quan không chăm sóc bảo vệ sức khỏe và điều trị dứt điểm bệnh bằng thuốc. Bởi vậy, viêm nhiễm ngày càng tăng lên, lan rộng từ khoang họng lên vùng tai khiến bệnh nhân bị đau tai.
Nếu như những biểu hiện của đau họng, đau tai là do biến chứng của viêm họng gây nên, bệnh nhân không cần quá lo lắng và cố gắng điều trị càng sớm càng tốt khi bệnh còn nhẹ. Viêm họng gây đau tai có thể chia thành 2 mức độ:
- Mức độ 1: Bệnh nhẹ, có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày nếu điều trị tốt.
Mức độ 2: Bệnh trở nặng, diễn biến phức tạp và viêm nhiễm bắt đầu lan rộng.
Tuy nhiên, nếu không chú ý chữa trị, bệnh rất dễ kéo dài dẫn đến mãn tính, dai dẳng và trở nên khó điều trị dứt điểm hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó còn có nguy cơ kéo theo những biến chứng lân cận vùng bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, đau họng đau tai trái cũng có thể do bệnh ung thư tuyến giáp gây nên nếu kéo dài liên tục trên 7 ngày. Người bệnh cần chú ý tới sức khỏe và thường xuyên theo dõi sự thay đổi của cơ thể và thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời nếu có xuất hiện kèm theo những biểu hiện khàn giọng, nổi hạch cổ, xuất hiện khối u ở tai,…
Bệnh đau họng, đau tai trái hoàn toàn có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nguyên nhân gây bệnh đau họng, đau tai trái
Đau họng và đau tai trái chủ yếu là do biến chứng bệnh viêm họng gây nên. Bên cạnh đó một số bệnh lý liên quan đến tai mũi họng cũng có thể gây nên tình trạng đau rát họng và dẫn đến đau tai như sau:
- Viêm amidan: Tương tự như đối với viêm họng, viêm amidan là tình trạng nhiễm khuẩn tại khối amidan và khiến sưng đau, rát họng, khó thở ảnh hưởng tới những vùng lân cận. Vi khuẩn tại amidan nhờ đường thông vòi nhĩ có thể lan sang tai giữa gây viêm đau tai.
- Viêm tai giữa: Viêm tai giữa cũng là bệnh gây nên chủ yếu bởi vi khuẩn gây hại, có khả năng lan xuống họng dẫn đến đau họng.
- Viêm xoang: Viêm xoang là bệnh lý viêm đường hô hấp trên, bệnh có thể khiến dịch nhầy kèm mủ tại xoang chảy xuống họng hay tai gây tổn thương niêm mạc.
- U tuyến giáp: Nguy hiểm hơn, nếu đau họng kèm đau tai trái hơn 7 ngày liên tục, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp, giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp thông thường.
Mặt khác, đau họng đau tai trái còn có thể do một số nguyên nhân bên ngoài tác động đến cơ thể như sau:
- Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là thời gian giao mùa.
- Người bệnh không chú ý giữ ấm đường thở khi đi ra ngoài vào mùa lạnh.
- Thường xuyên phải làm việc hay tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, độc hại.
- Uống nước đá hay ăn đồ lạnh lấy trực tiếp từ tủ lạnh ra
- Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh khiến nhiễm trùng tại cổ họng nghiêm trọng hơn.
- Có thói quen tắm đêm.
- Do virus xâm nhập.
Triệu chứng viêm họng gây đau tai trái
Khi bị đau họng đau tai trái do một số bệnh lý về tai mũi họng gây ra đặc biệt là bệnh viêm họng, người bệnh có thể cảm nhận một số triệu chứng đi kèm dễ dàng nhận biết và phán đoán như sau:
- Đau rát tại cổ họng và khó khăn khi nuốt nước bọt.
- Cảm nhận vướng víu tại họng.
- Sốt cao trên 38 độ kèm đau đầu.
- Đau amidan.
- Nổi hạch bạch huyết dưới hàm và sưng đau.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn và ngủ không sâu giấc.
- Xuất huyết tại niêm mạc họng.
- Ho khan và ho có đờm.
- Đau nhức tai, chảy dịch ở tai.
Điều trị bệnh đau họng, đau tai trái hiệu quả
Đau họng, đau tai trái bình thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu để bệnh phát triển nặng có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy việc tìm hiểu những phương pháp giúp điều trị bệnh dứt điểm được rất nhiều người bệnh quan tâm.
Sử dụng phương pháp Tây y điều trị
Khi các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp gây đau họng, đau tai trái phải thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc Tây y để uống. Ưu điểm của việc dùng thuốc Tây y đem đến hiệu quả nhanh chóng, chấm dứt những triệu chứng lâm sàng và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Một số loại thuốc Tây thường được kê điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Giúp điều trị bệnh lý do vi khuẩn gây bệnh, ức chế sự phát triển và đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc chống viêm: NSAID, corticosteroid,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, amoxicilin,…
Khi triệu chứng đau họng, đau tai trái do biến chứng của bệnh viêm tai giữa lâu ngày gây ra, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật giúp chấm dứt tình trạng viêm nhiễm tại tai. Bệnh viêm tai giữa có thể gây viêm tai xương chũm, ù tai, thị lực suy giảm,… lúc này cần thực hiện phẫu thuật để can thiệp điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
Tây y giúp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả, nhưng chỉ có công dụng can thiệp điều trị những biểu hiện lâm sàng của bệnh và mang tính chất tạm thời. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc Tây y để uống có thể gây nhiều tác dụng phụ lên cơ thể hoặc phẫu thuật hình thành biến chứng.
Do đó, người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình chữa bệnh.
Áp dụng một số mẹo điều trị bệnh tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y điều trị có thể gây hiện tượng nhờn thuốc, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp giúp điều trị bệnh tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên và dễ kiếm Khi đau họng đau tai trái ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp điều trị sau:
Chữa đau họng, đau tai bằng mật ong
Mật ong theo y học cổ truyền được đánh giá là một vị dược liệu quý, có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý đặc biệt là liên quan đến đường hô hấp. Mật ong có tính ấm, vị ngọt, khả năng kháng viêm, chống khuẩn, chứa lượng kháng sinh tự nhiên lớn giúp đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh, làm lành những tổn thương.
Sử dụng mật ong chế biến để uống hàng ngày sẽ giúp làm dịu họng, tiêu diệt vi khuẩn, nâng cao sức đề kháng cơ thể và có hiệu quả tốt hơn khi kết hợp cùng những vị dược liệu khác.
Cách 1: Mật ong kết hợp với gừng
Gừng có vị cay, tính ấm với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp thông thoáng đường thở rất tốt.
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, mật ong nguyên chất.
- Gừng đem rửa sạch, thái thành lát mỏng.
- Đem 2 – 3 lát gừng hãm trong một cốc nước nóng khoảng 10 – 15 phút, sau đó pha thêm mật ong để uống.
- Nên sử dụng 2 cốc mật ong gừng/ ngày để bệnh thuyên giảm.
Cách 2: Uống nước mật ong + chanh
Trong chanh có chứa lượng vitamin C cao và chất chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất, ½ quả chanh.
- Đem mật ong pha vào cốc nước ấm, sau đó vắt thêm chanh vào và khuấy đều.
- Đem uống hỗn hợp mật ong chanh hàng ngày để nâng cao sức khỏe và giảm tình trạng đau họng, đau tai.
Cách 3: Ngâm mật ong với tỏi
Tỏi được biết đến với công dụng kháng viêm, tiêu sưng, tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhờ hoạt chất Allicin.
- Chuẩn bị tỏi tươi đã bóc vỏ, mật ong nguyên chất.
- Tỏi đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem xếp đều vào một lọ thủy tinh có nắp kín.
- Đổ thêm mật ong vào đến khi ngập bề mặt tỏi rồi bọc kín lại.
- Sau 2 tuần có thể lấy ra ăn, ăn cả phần tỏi và nước mật ong hàng ngày khoảng 4 – 5 tép, người bệnh sẽ cảm nhận những triệu chứng đau nhức thuyên giảm nhanh.
Sử dụng lá hẹ chữa bệnh đau họng, đau tai
Ngoài mật ong, lá hẹ cũng được coi như một loại thảo dược quý nhờ hàm lượng kháng sinh tự nhiên vốn có.
Người bệnh có thể sử dụng lá hẹ điều chế để trị chứng đau họng, đau tai trái như sau:
Cách 1: Nước chắt lá hẹ chữa viêm tai
Nếu đau họng, đau tai trái là do bệnh viêm tai giữa gây nên, người bệnh có thể sử dụng nước lá hẹ để điều trị dứt điểm tình trạng này.
- Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi.
- Đem lá hẹ đi rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy nước cốt.
- Sử dụng 2 – 3 giọt nước lá hẹ đem nhỏ vào tai để giảm viêm nhiễm. Thực hiện liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày.
Cách 2: Kết hợp lá hẹ đường phèn
Lá hẹ hấp đường phèn là một bài thuốc rất tốt trong việc điều trị tình trạng đau rát họng, đau tai do biến chứng bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm amidan gây nên.
- Chuẩn bị lá hẹ tươi, đường phèn.
- Đem lá hẹ rửa sạch, cắt khúc, cho vào bát nhỏ cùng với đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Sau khi hấp bắc ra và ăn khi còn ấm, có thể ăn cả nước và phần bã.
- Thực hiện bài thuốc hàng ngày và liên tục trong khoảng 1 tuần.
Những phương pháp áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản giúp điều trị chứng đau họng, đau tai ở mức độ nhẹ và phù hợp với khoảng thời gian đầu khi bệnh khởi phát. Nếu bệnh trở nặng hơn hoặc đã áp dụng những biện pháp trên nhưng vẫn không có hiệu quả, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Chữa viêm họng đau tai trái bằng Đông y
Ngoài sử dụng biện pháp Tây y và một số mẹo điều trị đơn giản, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng những bài thuốc Đông y. Cơ chế điều trị của Đông y là tập trung đi sâu vào căn nguyên bệnh, giải quyết tận gốc, đồng thời nâng cao chứng năng ngũ tạng, giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
Để điều trị bệnh theo phương pháp này, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên về lĩnh vực y học cổ truyền khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương hướng điều trị bằng thuốc uống hoặc kết hợp với châm cứu bấm huyệt.
Những bài thuốc Đông y sử dụng nguyên liệu là các thảo dược tự nhiên, kết hợp và gia giảm tùy theo cơ địa của người bệnh. Hoàn toàn lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ và hoàn toàn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, người già hay phụ nữ mang thai.
Biện pháp cải thiện, phòng ngừa bệnh đau họng, đau tai
Song song với việc áp dụng những biện pháp điều trị chứng đau họng, đau tai, bệnh nhân cũng cần kết hợp với những biện pháp sau giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng hơn và phòng ngừa bệnh tái phát:
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin A,E,C,… chất xơ, protein, đạm, omega – 3 thông qua rau xanh, trái cây, thịt, trứng, sữa, cá hồi,…
- Giữ ấm đường thở, đặc biệt là vùng tai, mũi, họng, phổi khi thời tiết thay đổi hoặc khi đi ra ngoài.
- Hạn chế cười nói to hoặc nói liên tục với cường độ lớn để tránh tổn thương vùng họng.
- Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để duy trì các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp giữ ẩm niêm mạc họng và tai tốt, nên uống nước ấm và tuyệt đối không uống nước đá.
- Vệ sinh tai hàng ngày và súc họng đều đặn với nước muối sinh lý.
- Không nên tắm khuya đặc biệt là vào những ngày trời lạnh, khi tắm tránh để nước vào tai.
- Uống nước cam ép, nước chanh giúp tăng cường vitamin C nâng cao sức đề kháng của cơ thể, không nên uống quá đặc hay quá chua bởi axit với nồng độ cao có thể gây rát họng.
- Nên ăn những món ăn dinh dưỡng, mềm và dễ nuốt.
- Uống thuốc điều trị điều đặn và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay uống quá liều.
- Đeo khẩu trang kỹ khi đi ra ngoài hoặc làm việc và tiếp xúc với môi trường khói bụi.
- Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh hoặc quá sức.
- Tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ, khô cứng, cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích,… bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng.
Trên đây là những thông tin về cần biết về chứng bệnh đau họng, đau tai trái. Người bệnh nên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe tại các cơ sở bệnh viện uy tín để sớm phát hiện những thay đổi trong cơ thể, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!