Mất ngủ sau sinh: Cách điều trị và xử lý triệt để
Nội dung bài viết
Mất ngủ sau sinh không chỉ gây suy giảm sức khỏe ở nữ giới mà còn tác động xấu đến nguồn sữa và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý như trầm cảm, stress và rối loạn lo âu.
Mất ngủ sau sinh – Do đâu?
Mất ngủ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh khi – đặc biệt là đối với người lần đầu tiên làm mẹ. Sự thay đổi đột ngột của cơ thể cùng với các tác động bên ngoài chính là nguyên nhân khiến não bộ bị kích thích, khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng mất ngủ sau sinh có thể tiến triển thành mãn tính nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tác động gián tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Sau sinh là thời điểm khá nhạy cảm. Tại thời điểm này, tâm lý của thai phụ không thực sự ổn định và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Thực tế cho thấy, mất ngủ sau khi sinh kéo dài không chỉ gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, người xanh xao, thiếu sức sống mà còn tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý – chẳng hạn như trầm cảm.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở phụ nữ sau khi sinh:
1. Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh. Thống kê cho thấy, đa phần nữ giới sau khi sinh nở đều gặp phải tình trạng mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Nội tiết tố mất ổn định không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, làn da và sức khỏe mà còn tác động đến chu kỳ giấc ngủ.
Sụt giảm hormone estrogen làm giảm khả năng sản xuất và tiêu thụ magie thứ cấp của cơ thể – một trong những loại khoáng chất có tác dụng thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, hormone này suy giảm còn khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bứt bối và dễ thức giấc giữa đêm. Trong khi đó, progesterone chi phối hoạt động sản sinh melatonin (hormone tạo cảm giác buồn ngủ) và giúp cơ thể ngủ sâu và ngon giấc.
2. Thể trạng suy nhược
Trong quá trình mang thai, nguồn dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đều được sử dụng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, phụ nữ còn phải chịu áp lực lớn và mất nhiều máu (khoảng 4 – 6 lít) trong thời điểm sinh nở. Các yếu tố này khiến cho phụ nữ sau sinh dễ bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi và xanh xao.
Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Cơ thể mệt mỏi khiến não bộ hoạt động kém, hay quên, uể oải, thiếu sức sống, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường trằn trọc vào ban đêm.
3. Tâm lý căng thẳng
Thực tế cho thấy, phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề như áp lực từ việc chăm sóc con cái, vấn đề tài chính, mâu thuẫn với bạn đời, người thân, không nhận được sự chăm sóc,… Các yếu tố này chính là nguyên nhân gây căng thẳng hệ thần kinh trung ương và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tình trạng căng thẳng kéo dài còn có thể gây suy nhược thần kinh, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh và một số vấn đề tâm lý khác.
4. Lệch nhịp sinh học do chăm sóc trẻ
Việc chăm sóc con trẻ trong thời gian đầu có thể khiến phụ nữ sau sinh bị lệch nhịp sinh học. Nhịp sinh học bị rối loạn gây ảnh hưởng đến hoạt động giải phóng hormone melatonin của tuyến tùng – hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ và giúp cơ thể ngủ sâu giấc.
Ngoài ra, tình trạng này còn tác động đến hoạt động sản sinh cortisol, gây gián đoạn quá trình phục hồi cơ thể và làm giảm hệ thống miễn dịch.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng mất ngủ sau sinh còn có thể xảy ra do:
- Tác động từ bên ngoài (thời tiết quá nóng, ồn ào,…)
- Có thói quen ăn khuya, ăn quá no và dùng nhiều thực phẩm khó tiêu
- Trở lại làm việc ngay sau khi sinh
- Thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối trước khi ngủ
- Sử dụng thức uống chứa caffeine, rượu bia, hút thuốc lá
- Bị nổi mề đay vào ban đêm
- Mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt,…
Mất ngủ sau sinh có ảnh hưởng gì không?
Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và hoạt động của các cơ quan nội tạng. Ngủ ít hơn 6 giờ/ ngày trong thời gian dài có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tâm lý bất ổn, dễ nóng giận, bực bội và cáu gắt. Tình trạng này còn khiến hiệu suất làm việc – học tập suy giảm, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Ở phụ nữ sau khi sinh, mất ngủ còn làm giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ khiến trẻ chậm phát triển, nhẹ cân, hệ miễn dịch và sức khỏe kém. Hơn nữa, thiếu ngủ trầm trọng còn làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và gây ra một số vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,…
Trên thực tế, có khá nhiều phụ nữ sau sinh bị trầm cảm, rối loạn lo âu và có các hành động đáng tiếc. Vì vậy trong trường hợp mất ngủ kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên can thiệp các biện pháp khắc phục để ổn định giấc ngủ, cải thiện sức khỏe và dự phòng các tình huống rủi ro.
Các khắc phục chứng mất ngủ sau sinh an toàn
Có nhiều cách khắc phục chứng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ chập chờn và ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên ở phụ nữ sau sinh, việc áp dụng các phương pháp không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và gián tiếp tác động đến sức khỏe của trẻ.
Vì vậy để đảm bảo an toàn, phụ nữ sau sinh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện an toàn sau:
1. Chia thời gian ngủ hợp lý trong ngày
Do phải thức dậy giữa đêm cho trẻ bú, thay tã,… nên phụ nữ sau sinh hiếm khi ngủ đủ 6 – 7 giờ vào ban đêm. Chính vì vậy để tránh tình trạng thiếu ngủ, bạn nên chia thời gian ngủ hợp lý trong ngày.
Theo các chuyên gia, nữ giới sau sinh nên tập cho trẻ giờ giấc ngủ – thức – bú sữa cố định trong thời gian ngay sau khi sinh. Điều này sẽ giúp trẻ sinh hoạt theo một giờ giấc cụ thể.
Khi trẻ ổn định giờ giấc sinh hoạt, bạn có thể dành thời gian cho các giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ vào ban ngày và ngủ từ 3 – 4 tiếng vào buổi tối. Việc bố trí và phân chia thời gian ngủ giúp đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 giờ/ ngày và hạn chế tình trạng thiếu ngủ.
2. Thay đổi môi trường ngủ
Phòng ngủ quá nóng, nệm quá cứng, quần áo chật, bí bách,… là những yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau khi sinh. Vì vậy để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn nên:
- Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên nhằm tạo cảm giác sạch sẽ, thư thái và thoải mái.
- Có thể bày trí lại phòng ngủ theo sở thích. Theo các chuyên gia, phòng ngủ có màu sắc dịu mát như màu xanh lá, xanh dương đem lại cảm giác thư giãn và tốt cho giấc ngủ.
- Nên lựa chọn đồ ngủ có chất liệu cotton và rộng rãi. Mặc các trang phục bó sát, chất liệu dày, cứng và thấm hút kém gây ra cảm giác khó chịu, bí bách, khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.
- Sử dụng quạt hoặc điều hòa để làm mát không gian trong phòng ngủ (từ 25 – 28 độ C)
- Có thể nghe nhạc không lời trước giờ ngủ từ 20 – 30 phút để giải tỏa căng thẳng và ngủ sâu giấc hơn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên được chứng minh có hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng thời gian ngủ và giải tỏa căng thẳng thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có khả năng kích thích não bộ bài tiết hormone endorphin (morphine nội sinh) có khả năng giải phóng áp lực lên hệ thần kinh trung ương, đem lại cảm giác thoải mái, thư thái và ngủ ngon giấc hơn.
Hơn nữa, tập thể dục còn giúp phục hồi thể trạng ở phụ nữ sau sinh, cải thiện hoạt động của hệ thống xương khớp và phòng ngừa loãng xương. Một số nghiên cứu còn cho thấy, nữ giới sau khi sinh tập thể dục từ 3 – 5 lần/ tuần có nguy cơ trầm cảm thấp hơn.
4. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt
Ngoài ra để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học như:
- Không nên ăn sau 7 giờ tối và tránh ăn tối quá no, hạn chế dùng các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè,…
- Bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, các loại cá, nấm, đậu và uống nhiều nước. Vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn hỗ trợ phục hồi tế bào thần kinh, giảm mệt mỏi và tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và cà phê. Các thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm giảm chất lượng sữa mẹ và gián tiếp tác động đến sự phát triển của trẻ.
- Đối với phụ nữ sau sinh đã đi làm trở lại, nên giảm khối lượng công việc, cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi và tránh lo âu quá mức. Trong trường hợp sức khỏe yếu và chưa phục hồi hoàn toàn, nên nghỉ ngơi tại nhà thêm một thời gian trước khi đi làm trở lại.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể “đánh lừa” não bộ khiến tuyến tùng giảm hoạt động sản sinh hormone gây buồn ngủ – melatonin.
5. Chia sẻ công việc với người thân
Việc chăm sóc con cái trong thời gian trẻ còn bú sữa mẹ thực sự không dễ dàng. Vì vậy bạn không nên ôm đồm công việc một mình. Thay vào đó, nên chia sẻ việc nhà và việc chăm sóc con cái với bạn đời, người thân trong gia đình và dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.
Hơn nữa, việc chia sẻ công việc với người thân còn tạo cảm giác được quan tâm và chăm sóc. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn hạn chế các vấn đề tâm lý sau sinh như rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng quá mức,…
6. Cải thiện chứng mất ngủ sau sinh bằng thảo dược
Sử dụng thuốc cho phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và gián tiếp tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nữ giới sau khi sinh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên có tác dụng an thần, dưỡng huyết, thanh tâm và bồi bổ sức khỏe để giảm mệt mỏi, cải thiện căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Các thảo dược tự nhiên có khả năng chữa chứng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh:
Dùng tinh dầu:
Liệu pháp mùi hương đã được chứng minh về hiệu quả giảm căng thẳng, ngăn ngừa các vấn đề tâm lý và cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. Phụ nữ sau sinh có thể dùng tinh dầu oải hương, tràm trà, trà xanh, quế, vỏ cam,… để massage cơ thể, thêm vào nước tắm hoặc cho vào máy khuếch tán mùi hương. Hít hương thơm tự nhiên đem lại cảm giác thoải mái, giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc.
Uống trà hoa cúc:
Uống 1 tách trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ có thể kéo dài giấc ngủ, giảm mệt mỏi và giải tỏa căng thẳng thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa apigenin trong thảo dược này có khả năng thúc đẩy cảm giác buồn ngủ, giảm chứng mất ngủ mãn tính và hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng trung hòa dịch vị và điều hòa hoạt động của đại tràng.
Sử dụng trà tim sen:
Tim sen có vị đắng, tác dụng dưỡng tâm, an thần và trấn kinh. Dùng trà tim sen vào mỗi buổi tối có khả năng giảm mất ngủ, mệt mỏi và giải tỏa áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, các alkaloid có trong thảo dược này còn có tác dụng điều hòa huyết áp và tăng cường chức năng tim mạch.
Dùng nước mật ong ấm:
Đối với phụ nữ sau sinh bị mất ngủ do đau dạ dày, trào ngược thực quản, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,… có thể uống nước mật ong ấm trước khi đi ngủ. Nước mật ong ấm có tác dụng trung hòa dịch vị, giảm co thắt dạ dày quá mức và kích thích não bộ sản sinh hormone, chất dẫn truyền thần kinh có chức năng giải tỏa căng thẳng.
Ngâm chân với nước ngải cứu:
Ngâm chân từ 15 – 20 phút với nước ngải cứu sắc ấm có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, đem lại cảm giác thư giãn, giảm mệt mỏi và đau nhức xương khớp. Thực hiện mẹo chữa này đều đặn giúp giảm chứng mất ngủ và thiếu ngủ ở phụ nữ sau khi sinh rõ rệt.
Mất ngủ ở phụ nữ sau khi sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh có thể thuyên giảm sau khi thực hiện một số biện pháp khắc phục như cải thiện môi trường ngủ, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và tận dụng thảo dược. Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp có thể bị mất ngủ kéo dài trong nhiều tháng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:
- Không thể ngủ được dù có cảm giác buồn ngủ
- Thời gian ngủ chỉ kéo dài dưới 3 tiếng đồng hồ/ ngày
- Đầu óc choáng váng, hay quên, mệt mỏi và giảm khả năng suy nghĩ
- Có các ý nghĩ và hành động bất thường
- Sụt cân đột ngột
Đối với trường hợp mất ngủ có mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phụ nữ sau sinh ngưng cho trẻ bú và sử dụng thuốc đặc hiệu hoặc các viên uống bổ sung chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, cần kết hợp với lối sống khoa học và các phương pháp trị liệu để đạt được hiệu quả tối ưu.
Chứng mất ngủ sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà để kéo dài thời gian ngủ, giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc và hỗ trợ phục hồi thể trạng. Hoặc có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng có mức độ nặng và đi kèm với các dấu hiệu bất thường.
Tham khảo thêm:
Em mới hôm qua phải truyền nước vì cái tội cả tuần nay ăn ngủ không ngon đây. Chồng thì đi công tác mà con bé con mới mấy tháng tuổi quấy khóc về đêm suốt. Công nhận cái vía chăm con con của em chán thật, đứa đầu ngoan thì cũng mất ngủ mà đến đứa thứ hai thì nó hành cho cũng không ngủ được haizzz.
đỡ hơn chưa bạn? mình cũng mệt mỏi vì cái chứng mất ngủ đây, cả tháng nay cứ bị con quấy đêm, giờ chỉ mong con cứng cáp hơn tí là cai sữa cho con rồi cho con tách mẹ thôi
Mấy mẹ đừng chủ quan quá, mất ngủ mấy ngày mà nó quen giấc là thành mạn tính nguy hiểm lắm, ảnh hưởng tới sức khỏe mình cũng như bé con ý. Đợt trước khó ngủ, mẹ chồng em toàn cho ăn cháo yến mạch với chè đậu xanh để bồi bổ, an thần dễ ngủ thôi. À, em thấy trước khi đi ngủ hóng gió vài vòng rồi về mát xa chân tí cũng dễ ngủ hơn đấy
Oải lắm ý, đã mất ngủ lại chả ăn uống được gì, càng ngày càng đuối luôn, mấy hôm nay lại tắc tia sữa nhức lắm chị em ạ. Có cách nào cải thiện hơn chứ em sợ lắm rồi ý ạ
Mẹ ơi, không được để sức khỏe đi xuống thế đâu, lúc trước mình cũng bị stress sau sinh đứa đầu tiên mà bị mấy tháng liền chỉ ngủ được 2,3 tiếng về đêm ý. Xong chất lượng sữa đi xuống khiến con cứ còi còm thôi. Đứa em gái làm bên y học cổ truyền thấy thế lôi đi khám ở trung tâm thuốc dân tộc. May mà có được đấy, bác sĩ kê cho thuốc gì mà an toàn với chị em sau sinh lắm, à, bài thuốc định tâm an thần, xong cũng tư vấn thêm cho mình một vài dược liệu lợi sữa thêm vào nữa. Mình dùng xong thì cải thiện giấc ngủ ghê gớm lắm, không còn gật gù mỗi ngày, ăn ngon ngủ kỹ, da dẻ cả mẹ cả con đều hồng hào, bé nhà mình tăng mấy ký đấy. Thấy mấy mẹ khổ sở vì mất ngủ thử dùng xem có thấy hợp không
Em cũng bị, đi khám bác sĩ bảo suy nhược rồi, dùng thuốc an thần với bồi bổ cơ thể là được mà em không dám dùng bác ạ, tại con còn nhỏ quá, giai đoạn này lại cực kỳ nhạy cảm với con, nốc thuốc vào sợ ảnh hưởng tới sức khỏe con thì nguy,
Mình cũng có tìm hiểu qua trung tâm thuốc dân tộc bên địa chỉ Trung Hòa, Nhân Chính, thấy chất lượng trung tâm cũng khá ổn đấy Mai. Họ hay hợp tác với vtv2 thực hiện những trương trình sức khỏe cộng đồng, đội ngũ cán bộ cũng toàn người có trình độ chuyên môn cao thôi, như bác sĩ Lan trưởng khoa khám bệnh bệnh viện y học côr truyền trung ương đấy, thuốc bên này thì được chuyên canh tại vườn dược liệu chuẩn GACP-WHO nên mình cũng khá an tâm về nguồn gốc dược liệu cho các mẹ bầu à. Mình tìm sơ sơ thế thôi, vẫn ngóng chị em đã điều trị thành công ở đây cho ý kiến, như vậy mới công tâm nhất.
Em cũng điều trị tại trung tâm như chị Hạnh đây, em dùng thuốc 1 đợt là 3 tháng, cũng thấy đáp ứng thuốc với thuốc định tâm an thần thang này. Trước em chỉ ngủ được 4 tiếng mà ngủ không sâu, cứ bị giật mình thon thót vì tiếng động. Nhưng sau là ngủ tốt lắm, ngủ cũng chỉ 6 tiếng về đêm thôi nhưng ngủ giấc sâu, dậy không thấy mệt mỏi như trước, cả ngày có năng lượng làm việc với chăm con luôn
Có ai mất ngủ uống rotundin không? em về quê mấy hôm làm thay đổi đồng hồ sinh học nên không ngủ được mấy hôm nay rồi, ra quầy thuốc mua thuốc về lại quên mất không bảo người ta mình đang cho con bú. Giờ về nhà mới nhớ, không biết uống vào có tác dụng phụ gì không đây
Bác ơi, vẫn dùng được nhưng tốt nhất thận trọng bạn ạ. Có đợt mình uống thuốc tây lung tung mà con đi ngoài ngay đấy. Mẹ thử áp dụng mấy phương pháp dân gian xem có đỡ không, em tìm thấy bài báo hay này? chứ e thấy không phải mất ngủ kinh niên thì thay đổi chế độ tí là được ý https://vhea.org.vn/bai-thuoc-chua-mat-ngu-kinh-nien-19326.html
Bác thử nghe nhạc sóng âm với xong thêm chút tinh dầu ở phòng ngủ ý, kích thích não bộ dễ ngủ lắm đấy
Con bé nhà em không biết sao mới 5 tuổi mà khó ngủ bấy lâu nay rồi mọi người ạ. Toàn giật mình thon thót thôi, tính ra con bé chỉ ngủ có 3,4 tiếng về đêm mấy. Rồi cứ thế sáng dậy, em thấy con bé lờ đa lờ đờ, không thể tập chung vào việc gì được. Em cũng đi chùa chiền, cúng bái các kiểu mà mà vẫn không đỡ được? mọi người cho em lời khuyên đi
Ui, tầm tuổi đấy, cứ phải 8-10 tiếng ngủ một ngày các con mới phát triển tốt nhất được, chứ thế kia thì ít quá
Con Bống nhà em vừa vào lớp 1, từ đợt rèn cho con ra ngủ riêng cũng bị khó ngủ mới tài bác ạ. Em thì em đang cho con dùng định tâm an thần thang xem thế nào rồi, mới dùng 1 tuần thì chưa thấy gì thay đổi lắm nhưng mà được hết tháng thứ 1 thấy con cũng kêu buồn ngủ sớm, vào giấc cũng nhanh hơn nữa. Sáng dậy cứ gọi là tràn đầy năng lượng quậy tung cả ngày thôi.
Thuốc định tâm an thần khang này có dễ dùng không mà thấy các bé 5,6 tuổi đã dùng được rồi? bình thường thấy bọn nhỏ sợ thuốc đông y lắm mà nhỉ
Thuốc đông y thế hệ mới dùng cũng dễ ông ạ. Thuốc viên hoàn uống sáng tối, lúc uống thì pha nước nóng cho tan ra là được, vị cũng không khó uống lắm, tối thì uống trước 30 phút trước khi đi ngủ. Dễ uống như ăn kẹo mà mùi lại thơm thơm nên trẻ con thích lắm
Em mất ngủ kinh niên từ ngày sau sinh tới nay tính ra cũng ngót ngét 2 năm rồi. Em đi khám viện này việc kia, mỗi lần bao nhiêu là thuốc về dùng nhưng cứ hết đợt thuốc là tình trạng lại y như vậy, mà em dùng nhiều đâm ra sợ thuốc tây, mỗi lần trước khi đi ngủ làm một vốc thuốc, mà đi ngủ em cứ cảm giấc miêng mang, khi tỉnh giấc cảm thấy người cứ lâng lâng. Không biết em còn phải chịu đựng bệnh này tới bao giờ đây, các bác có ai cho em lời khuyên đi :(((
Bệnh của bạn không điều trị kịp thời thành mạn tính rồi, 1 sáng 1 tối không điều trị khỏi đâu. Tốt nhất đi điều trị theo y học cổ truyền, an toàn và hiệu quả bền vững. Chứ thuốc an thần bạn uống nhiều có khi gây loạn thần còn nguy hiểm hơn ý. Cứ theo đông y, kết hợp liệu tình như là châm cứu, massage đả thông kinh mạch là cải thiện nhanh chóng lắm. ĐIều trị kiểu này thì tốt nhưng phải tìm cơ sở uy tín chất lượng vào, chứ nhiều nơi họ làm cũng vì lợi nhuận lắm
Tích lũy thuốc ngủ trong cơ thế có thể gây ngộ độc đấy bác. Mới hôm qua em đọc được bài báo ngộ độc mà phải vào viện đây, may là người nhà phát hiện kịp không thì không biết có chuyện gì xảy ra không nữa ý
Em làm theo mấy cách bài viết chỉ mấy hôm nay thấy ngủ ngon hơn đấy các mẹ.
ui, thật hả bạn, sao mình uống các thứ như vậy nhưng vẫn không đỡ nhỉ? sáng vậy vẫn 2 cặp mắt cú vọ, người uể oải thôi.
Mấy cách dân gian ngày hên xui các chị ơi, người được người không vì nó còn liên quan đến chất lượng dược liệu và đáp ứng của từng người mà. Em thấy cứ tốt nhất đi khám, Em đi khám bệnh đông y, được các bác sĩ tư vấn cũng như tăng giảm liều lượng thuốc phù hợp với cơ địa, thêm vào đấy nguồn dược liệu cũng đạt chuẩn từ khâu trồng trọt, tiêu chuẩn GACP-WHO. Nên kết quả chỉ sớm hay muộn thôi, tin tưởng cực kỳ luôn ý
Chị điều trị ở đâu vậy ạ? có ở Sài Gòn không? Cho em xin thêm thông tin, địa chỉ được không ạ? giá khám ở đấy như thế nào? hợp với sinh viên không ạ
Mình khám tại trung tâm Thuốc dân tộc cơ sở Hà Nội bạn ạ, nhưng trung tâm cũng có cơ sở ở 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận. Giá khám thì 200 nghìn, sinh viên oki à, đấy là lần đầu chứ lần sau tái khám không mất thêm phụ phí đâu.
Mất ngủ sau sinh, ăn tâm sen là chuẩn nhất, vừa chữa mất ngủ lại an thần, làm đẹp da cho các mẹ nhiều lắm đấy.
Ui, mẹ em dưới quê Phú Thọ mới gửi lên một túi nửa cân mà không biết làm sao đây mẹ ạ, em định làm chè như hạt sen nhưng mà tâm sẽ này ăn đắng lắm, sợ làm chè không ăn được.
Mẹ tham khảo mấy cách chế biến mình thấy hay phết này, giảm được tính đắng của tâm sen mà vẫn không làm mất tác dụng chữa bệnh: https://vhea.org.vn/tim-sen-tri-mat-ngu-17600.html
Em thấy trong trong định tâm an thần khang cũng có thành phần tâm sen dùng cũng được nhỉ các mẹ, chứ giờ kiếm tâm sen trên thị trường khó lắm ý, em còn nghe nói dược liệu giả, dược liệu tẩm lưu huỳnh để bảo quản trôi nổi đầy trên thị trường, sợ lắm ý
A, hóa ra đây là bài thuốc mà VTV2 giới thiệu để chữa mất ngủ mạn tính ạ. Em tìm mãi để chữa hỏi xem có dùng được cho phụ nữ sau sinh không, cuối cùng giờ cũng thấy, may quá đi
Đúng nó đấy bạn ạ, Mình cũng tìm thuốc từ chương trình của VTV2 đây haha http://www.trangtinyduoc.com/vtv2-gioi-thieu-dinh-tam-an-than-thang-chua-mat-ngu.html , thấy các cụ mất ngủ kinh niên dùng cũng có hiệu quả lại quảng cáo trên tivi nữa nên muốn thử dùng xem có hiệu quả không, chứ cái bệnh mất ngủ này làm mình mệt mỏi thực sự luôn ấy, có chữa bao nhiêu cũng đổ sông đổ bể, người càng ngày càng thiếu sinh khí luôn
Đúng luôn đây cũng là trung tâm nghệ sĩ Hương Dung điều trị bệnh mất ngủ đấy, thế nên mình mới cực kỳ yên tâm điều trị tại đây mà :v
Em hoang mang quá mọi người ơi, mọi người cứ bảo mang thai con đầu lòng dễ mất ngủ chứ đứa thứ 2 thì lo gì, vậy mà lần mang thai này em bị chứng rối loạn giấc ngủ, mỗi ngày chỉ nằm được 2-3 tiếng thôi. Tóc thì rụng cả nắm rồi, ai không biết còn tưởng ung giai đoạn cuối chứ :((( Mà con ngoan chứ đâu phải đứa hay quấy nhiễu về đêm đâu cơ chứ, hix, chồng em lo lắng cũng thử mấy cách người ta mách cho em mà không đỡ được mọi người ạ. . Các bác mà khuyên em dùng thuốc tây thì em bác bỏ luôn, tại còn đang cho con bú, nhỡ ảnh hưởng gì tới con là em ân hận lắm luôn. Haizz, như em vầy thì tính làm sao giờ? em thấy các mẹ review tới điều trị bằng thuốc đông y bên trung tâm thuốc dân tộc khá nhiều, có khi tiện gần nhà em đi khám nhỉ?
Kinh nghiệm của em là chăm vận động nhẹ xem, đi lại hóng gió về đêm ý mẹ, em làm thế từ lúc mang thai tới khi có bầu ăn ngủ rất điều độ luôn, chắc cũng do em khỏe nữa nên mấy bệnh mất ngủ, rụng tóc, tiểu đêm là em không bị luôn ấy
Có khi mẹ thiếu máu lên não hay suy nhược cơ thể cũng gây khó ngủ đấy, mẹ thử đi khám tổng thể xem, rồi thiếu cái gì mình bổ sung thêm cái ấy, thiếu gì thực phẩm chức năng cho bà bầu, viên sắt, viên vitamin đầy ra đấy. Cái bầu bí thay đổi nội tiết tố nên hay bị mất ngủ lắm, có mẹ nào bị nặng là cứ gà gáy mới ngủ được thôi đấy.
Mình cũng điều trị ở trung tâm đấy đấy, mấy mẹ bầu chúng mình thì tới quá nửa ăn ngủ không ngon thôi, nên tìm liệu trình tốt chia sẻ cho nhau là tin tưởng nhất. Hôm mình khám được bs Tuyết Lan-nguyên trưởng khoa khám bệnh BV YHCT, cũng được bác sĩ tư vấn cho nhiều cách. Mình cũng thử dùng định tâm an thần, thuốc an thần không ảnh hưởng tới thai nhi còn có tác dụng an thai, bồi bổ các tạng trong cơ thể mẹ. Vì thuốc này bên trung tâm thuốc dân tộc họ bào chế từ nguồn dược liệu hoàn toàn thiên nhiên chuyên canh tại vườn dược liệu tại Hải Dương và Sapa nên yên tâm cho mẹ bầu lắm
Trung tâm này có lâu chữa vậy bạn? lần đầu mình nghe thấy đó
Trung tâm này có tiếng trong điều trị các bệnh bằng phương pháp đông y đấy. Các bác sĩ có tiếng lại hay kết hợp với nhà đài quốc gia nên được nhiều người biết đến lắm bạn. Nay người ta có xu hướng chuyển sang điều trị bằng thuốc đông y đối với các bệnh mạn tính, mà chất lượng thuốc bên này cũng đảm bảo được nguồn gốc chất lượng nữa. Nói chung là thuốc Việt Nam, chất lượng cao bạn ạ. Ở ngày trung tâm Hà Nội đoạn Thanh Xuân ý, ngay gần ngã tư Lê Văn Lương với đường Láng
Vậy thuốc như vậy thì có đắt lắm không nhỉ? thường mình thấy thuốc đông y trôi nổi thị trường thì rẻ à, chứ mấy loại có thương hiệu đắt xắt ra miếng đấy
Thuốc định tâm an thần này mình dùng 550.000/lọ tháng dùng 2 lọ, cũng ổn bạn ạ. Nếu cứ dùng thế này mà có hiệu quả thì mình thấy đáng mà. Chứ mua thuốc bổ hay riêng thuốc ngủ cho mẹ đầu ngoài quầy thuốc cũng đắt lắm đấy
Mình bị cái tật sửa mãi không được, đấy là cứ ngủ mà thức giấc là không thể ngủ được nữa, trong đầu cứ suy nghĩ lung tung ý, dù buồn ngủ lắm, cũng không thể chợp mắt được nữa, thế là dù cả ngày nằm ườn ra nhưng lại ngủ được có xíu. Không biết bệnh tình như thế có sao không? có phải đi khám khủng gì không chứ thực sự mình sợ cái mùi bệnh viện lắm
Tôi được nghe người ta mách đâu dùng củ bình vôi, xao vàng lên, hạ thổ, uống vào là mắt lim dim buồn ngủ đó tại trong đó có rotundin nên dân gian hay sử dụng để chữa mất ngủ lắm. Bạn cứ lên chợ dược liệu là có bán đầy đấy