Hướng Dẫn Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đơn Đỏ Nhanh Khỏi
Nội dung bài viết
Chữa mề đay bằng lá đơn đỏ là phương pháp điều trị được lưu truyền trong dân gian. Với đặc tính tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc, thảo dược này có thể làm giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm sưng, nổi sẩn đỏ, nóng rát và ngăn ngừa viêm nhiễm da.
Dùng lá đơn đỏ chữa mề đay hiệu quả không?
Lá đơn đỏ (đơn tướng quân), thuộc họ Thầu dầu là loại thảo dược khá quen thuộc với người Việt. Với vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng tiêu viêm và thanh nhiệt, lá đơn đỏ thường được dùng để trị rôm sảy, mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt và viêm da cơ địa.
Ngoài ra nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, thảo dược này chứa anthranoid và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy ngoài da. Bên cạnh đó, một số hợp chất thực vật trong lá đơn đỏ còn hỗ trợ phục hồi, giảm phù nề, viêm đỏ và ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa rộng.
Tận dụng lá đơn đỏ chữa mề đay có thể giảm viêm, nóng rát, cải thiện tình trạng phù nề, ngứa ngáy và khó chịu trên da. Ngoài ra, thảo dược này còn hỗ trợ cầm tiêu chảy, đầy bụng và khó tiêu nên còn được sử dụng để chữa mề đay mẩn ngứa do dị ứng thức ăn.
Mặc dù được áp dụng tương đối phổ biến nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức về tác dụng chữa mề đay của lá đơn đỏ. Chính vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhằm hạn chế các rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.
3 cách chữa mề đay bằng lá đơn đỏ dễ làm
Dân gian lưu truyền nhiều cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay. Dưới đây là 3 cách thực hiện đơn giản và dễ làm:
1. Chữa mề đay bằng trà đơn đỏ
Trà đơn đỏ được dùng để chữa các chứng bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt,… Ngoài ra, dùng trà đơn đỏ thường xuyên còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ thanh lọc cơ thể và giảm nóng trong người.
Mẹo chữa này thích hợp với người bị nổi mề đay do ăn uống quá độ, thường xuyên dùng nhiều rượu bia, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc lá thường xuyên, căng thẳng thần kinh kéo dài,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng khoảng 8 – 12g lá đơn đỏ khô
- Sắc với 1 lít nước
- Sau đó chia nước trà thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày
- Nên dùng trà đơn đỏ đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
2. Tắm lá đơn đỏ giảm ngứa ngáy và tiêu viêm
Nếu mề đay khởi phát do dị ứng mủ thực vật, côn trùng, nước, nhiệt độ nóng/ lạnh, ma sát quá mức,… có thể tắm lá đơn đỏ để giảm ngứa, phù nề và tiêu viêm.
Ngoài ra, mẹo chữa này còn giúp hạn chế tình trạng mề đay lan tỏa rộng, làm dịu vùng da sưng nóng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Tắm lá đơn đỏ từ 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục vài ngày có thể giảm nhanh tình trạng mề đay mẩn ngứa, phát ban, dị ứng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Ngâm rửa 1 nắm lá đơn đỏ tươi với nước muối
- Sau đó rửa thêm 1 lần với nước sạch, để ráo và vò xát nhẹ
- Đun sôi 3 lít nước và cho thảo dược vào
- Đun thêm 5 phút, tắt bếp và cho vào ½ thìa cà phê muối
- Đổ nước tắm vào thau và hòa thêm nước lạnh
- Dùng nước làm sạch cơ thể và giảm ngứa do mề đay gây ra.
3. Trị mề đay do dị ứng thức ăn với lá đơn đỏ
Dị ứng thức ăn có thể gây nổi mề đay kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém và khó tiêu. Đối với những trường hợp này, bạn áp dụng đồng thời mẹo tắm lá đơn đỏ và bài thuốc kết hợp với gừng.
Gừng (sinh khương) có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giải độc, chống buồn nôn, giải biểu, làm ấm tỳ vị,… Kết hợp gừng và lá đơn đỏ có thể giảm dị ứng, cải thiện tổn thương da và các triệu chứng ở hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 4g gừng nướng và 15g lá đơn đỏ sao vàng
- Sắc uống ngày 1 thang
- Chia nước thành 3 lần uống và dùng sau khi ăn 1 tiếng rưỡi
- Dùng đều đặn cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn
Lưu ý: Khi bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm từng có tiền sử dị ứng và các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, mè, đậu phộng, nấm,…
Không chỉ cách chữa bằng lá đơn đỏ mà hầu hết các bài thuốc dân gian đều điều trị mề đay khỏi tạm thời. Nếu tính đến yếu tố lâu dài, chống tái phát thì bệnh nhân nên lựa chọn bài thuốc từ Y học cổ truyền. Để khắc phục hạn chế này, Y học cổ truyền kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc trong đó có đơn đỏ, nghiên cứu, thử nghiệm bài bản mang lại hiệu quả điều trị cao, an toàn.
Đặc biệt, Phú còn cho biết, trong quá trình điều trị, anh cảm nhận được rõ rệt những biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn cụ thể:
Cần lưu ý gì khi chữa mề đay bằng lá đơn đỏ?
Chữa mề đay bằng lá đơn đỏ là mẹo chữa có nguồn gốc từ dân gian. Do đó trước khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh áp dụng các mẹo chữa không có hiệu quả lâm sàng.
- So với thuốc Tây, cách chữa từ lá đơn đỏ thường có tác dụng chậm hơn. Vì vậy nếu mề đay lan rộng, gây viêm và ngứa nhiều, nên cân nhắc sử dụng thuốc chống dị ứng.
- Không chà xát mạnh lên vùng da nổi mẩn ngứa. Ma sát quá mức có thể kích thích tổn thương da phù nề, viêm đỏ và lan tỏa trên diện rộng.
- Giữ vệ sinh cơ thể và mặc trang phục có chất liệu mềm để tránh kích thích lên vùng da bị mề đay.
- Mề đay mẩn ngứa có thể tiến triển mãn tính nếu không loại trừ nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó bên cạnh các phương pháp điều trị, nên cách ly với các chất gây dị ứng như khói thuốc, phấn hoa, mạt bụi, lông động vật,…
- Khi dùng lá đơn đỏ, nên ngâm rửa dược liệu với nước muối pha loãng để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn.
- Nếu mề đay gây bỏng rát da, nổi mụn nước và lở loét, cần đến gặp bác sĩ để được sát trùng vùng da tổn thương và chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Để mề đay thuyên giảm nhanh, nên ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ và tập thể dục thường xuyên.
Chữa mề đay bằng lá đơn đỏ là mẹo chữa có nguồn gốc từ dân gian. Do đó trước khi áp dụng, bạn nên tham vấn y khoa để dự phòng rủi ro và tác dụng phụ. Bên cạnh đó, nên phối hợp với việc sử dụng thuốc, chăm sóc và sinh hoạt điều độ để rút ngắn thời gian điều trị.
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!