Viêm Họng Đỏ Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Viêm họng đỏ là một thể bệnh điển hình của viêm họng cấp. Một số triệu chứng người bệnh phải đối mặt như đau rát họng, sốt, cổ nổi hạch,… Bệnh nếu không biết cách giữ gìn kết hợp điều trị đúng sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới hệ hô hấp của người bệnh. Thông tin chi tiết về tình trạng viêm họng đỏ và cách điều trị sẽ có trong nội dung sau.

Viêm họng đỏ là gì?
Viêm họng đỏ là gì?

Viêm họng đỏ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng đỏ là dạng biến thể điển hình của viêm họng cấp. Bệnh xảy ra do vi khuẩn, virus tấn công vùng niêm mạc hầu họng và không thể kiểm soát dẫn tới viêm nhiễm. Ở Việt Nam viêm họng đỏ xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ với những tình trạng như cảm, sốt, viêm amidan,…

Ở giai đoạn cấp tính bệnh chưa gây ra quá nhiều những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, viêm họng tiến triển nặng hơn thành mãn tính và gây nhiều biến chứng khôn lường. Một trong những biến chứng thường gặp nhất là viêm họng mủ, viêm họng hạt. Tình trạng này thường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, 2 số biến chứng có thể kể đến như:

  • Viêm tai giữa: Vi khuẩn, virus có thể lây lan lên trên gây viêm tai giữa.
  • Viêm phổi và đường hô hấp dưới: Biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quả hoàn toàn có thể xảy ra khi bệnh tiến triển nặng.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống mạch máu và gây nhiễm trùng máu, tình trạng này cần cấp cứu kịp thời.
  • Viêm cầu thận: Một số trường hợp gặp phải biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm màng tim…
  • Nguy cơ ung thư vòm họng khi bệnh không được chữa trị sớm, tái phát dai dẳng nhiều lần…

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động nhận biết triệu chứng và có biện pháp điều trị viêm họng ở giai đoạn sớm.

Dấu hiệu viêm họng đỏ, phân loại mức độ viêm

Chuyên gia tai mũi họng chỉ rõ những biểu hiện nhận biết người bị viêm họng đỏ dưới đây:

Sau nhiều lần đốt hạt nhưng không thành, cô giáo Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã tìm đến bài thảo dược quý bí truyền từ Ngự Y triều Nguyễn và chữa khỏi bệnh hoàn toàn. TÌM HIỂU NGAY!
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống đột ngột sốt cao 38 – 40 độ C; vừa sốt vừa lạnh.
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn, quá trình nhai nuốt gặp khó khăn.
  • Mình mẩy đau nhức, hoa mắt chóng mặt
  • Họng khô, đau rát, khó chịu
  • Khàn tiếng nhẹ
  • Niêm mạc bị sưng tấy, phù nề
  • Ho và xuất hiện đờm khi ho
  • Amidan sưng to, xuất hiện chất nhầy bao phủ trên bề mặt.
Hình ảnh viêm họng đỏ với biểu hiện cổ họng sưng tấy, có dịch nhờn
Hình ảnh viêm họng đỏ với biểu hiện cổ họng sưng tấy, có dịch nhờn

Triệu chứng viêm họng đỏ ở trẻ em: Chủ yếu do virus APC ở trẻ với những đặc trưng điển hình như: hạch cổ sưng, viêm màng tiếp hợp, cổ họng sưng đỏ, nước mũi chảy nhiều.

Những triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày rồi giảm dần, có thể tự hết. Nhưng trường hợp này rất ít. Khi gặp cơ hội, bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe người bệnh. 

Dựa theo đặc điểm tổn thương cầu họng, viêm họng đỏ có thể chia thành 3 thể bệnh chính:

  • Viêm họng đỏ xuất tiết: Thường trẻ nhỏ dưới 10 tuổi sẽ mắc thể bệnh này với các triệu chứng như: niêm mạc tấy đỏ, đau khi nhai nuốt, nói chuyện; một vài người có thể bị sốt. 
  • Viêm họng đỏ trong các bệnh phát ban: Bệnh nhân bị sởi, rubeon sẽ hay mắc thêm thể bệnh này.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn của thấp khớp cấp: Bệnh nhân khi mắc sẽ bị buồn nôn và nôn, đau đầu chóng mặt, đồng thời niêm mạc bị tấy đỏ, thậm chí amidan bị sưng. 

Nguyên nhân mắc bệnh viêm họng đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng đỏ trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. 

  • Nguyên nhân chính: Do nhiễm virus, vi khuẩn ( liên cầu khuẩn, tụ khuẩn) hoặc nấm.
  • Nguyên nhân khách quan: Không khí môi trường làm việc và sinh sống bị ô nhiễm; giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
Làm việc trong môi trường ô nhiễm có thể bị viêm họng đỏ
Làm việc trong môi trường ô nhiễm có thể bị viêm họng
  • Nguyên nhân chủ quan: Làm việc căng thẳng, quá áp lực, không chú trọng sức khỏe. Vệ sinh răng miệng, tai, mũi họng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi cũng là lý do mắc viêm họng đỏ. Chế độ dinh dưỡng “quá đà” khi ăn nhiều đồ ngọt, cay nóng, đồ uống có gas thường xuyên cũng ảnh hưởng tới sức đề kháng của họng.

Nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng giúp cho người bệnh chọn đúng phương pháp điều trị triệt để, tránh nguy cơ bệnh bị tái phát trở lại. 

Chẩn đoán phát hiện viêm họng đỏ bằng cách nào?

Thực tế mọi người thường bị nhầm lẫn với viêm họng đỏ với một số bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, các bác sĩ phải chẩn đoán bệnh trước khi quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Thêm vào đó, chẩn đoán sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì để có phác đồ trị bệnh tương ứng. 

  • Chẩn đoán lâm sàng: Chủ yếu dựa theo triệu chứng điển hình của bệnh như: đau rát họng, ho, sốt đột ngột, cơ thể mệt mỏi, uể oải,…
  • Xét nghiệm máu: Với thể viêm họng đỏ, xét nghiệm máu bạch cầu không tăng.

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, đồng thời tránh viêm họng phát triển thành mãn tính. Điều trị sớm và lựa chọn phương pháp hiệu quả, an toàn là cách dứt điểm viêm họng tốt nhất.

Biện pháp chữa trị viêm họng đỏ tránh biến chứng

Viêm họng đỏ là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên nếu biết giữ gìn và chọn đúng phương pháp điều trị có thể nhanh chóng trị tận gốc, tránh tái phát.

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng đỏ

Các bác sĩ sẽ áp dụng điều trị viêm họng đỏ tại chỗ với việc chú trọng vào loại bỏ các triệu chứng như:

  • Thuốc hạ sốt: Người bệnh bị viêm họng cấp sẽ phải đối mặt với nhưng cơn sốt cao gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc hạ thân nhiệt như: Paracetamol, Analgin, Aspirin, A.P.C,…
  • Thuốc giảm đau: Những cơn đau họng sẽ thường xuyên xảy đến ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày vì thế sẽ có thêm một số loại thuốc Tây giảm triệu chứng này như dung dịch clorat kali 1% dùng để súc miệng, Paracetamol,…
  • Thuốc kháng sinh: Viêm họng đỏ chủ yếu do virus, vi khuẩn tấn công để lại những biến chứng như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thận, viêm khớp. Vì thế bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn. 
Thuốc Tây chữa viêm họng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Thuốc Tây chữa viêm họng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Thuốc Tây có công dụng mạnh mẽ trong điều trị bệnh viêm họng, tuy nhiên người bệnh nên đi thăm khám trực tiếp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc và dùng theo cảm tính bởi có thể gặp những hiểm họa khó lường. 

Bài thuốc dân gian chữa viêm họng đỏ

Điều bị bệnh tại nhà bằng phương pháp dân gian được mọi người áp dụng từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa viêm họng đỏ tại nhà dưới đây:

Sử dụng muối trắng 

Muối trắng là nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp và đây cũng là bài thuốc dân gian được mọi người áp dụng rất nhiều khi điều trị viêm họng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản.

Bài thuốc đơn giản chữa viêm họng đỏ bằng muối khoáng
Bài thuốc đơn giản chữa viêm họng bằng muối khoáng
  • Bước 1: Cho chút muối vào sẵn 1 cốc nước ấm 
  • Bước 2: Khuấy đều rồi ngậm dung dịch vừa pha

Thực hiện liên tục sau 1 thời gian triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm hẳn. Ngoài ra người bệnh cũng có thể thêm một vài lát chanh và 1 ít muối trắng để ngậm hàng ngày, các triệu chứng sẽ bớt hẳn. 

Kết hợp gừng và mật ong 

Nguyên liệu: 1 củ gừng và 1 thìa mật ong nguyên chất

Gừng và mật ong giảm triệu chứng đau rát do viêm họng đỏ gây nên
Gừng và mật ong giảm triệu chứng đau rát do viêm họng đỏ gây nên

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt gừng theo lát mỏng, thêm 1 ít mật ong vào bát.
  • Bước 2: Lấy một vài lát gừng cho vào miệng nhai nhẹ nhàng trong khoảng 1 – 2 phút. 

Thực hiện mỗi ngày từ 4 – 5 lần người bệnh sẽ thấy giảm ho, giảm đau họng đáng kể. 

Dùng tỏi kết hợp sữa nóng chữa viêm họng đỏ 

Nguyên liệu: 1 cốc sữa nóng, 1 vài nhánh tỏi đã bóc sẵn vỏ

Bài thuốc chữa viêm họng đỏ từ tỏi và sữa nóng
Bài thuốc chữa viêm họng đỏ từ tỏi và sữa nóng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đập dập tỏi
  • Bước 2: Cho lượng tỏi vừa đập dập vào cốc sữa nóng rồi khuấy đều. 

Đợi hãm trong khoảng từ 10 – 15 phút sau đó uống trực tiếp. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc vào buổi sáng và tối sẽ giúp tăng đề kháng cho cơ thể. 

Ngâm quất cùng mật ong 

Nguyên liệu: quất chín và vàng khoảng 0,5 kg , mật ong nguyên chất khoảng 500 ml

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng hũ thủy tinh có nắp sau đó cho quất vào
  • Bước 2: Trộn thêm mật ong sao cho lượng mật ong tràn bề mặt quả quất. Có thể kiểm tra bằng cách quất không bị vỡ khi nén xuống.

Ngâm hỗn hợp trong khoảng 1 tháng sau đó lấy ra sử dụng hàng ngày. Có thể tận dụng cả bã quất để ngậm và nuốt sẽ giảm cơn đau họng hiệu quả. 

Điều trị viêm họng đỏ bằng Đông y

Theo Đông y, vùng họng bị viêm nhiễm, sưng tấy là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể dẫn tới  tỳ vị bị suy nhược. Vì thế bài thuốc Đông y áp dụng điều trị căn nguyên bên trong từ nguồn bệnh, đồng thời bồi bổ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bệnh ắt sẽ tự lui. 

Tham khảo một số bài thuốc chữa viêm họng đỏ từ Đông y
Tham khảo một số bài thuốc chữa viêm họng đỏ từ Đông y

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây để điều trị viêm họng đỏ:

  • Bài thuốc 1: Kinh giới 8g, xạ can 4g, sinh địa 12g, bạc hà, cỏ nhọ nhồi, tang bạch bì mỗi thứ 8g, huyền sâm, kim ngân mỗi thứ 12g. Mỗi ngày đem sắc 1 thang và uống đều đặn 2 lần. 
  • Bài thuốc 2: Kinh giới, liên kiều 12g, Cam thảo, cát cánh mỗi thứ 4g, kim ngân 20g, bạc hà 6g, ngưu bảng tử, sinh địa, cương tàm mỗi thứ 12g. Mỗi ngày đem sắc 1 thang và uống đều đặn 2 lần. 

Bài thuốc Đông y chữa viêm họng đỏ với ưu điểm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên nên có tính lành, mát, không tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì điều trị mới thấy được hiệu quả.

Viêm họng đỏ ăn gì? kiêng gì? và cách phòng tránh tái phát

Song song với việc điều trị các triệu chứng bệnh gây nên việc chăm sóc, phòng tránh bệnh đúng cách giúp kiểm soát tốt hơn sự phát triển của bệnh, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. 

  • Thời gian đầu bệnh mới khởi phát bệnh có thể lây nhiễm cho người khỏe mạnh khi tiếp xúc với người bị bệnh. Do đó, bạn nên chú ý nghỉ ngơi tại nhà ít nhất từ 1 – 3 ngày đầu. 
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống đủ 2,5 lít nước/ ngày. 
  • Ăn thêm hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C giúp làm dịu niêm mạc cổ họng, tăng sức đề kháng. 
Người bị viêm họng hạt nên bổ sung nhiều rau củ quả
Người bị viêm họng hạt nên bổ sung nhiều rau củ quả
  • Sử dụng những món ăn mềm, nhuyễn như súp, cháo giúp thuận tiện trong việc nhai nuốt, tránh làm tổn thương họng. 
  • Không hút thuốc lá, uống đồ uống có ga, cồn.
  • Hạn chế nói to, la hét trong thời gian điều trị bệnh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thể dục thể thao nâng cao thể chất, không làm việc quá sức. 

Nếu tuân thủ phương pháp điều trị kết hợp chế độ chăm sóc, giữ gìn đúng cách sau 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát cao – đặc biệt trẻ nhỏ hay những người thường xuyên làm việc trong môi trường có khí hậu lạnh. Do đó, bạn cần ghi nhớ những biện pháp phòng bệnh tái phát như sau:

Nói không với thuốc và khói thuốc
Nói không với thuốc và khói thuốc
  • KHÔNG tiếp xúc thân mật với người bệnh
  • KHÔNG dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt với người bệnh.
  • Luôn giữ ấm cho cổ họng, đặc biệt vào mùa lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi đi xe hoặc tới nơi công cộng.
  • Thường xuyên đánh răng, súc họng 2 – 3 lần/ ngày nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng.
  • Chủ động thay bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng.
  • Nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm cần trang bị thêm máy lọc không khí.
  • Nhà cửa cần dọn dẹp thường xuyên, trồng thêm cây xanh
  • Có kế hoạch ăn uống hợp lý, bỏ thói quen ăn cay hoặc ăn đồ lạnh.
  • Chủ động đi thăm khám nếu thấy triệu chứng bất thường.

Viêm họng đỏ là thể bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Mặc dù khởi phát đột ngột và dễ tái phát nhưng hoàn toàn có cách điều trị dứt điểm. Khi gặp triệu chứng, bệnh nhân cần chủ động tới thăm khám, đồng thời tuân thủ đúng phương pháp điều trị bệnh kết hợp chăm sóc, giữ gìn cơ thể hợp lý để  tránh những biến chứng nặng nề.

Bài đọc thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *