Bị Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì Để Hết Bệnh?
Nội dung bài viết
Tuân thủ một chế độ kiêng cữ nhất định trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày chính là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm da tiếp xúc và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trở lại. Vậy bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ hữu ích về vấn đề này.
Bệnh viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân có hại như bụi bẩn, hóa mỹ phẩm, hóa chất công nghiệp, lông chó mèo… Chúng có thể gây viêm đỏ da kem theo sự xuất hiện của các nốt mụn nước rỉ dịch gây ngứa ngáy dữ dội và đóng vảy trên bề mặt da. Việc chăm sóc da đúng cách và có chế độ kiêng cữ phù hợp sẽ giúp người bệnh hạn chế được các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
Bên cạnh các thực phẩm gây bất lợi, người bị viêm da tiếp xúc cũng cần tuân thủ một số vấn đề kiêng cữ nhất định trong sinh hoạt hàng ngày để các tổn thương trên da nhanh lành.
1. Kiêng ăn các thực phẩm gây kích ứng
Một số thực phẩm mặc dù bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng trong thực đơn của người bị viêm da tiếp xúc , chúng có thể trở thành ngoài kích hoạt khiến cho các triệu chứng bệnh bùng phát dữ dội hơn. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kiêng các thực phẩm sau:
- Thịt gà: Thực phẩm này có tính nóng, khi được tiêu thụ nhiều sẽ làm chậm quá trình hồi phục tổn thương và làm tăng nguy cơ khiến da bị sưng, làm mủ. Ngoài ra, một số loại protein lạ trong thịt gà còn có thể làm tăng nặng phản ứng dị ứng trong cơ thể gây ngứa ngáy dữ dội và khiến bệnh viêm da tiếp xúc diễn tiến phức tạp hơn.
- Đồ biển và các thực phẩm có mùi tanh: Chẳng hạn như tôm, hàu, cá nục, cua…Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất đạm. Nếu sử dụng trong thời gian bị viêm da tiếp xúc có thể làm tăng nặng cơn ngứa cũng như các triệu chứng khác của bệnh viêm da tiếp xúc. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có thể ăn một số loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá tuyết hay dầu gan cá vì chúng chứa nhiều omega 3 có thể ức chế phản ứng viêm trên da.
- Các loại thịt có màu đỏ: Một số người bị viêm da tiếp xúc có biểu hiện ngứa và viêm da nhiều hơn sau khi ăn các loại thịt có màu đỏ, chẳng hạn như thịt bò hay thịt dê… Ngoài ra, thực phẩm này còn làm tăng hắc sắc tố trên da, khiến tổn thương dễ để lại sẹo và vết thâm.
- Các món ăn nấu từ gạo nếp: Thực phẩm này nổi tiếng là có tính nóng nên không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm da tiếp xúc vì có thể khiến da mưng mủ, lâu lành. Do vậy tốt nhất trong thời gian điều trị, người bệnh nên kiêng cơm nếp, bánh chưng và các thức ăn khác được chế biến từ gạo nếp, ít nhất là cho đến khi tổn thương trên da hồi phục hoàn toàn.
- Rau muống: Không riêng gì người bị viêm da tiếp xúc mà tất cả các trường hợp có tổn thương ngoài da, mới làm phẫu thuật đều phải kiêng rau muống. Thực phẩm này chứa Madecassol – một chất có khả năng đẩy mạnh quá trình phát triển xơ, gây ra sẹo lồi ở khu vực bị nhiễm bệnh.
- Đồ ngọt: Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng đường huyết, làm cản trở dòng máu lưu thông máu đến nuôi dưỡng tổn thương, qua đó làm chậm tiến độ điều trị chung. Người bệnh nên cắt giảm bớt các thức ăn vặt như bánh, kẹo, nước ngọt và hạn chế nêm đường khi chế biến thức ăn nếu không muốn bệnh tình thêm nghiêm trọng.
- Gia vị cay: Tiêu, ớt, sa tế hay mù tạt là những ví dụ điển hình. Ăn quá cay có thể vùng da nhiễm bệnh bị kích thích, làm tăng cảm giác nóng rát ngứa ngáy khó chịu.
Những thực phẩm trên đều không tốt cho người bị viêm da tiếp xúc. Hạn chế sử dụng chúng và thay thế bằng các thức ăn thân thiện và có lợi cho da, chẳng hạn như rau xanh, quả mọng, súp lơ, tỏi, nghệ, gừng hay các loại đậu… Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn thêm về vấn đề này và xây dựng được một thực đơn khoa học, giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc.
2. Người bị viêm da tiếp xúc cần kiêng bia, rượu, cà phê
Những đồ uống này khi sử dụng không chỉ làm tăng triệu chứng khó chịu trên da mà còn khiến lượng macrophage trong cơ thể bị suy giảm. Macrophage là các tế bào đóng vai trò miễn dịch. Chúng được sản sinh nhằm mục đích chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời loại bỏ các mảnh vỡ ở tế bào bị tổn thương. Chức năng này sẽ hoạt động kém hiệu quả khi lượng macrophage cơ thể sản xuất ra quá ít.
Thêm vào đó, các thức uống chứa cồn còn có thể tương tác, làm giảm hiệu quả của các thuốc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc và gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.
3. Không dùng mỹ phẩm
Mỹ phẩm chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, chứa chất độc hại gây kích ứng cho da chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm da tiếp xúc.
Vì vậy, người bệnh được khuyên nên tạm thời ngưng sử dụng tất cả các sản phẩm chăm sóc da đang dùng. Tuyệt đối không bôi mỹ phẩm hay phấn trang điểm lên vùng da đang bị viêm có thể khiến tổn thương lan rộng và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.
4. Tránh để thần kinh bị căng thẳng
Mặc dù stress không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm da tiếp xúc nhưng đây lại là một trong những yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển. Thần kinh bị căng thẳng quá mức có thể khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, hoạt động kém hiệu quả trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh.
> ĐỪNG BỎ LỠ: Điều trị viêm da tiếp xúc, bảo toàn nét đẹp làn da với bài thuốc quý của Ngự y triều Nguyễn
Vì vậy mà khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh nên cố gắng kiểm soát tốt tâm trạng. Nghỉ ngơi nhiều, sắp xếp lại công việc cho hợp lý và luôn giữ tinh thần lạc quan, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực. Điều này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh.
5. Kiêng bơi ở các hồ nước công cộng
Đây cũng là hoạt động tối kỵ khi bị viêm da tiếp xúc. Tại các hồ bơi công cộng, người ta thường sử dụng hóa chất Chlorine (Clo) để khử trùng, tiêu diệt rêu tảo và làm sạch nước. Đây là một chất tẩy cực mạnh. Khi tiếp xúc với các chất này, tổn thương trên da càng bị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
6. Không gãi ngứa, kỳ cọ mạnh ở khu vực bị viêm da tiếp xúc
Khi viêm da tiếp xúc lên cơn ngứa, như một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhiều người sẽ ngay lập tức đưa tay lên gãi. Hành động này tuy có thể tạm thời làm dịu cơn ngứa nhưng nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho da.
- Thứ nhất, việc gãi ngứa, chà sát mạnh sẽ khiến cho mụn nước bị bể, đồng thời làm da bị trầy xước, chảy máu.
- Thứ hai, khi chạm tay tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị bệnh thì vi khuẩn từ tay được truyền qua da có thể dễ dàng xâm nhập vào tổn thương gây nhiễm trùng, lở loét da. Nghiêm trọng hơn là bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, nhiễm trùng máu.
Tương tự, hành động chà sát hay kỳ cọ mạnh mỗi khi tắm cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy cho da. Để giải quyết cơn ngứa, người bệnh có thể thử một số giải pháp an toàn hơn, chẳng hạn như vỗ mạnh vào da, tắm nước mát, đắp gạc lạnh hoặc sử dụng các loại kem bôi, thuốc uống chống ngứa theo đơn bác sĩ.
7. Kiêng để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa
Nhiều người bị viêm da tiếp xúc khi phải thường xuyên làm việc với hóa chất công nghiệp hay chất tẩy rửa mà không có biện pháp bảo vệ an toàn. Những tổn thương trên da có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh để da tiếp xúc trực tiếp với những chất này.
Do vậy , nếu muốn nhanh hết bệnh, người bị viêm da tiếp xúc nên tránh xa các loại hóa chất như bột giặt, nước tẩy, thuốc nhuộm tóc, sữa tắm trắng, sơn hay xi măng… Nếu có liên quan đến tính chất công việc, xem xét thay đổi môi trường làm việc mới nếu có tiền sử tái phát bệnh nhiều lần. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất thì nên mang dụng cụ bảo vệ da, chẳng hạn như găng tay, mặt nạ, mặc quần áo dài tay…
8. Kiêng ra ngoài nắng
Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tổn thương viêm trên da sẽ lâu lành do ảnh hưởng của tia UV gây hại. Ngoài ra, tia cực tím còn làm gia tăng hắc sắc tố melamin khiến da bị thâm, để lại sẹo xấu sau khi hồi phục.
Vì vậy, nếu không cần thiết thì người bị viêm da cơ địa nên hạn chế đi ra ngoài khi trời đang nắng. Trường hợp bắt buộc hãy mặc áo khoác, quần dài hay trang bị thêm nón mũ, khẩu trang hay ô dù để che chắn khu vực bị nhiễm bệnh, hạn chế thấp nhất những tổn hại cho da.
9. Tránh ở trong môi trường có không khí khô lạnh
Không khí khô hanh sẽ làm các tế bào da bị mất nước và làm suy yếu hàng rào bảo vệ da. Đây chính là yếu tố thuận lợi để các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công vào da dẫn đến viêm nhiễm. Hơn nữa, tình trạng khô da cũng co thể kích hoạt cơn ngứa trở nên dữ dội hơn.
Để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, tốt nhất người bệnh nên tránh xa môi trường có không khí khô hanh, nhiều gió hoặc thường xuyên ở trong phòng có máy điều hòa.
Những việc người bị viêm da tiếp xúc nên làm
Bên cạnh việc tìm hiểu bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì thì người bệnh cũng cần nắm rõ những việc làm, thói quen ăn uống sinh hoạt có ích cho bản thân và cố gắng thực hiện để bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh:
- Uống nhiều nước: Nước có nhiệm vụ duy trì độ ẩm trên da, làm dịu kích ứng, đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể, đồng thời duy trì hoạt động tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương trên da.
- Bổ sung thêm rau củ quả vào thực đơn: Đây chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết giúp vùng da bị nhiễm bệnh nhanh được tái tạo. Bạn nên ưu tiên các loại rau quả chứa nhiều vitamin C & E như cam, bưởi, dâu tây, súp lơ xanh, cà chua, rau bina, cà rốt, hạt mè…
- Giữ gìn vùng da nhiễm bệnh sạch sẽ, khô ráo: Tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày. Lựa chọn những trang phục rộng rãi, chất liệu mềm mại để da luôn được thông thoáng.
- Tập thể dục hàng ngày: Duy trì các hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, tập yoga mỗi ngày có thể giúp ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường tuần hoàn máu dưới da. Nhờ vậy bệnh viêm da tiếp xúc sẽ nhanh lành và ít có nguy cơ tái phát trở lại.
- Xác định rõ căn nguyên và điều trị tận gốc: Bệnh viêm da tiếp xúc có thể khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với một tác nhân lạ, chẳng hạn như chất tẩy rửa, sơn, đồ trang sức, mỹ phẩm và ngay cả ánh nắng mặt trời… Người bệnh cần truy tìm ra được yếu tố gây bệnh của bản thân và tránh xa nó. Đồng thời, tích cực điều trị ngay khi có dấu hiệu bị viêm da tiếp xúc để hạn chế thấp nhất những tổn thương trên da.
Bài viết trên đây vừa đi sâu vào phân tích và giải đáp thắc mắc “bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì”. Hãy loại bỏ những thói quen xấu và cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh để sớm đẩy lùi được bệnh
Thông tin hữu ích
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!