Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Khỏi Được Không, Bằng Cách Nào?
Nội dung bài viết
Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không là một trong câu hỏi mà đa số người mắc bệnh đang thắc mắc và đi tìm câu trả lời chính xác. Theo nhận định của các nhà khoa học, bệnh viêm da cơ địa có thể chữa khỏi nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự đẩy lùi nguy cơ tái phát nếu tuân thủ các nguyên tắc điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? – Giải đáp thắc mắc
Để trả lời câu hỏi “Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không?”, trước hết, bạn cần biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính thường tiến triển theo từng đợt và dễ tái phát. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Khi mắc phải, trên da người bệnh thường xuất hiện những vết mẩn đỏ và gây ngứa. Mức độ gây ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi về đêm, cơn ngứa thường dồn dập khiến người bệnh ngủ không sâu giấc. Vì tình trạng ngứa ngáy luôn bùng phát, nhiều bệnh nhân phải gãi, việc gãi quá mạnh dễ khiến da bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng và vết thương bị sưng viêm, tiết mủ đục.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu cho biết hiện nay chưa có nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng da bị viêm cơ địa. Một số giả thiết cho rằng do tình trạng da quá khô và không được chăm sóc đúng cách đã gây rối loạn hệ thống miễn dịch, từ đó hình thành nên cơn ngứa. Mặt khác, căn bệnh này có thể khởi phát do yếu tố di truyền khi thành viên trong gia đình có người bị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn,… Bên cạnh đó, một số tác nhân khác có thể gây nên tình trạng viêm da như: nhiệt độ môi trường, hóa chất, phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, các thực phẩm dễ gây kích ứng da,…
Viêm da cơ địa có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh vẫn luôn chủ quan với bệnh tình đang mắc phải. Người bệnh nên cảnh giác trước những tình trạng bệnh tình xấu có thể phát sinh như: nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến thị giác, viêm kết mạc, hen suyễn, suy hô hấp, thậm chí để lại sẹo khó lành gây mất thẩm mỹ.
Quay trở lại với câu hỏi chính “Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không?” đã được đặt ra ở phần đầu. Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh viêm da cơ địa tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, lối sống và cả công việc của người mắc phải. Do đó, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh lý theo những phác đồ của bác sĩ. Trên thực tế, cho đến nay các phương pháp chữa bệnh chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa gây ra chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể giảm nguy cơ bệnh tình tái phát nếu tuân thủ các nguyên tắc điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa
Với nền y học ngày càng hiện đại, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa tương ứng với mức độ bệnh lý khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa được chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Chữa viêm da cơ địa theo bài thuốc dân gian
Đối với những bệnh viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian. Đây là một trong những liệu pháp điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng điều trị rộng rãi.
Đa phần, các loại thảo dược được dân gian sử dụng để trị viêm da cơ địa là các loại cây thuốc có chứa các thành phần sát trùng, kháng khuẩn, khám viêm tự nhiên, lành tính, ít gây ra tác dụng khi sử dụng. Một trong số đó có thể kể đến các loại thảo dược như: lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi, lá kinh giới, lá lốt, lá khế, lá đinh lăng, cây sài đất,… Những loại thảo dược này phần lớn chủ yếu để nấu nước tắm hoặc bào chế thành thuốc đắp ngoài.
Mặc dù độ an toàn tương đối cao, nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, nhưng cách trị viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian chỉ thích hợp sử dụng cho một số trường hợp. Song, phương pháp này không có tác dụng thay thế các loại thuốc đặc trị bên Tây y.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y
Một số loại thuốc được chỉ định điều trị viêm da cơ địa tương ứng với từng mức độ mắc phải, cụ thể hơn:
- Bệnh viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính (mức độ nhẹ):
Đa phần các bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, thuốc bôi ngoài da chứa Corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch tại chỗ như: Tacrolimus, Pimecrolimu,… Những trường hợp bệnh viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ thường ưu tiên sử dụng các sản phẩm có khả năng phục hồi da, cân bằng độ ẩm da, giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khô da.
- Bệnh viêm da cơ địa ở giai đoạn bán cấp (mức độ trung bình và nặng):
Ở giai đoạn này, bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, da sưng nề, phù nhưng không tiết dịch. Thuốc Corticosteroid dạng uống hoặc dạng tiệm ngắn ngày thường được chỉ định điều trị, một số trường hợp khác có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng.
- Bệnh viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính (mức độ nghiêm trọng):
Bệnh càng trở nặng đồng nghĩa với việc thời gian điều trị bệnh càng kéo dài và khó khăn hơn nếu so với giai đoạn cấp tính. Tại thời điểm này, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý có thể phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, để khắc phục các triệu chứng ở giai đoạn này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin để giảm cơn ngứa ngáy, có thể kết hợp cùng với liệu pháp chiếu tia cực tím. Đồng thời, chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Khi điều trị viêm da cơ địa bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc theo những phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép. Điều này có thể giúp người bệnh phòng tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
Bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa
Xu hướng chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y cũng được phần đông bệnh nhân biết đến và áp dụng điều trị để cải thiện bệnh lý, bệnh viêm da cơ địa cũng không hẳn là trường hợp ngoại lệ. Ngoài công dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, sưng phù, bài thuốc Đông y còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ gan, giúp gan đào thải các độc tố gây bệnh nên trong cơ thể.
Một số bài thuốc Đông y được chỉ định điều trị bệnh viêm da cơ địa, người bệnh có thể tham khảo:
# Bài thuốc số 1: Kết hợp sử dụng rau má, cây sài đất, đan sâm, kim ngân hoa, mạch đông, trúc diệp và liên kiều với liều lượng bằng nhau để sắc lấy nước uống. Người bệnh kiên trì sử dụng thuốc hằng ngày để cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
# Bài thuốc số 2: Dùng cam thảo, bồ công anh, cây sài đất, kim ngân hoa và thương nhĩ tử với liều lượng bằng nhau. Đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc cùng với 700 – 800 ml nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc loại còn khoảng 200 ml. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
# Bài thuốc số 3: Dùng khương hoạt, sài hồ, cát cánh, chỉ xác, kinh giới, độc hoạt, phòng phong, độc hoạt, bạch tiên bì, thuyền thoái, phục linh, kim ngân hoa và bồ công anh. Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng cải thiện bệnh viêm da cơ địa. Người bệnh có thể chia phần nước sắc được thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
# Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang: Đây là bài thuốc đặc trị viêm da cơ địa nổi tiếng nhất hiện nay, độc quyền từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc là thành quả của các chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền từ nghiên cứu đề tài khoa học “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da cơ địa.”
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong suốt 3 năm, trải qua nhiều lần thử nghiệm lâm sàng khắt khe và đã được nghiệm thu kết quả bởi Hội đồng khoa học gồm những bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm. Thành quả là sự ra đời của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, mang đến giải pháp điều trị viêm da cơ địa từ gốc, an toàn, hiệu quả và ngăn chặn tái phát trong nhiều năm.
Những vấn đề khác cần lưu ý khi bị viêm da cơ địa?
Ngoài việc điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y hay các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng cần chú ý đến những vấn đề sau để bệnh tình được thuyên giảm một cách nhanh chóng:
- Không nên giã quá mạnh nên vùng da bị viêm nhiễm. Việc gãi quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm tấn công và sinh bệnh;
- Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ thông qua việc tắm rửa mỗi ngày. Người bệnh không nên tắm nước quá nóng, bởi nhiệt độ cao có thể khiến da bị thô ráp, dễ bị kích ứng. Tốt nhất, nên tắm nước đủ ấm đồng thời sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho người bị viêm da cơ địa;
- Sử dụng các bộ trang phục làm bằng chất liệu cotton hút ẩm mồ hôi. Tránh mặc các loại quần áo bó sát cơ thể, trang phục làm từ sợi tơ tổng hợp, lông thú,…;
- Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc thịt bò, đậu phộng, hải sản, thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ,… trong thời gian điều trị để phòng ngừa tình trạng tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc,…;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức. Việc cơ thể luôn bị stress nặng dễ khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa tái phát trở lại;
- Tăng cường vận động cơ thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, tăng độ bền cho cơ thể, đặc biệt, giúp phòng bệnh một cách tự nhiên.
Tóm lại, bệnh viêm da cơ địa có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách, đúng phương pháp kết hợp cùng với việc chăm sóc da phù hợp. Để biết chắc chắn quá trình điều trị bệnh có khắc phục hiệu quả các triệu chứng viêm nhiễm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ nếu cần thiết.
Có thể bạn đọc chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!