7 Cách Chữa Bệnh Viêm Da Cơ Địa Bằng Thuốc Dân Gian

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh biết đến nhờ ưu điểm lành tính, an toàn. Đa phần các loại thảo được dân gian sử dụng để trị viêm da cơ địa là những dược liệu chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên và chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn tình trạng lão hóa da, cải thiện cấu trúc da.

Tổng hợp 7 cách chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian
Tổng hợp 7 cách chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian

Chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc dân gian có thực sự hiệu quả?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính, thường tái phát trở lại sau một thời gian điều trị. Khi mắc bệnh, vùng da của người bệnh thường xuất hiện các mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ, da bị khô, nứt da và kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Thông thường, người bệnh thường chú trọng đến việc giảm thiểu các triệu chứng ngoài da, giảm ngứa ngáy. Một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và dần trở thành xu hướng là phương pháp trị viêm da cơ địa bằng cây thuốc dân gian.

Theo quan điểm của giới Y học cổ truyền, các loại dược liệu được sử dụng để trị viêm da cơ địa là những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, đồng thời có tác dụng trị mẩn ngứa, mụn nhọt. Theo đó, giới y học hiện đại đã tìm ra nhiều thành phần hoạt chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn có trong nhiều loại lá cây như: lá trầu không, lá ổi, lá lốt, lá khế,… Nhiều loại dược liệu khác còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi quá trình tái tạo da, dưỡng ẩm cho da.

Các loại thảo dược được dân gian sử dụng để trị bệnh viêm da cơ địa là những loại dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên
Các loại thảo dược được dân gian sử dụng để trị bệnh viêm da cơ địa là những loại dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên

Song, mỗi phương pháp điều trị viêm da cơ địa đều tồn tại hai mặt ưu và nhược điểm. Ưu điểm của phương pháp này và nhược điểm của phương pháp khác (dùng thuốc Tây y), cụ thể hơn:

Ưu điểm:

  • Bài thuốc dân gian trị viêm da cơ địa đa phần là các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Do đó, phương pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ;
  • Do bản chất lành tính, an toàn, bài thuốc nam trị viêm da cơ địa thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú;
  • Hầu hết các dược liệu thuốc nam thường dễ kiếm lại dễ tìm, giá thành rẻ. Điều này, giúp cho người bệnh tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí điều trị;
  • Phù hợp sử dụng để điều trị bệnh lý trong khoảng thời gian dài mà không quá lo lắng đến tình trạng da bị bào mòn hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, phòng ngừa bệnh tình tái phát trong tương lai.

Nhược điểm:

  • Tác dụng của bài thuốc dân gian thường có tác dụng khá chậm, không mang lại hiệu quả tức thì. Người bệnh có thể mất khoảng vài ngày hoặc vài tuần mới thấy rõ hiệu quả của bài thuốc;
  • Hầu như các bài thuốc nam chỉ phát huy hết công dụng đối với các trường hợp bệnh viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Những trường hợp bệnh tình ở mức độ trung bình hoặc nặng thường không có tác dụng. Do đó, người bệnh cần biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải để có phác đồ điều trị phù hợp;
  • Mất nhiều thời gian để bào chế và nấu thuốc, người bệnh thường không đủ sự kiên trì để thực hiện hết lộ trình điều trị trong nhiều tuần.

Tổng hợp 7 bài thuốc dân gian trị viêm da cơ địa

Dưới đây là một số cách trị viêm da cơ địa bằng cây thuốc dân gian được ứng dụng phổ biến, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn bài thuốc phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh lý đang mắc phải:

1. Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại lá quen thuộc, có vị cay, mùi nồng, tính ấm. Trong Đông y, loại lá này có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn, khu phong,… Theo sự phân tích của các nhà khoa học, trong loại lá này có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn như: Esstragol, Chavicol, Chavibetol, Hydroxycavidol, Diastase,…

Với những đặc tính trên, lá trầu không rất thích hợp để sử dụng trị bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh da liễu khác như: viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa, á sừng,…

Lá trầu không chứa nhiều thành phần tinh dầu, hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên
Lá trầu không chứa nhiều thành phần tinh dầu, hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi và 2 – 3 muỗng muối biển;
  • Rửa sạch toàn bộ lá trầu không tươi bằng nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
  • Cho tất cả lá trầu không vừa được làm sạch vào trong nồi cùng với 3 – 4 lít nước và 2 thìa muối biển;
  • Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá trầu không ra hoàn toàn;
  • Lấy phần nước đun sôi pha cùng với một ít nước lạnh sao cho độ ấm của nước vừa đủ để tắm. Trong khi tắm, có thể sử dụng phần bã lá để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Người bệnh nên kiên trì thực hiện liên tục 1 tuần để thấy được sự thay đổi.

Sau khi tắm nước lá trầu không, người bệnh không nhất thiết phải tắm lại bằng nước mát, mặc dù trên da bạn xuất hiện mùi hăng của lá. Đây là mùi của tinh dầu lá trầu không và hoàn toàn không làm ảnh hưởng nhiều đến da.

2. Bạc hà chữa viêm da cơ địa do phong

Trong y học cổ truyền đã quan niệm, nếu viêm da cơ địa do phong với các biểu hiện ngứa ngáy sẽ dùng phép trị khu phong. Bạc hà là một trong các vị dược liệu sở hữu đặc tính trị khu phong rất tốt, thường xuyết hiện trong các bài thuốc Đông y giúp khử trùng, sát khuẩn, làm lành tổn thương trên da.

Đặc biệt, hoạt chất menthol có trong bạc hà có tính the, mát, chống viêm và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dược chất.

Cách trị mụn ở lưng hiệu quả tại nhà
Lá bạc hà tươi

Người bị viêm da cơ địa có thể sử dụng loại cây thân thảo này trong loại bỏ triệu chứng ngựa ngáy theo các cách sau:

Cách 1: Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi đã rửa sạch, giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vùng da ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra.

Cách 2: Sắc 15g lá bạc hà khô với 500ml nước, dùng gạc nhúng qua nước bạc hà sau đó đặt lên vùng da tổn thương.

Cách 3: Pha bạc hà với nước sôi và dùng thay nước lọc để uống trong ngày cũng rất tốt. Trà bạc hà mang tới tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, tăng cường chức năng gan, tống tiễn bệnh viêm da cơ địa từ căn nguyên của bệnh.

3. Bồ công anh chữa viêm da cơ địa do nhiệt

Theo Tân Tu Bản Thảo, bồ công anh là loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, không độc, quy vào kinh Can, Vị, mang tới tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng phù nề. Đối với bệnh viêm da cơ địa do nhiệt (hoả) với các biểu hiện như sưng nề, nóng rát nên sử dụng các bồ công anh để giúp tống tiễn căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tốt, phù hợp dùng trong loại bỏ các tổn thương ngoài da do viêm da cơ địa gây ra. Để đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa từ cây thuốc bồ công anh, người dùng có thể áp dụng các cách sau:

BỒ CÔNG ANH
Bồ công anh

Cách 1: Giã bồ công anh và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương để giúp sát khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Cách 2: Pha một nhúm nhỏ 10g bồ công anh khô với 150ml nước, bỏ qua nước 1 và dùng thay cho trà uống hằng ngày. Trà bồ công anh không chỉ có công dụng đào thải độc tố và tống tiễn bệnh viêm da cơ địa hiệu quả, mà còn có khả năng giúp đào thải mỡ thừa, mang tới công dụng làm đẹp dáng và da rất tốt.

4. Hành hoa – Dược liệu trị viêm da cơ địa ít người biết

Hành hoa được biết đến là loại gia vị được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn. Chúng không chỉ có công dụng tạo mùi mà còn kích thích sự thèm ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.

Trong Y học cổ truyền, hành hoa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: hành lá, hành hương, thông bạch. Loại lá cây này có mùi hăng, tác dụng thông khí, sát trùng, hoạt huyết, an thai. Không chỉ riêng Y học cổ truyền, giới Y học hiện đại còn cho biết, trong hành hoa có chứa nhiều thành phần có tác dụng như những loại thuốc kháng sinh tự nhiên với công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ngoài da.

Nhờ có những công dụng hữu ích trên, hành hoa được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc trị viêm da cơ địa và một số bệnh da liễu khác.

Bài thuốc từ hành hoa giúp làm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ do viêm da cơ địa gây ra
Bài thuốc từ hành hoa giúp làm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ do viêm da cơ địa gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100 gram hành hoa và 2 thìa cà phê muối hạt;
  • Nhặt bỏ những phần hành hoa bị úa, dập nát rồi đem rửa sạch bụi bẩn, đất cát;
  • Vớt ra để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 3 – 5 cm;
  • Bắt lên bếp một nồi nước khoảng 500 – 700 ml nước, khi nước sôi, cho toàn bộ hành hoa vừa được sơ chế và muối vào nồi rồi tiếp tục đun sôi;
  • Tắt bếp và cho toàn bộ phần nước ra thau nhỏ;
  • Khi nước nguội bớt, người bệnh tiến hành ngâm rửa vùng da bị viêm cơ địa.

Mỗi lần ngâm rửa vùng da bị viêm, người bệnh cần tiến hành ngâm khoảng 15 – 20 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần. Sau một thời gian kiên trì thực hiện đều đặn, các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ dần được tiêu biến, cấu trúc da dần khôi phục.

5. Trị viêm da cơ địa bằng lá khế

Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền, lá khế là loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên có vị chát, tính mát, có công dụng giải độc, tân sinh, trừ phong nhiệt, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm. Mặt khác, theo nghiên cứu của giới y học hiện đại, trong lá khế có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên.

Với những bản chất và tính năng trên, lá khế rất thích hợp để sử dụng trị viêm da cơ địa cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai, giúp giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, da bị thô ráp cho bệnh lý gây ra.

Trong Y học cổ truyền, lá khế có vị chát, tính mát, có tác dụng giải độc, chống viêm, giảm ngứa, hỗ trợ trị bệnh viêm da cơ địa
Trong Y học cổ truyền, lá khế có vị chát, tính mát, có tác dụng giải độc, chống viêm, giảm ngứa, hỗ trợ trị bệnh viêm da cơ địa

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm lá trầu không rửa qua nhiều lần với nước sạch. Tốt hơn nên ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 7 – 10 phút rồi vớt ra để ráo nước;
  • Cho toàn bộ lá trầu không đã được làm sạch vào trong cối, thêm một ít muối biển rồi tiến hành giã nát;
  • Thoa một lượng hỗn hợp vừa đủ lên trực tiếp vùng da bị tổn thương và để yên khoảng 15 – 20 phút. Trước khi tiến hành đắp thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bằng nước ấm và dùng khăn sạch để lau ráo nước;
  • Rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm để lau ráo nước;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.

Tuy nhiên, bài thuốc đắp từ lá khế chỉ áp dụng cho các vết thương có kích thước nhỏ. Đối với các trường hợp vùng da tổn thương xuất hiện ở toàn thân, người bệnh nên sử dụng lá khế để nấu nước uống hoặc nấu nước để tắm rửa.

6. Dùng lá ổi nấu nước tắm trị viêm da cơ địa

Lá ổi là loại lá cây quen thuộc, dễ dàng tìm thấy quanh nơi bạn sinh sống. Chỉ một nắm lá ổi tươi, người bệnh có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa, giúp giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng mẩn đỏ. Đây là phương pháp trị bệnh dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng khá rộng rãi.

Trong lá ổi có chứa một số thành phần hoạt chất có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu cho bệnh viêm da cơ địa gây ra. Bên cạnh đó, trong loại lá này còn chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng da bị tổn thương, giúp da luôn chắc khỏe, đều màu.

Tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm cơ địa từ lá cây ổi để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
Tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm cơ địa từ lá cây ổi để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm lá ổi đã được làm sạch vào trong nồi nước đang sôi (khoảng 3 – 4 lít nước);
  • Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá ổi ra hoàn toàn;
  • Đổ toàn bộ nước ra thau, pha thêm một ít nước lạnh sao cho đạt được độ ấm;
  • Người bệnh tiến hành tắm rửa hoặc ngâm vùng da bị tổn thương khoảng 10 – 15 phút. Đồng thời, sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa thuyên giảm hoàn toàn.

7. Dùng dầu dừa trị viêm da cơ địa không phải ai cũng biết

Dân gian vẫn truyền tai nhau phương pháp trị viêm da cơ địa bằng dầu dừa. Phương pháp này không chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, da nổi sần mà còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giảm kích ứng, chống tình trạng da khô.

Dầu dừa có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng như: axit lauric, axit caprylic,...
Dầu dừa có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng như: axit lauric, axit caprylic,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước ấm rồi dùng khăn bông để lau khô hoặc để khô tự nhiên;
  • Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị viêm cơ địa, đồng thời, massage nhẹ nhàng để các tinh chất dễ dàng thấm sâu vào lớp bì;
  • Để khô tự nhiên khoảng 45 – 60 phút rồi dùng khăn lau lại cho sạch.

Lưu ý: Người bệnh sử dụng dầu dừa trị viêm da cơ địa đúng cách. Không nên quá lạm dụng hoặc để yên dầu dừa trên da qua đêm, điều này có thể làm ảnh hưởng đến lỗ chân lông, gây tắc nghẽn và hình thành viêm.

8. Chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh

Chè xanh (trà xanh) là loại dược liệu có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người được nhiều gia đình sử dụng để nấu nước uống, giúp giải độc thanh nhiệt. Bên cạnh đó, lá chè xanh còn được dân gian sử dụng để trị bệnh viêm da cơ địa và một số bệnh da liễu khác.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, hàm lượng hợp chất flavonoid, polyphenol, vitamin C có trong lá chè xanh chiếm phần lớn. Những thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, kháng khuẩn, sát trùng, giảm sưng. Đồng thời, trong lá chè xanh còn chiếm thành phần chống oxy hóa EGCG, có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa da, giúp da luôn được căng mịn, chắc khỏe.

Bài thuốc trị viêm da cơ địa từ lá chè xanh được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi
Bài thuốc trị viêm da cơ địa từ lá chè xanh được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm lá chè xanh ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vớt ra để ráo nước;
  • Vò nát toàn bộ lá chè xanh rồi cho vào nồi nước đang sôi (khoảng 3 – 4 lít nước);
  • Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá chè xanh ra hoàn toàn;
  • Đổ nước ra thau, pha thêm một ít nước mát sau cho nhiệt độ nước đủ ấm để dùng. Dùng nước lá chè xanh để ngâm rửa hoặc để tắm, đồng thời sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm;
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày một lần vào mỗi buổi tối.

Lưu ý: Sau khi tắm bằng nước lá chè xanh, người bệnh không nhất thiết phải tắm lại với nước sạch, có thể sử dụng khăn bông để lau sạch cơ thể là được.

9. Hết viêm da cơ địa nhờ bài thuốc từ nghệ

Nghệ không chỉ được biết đến là loại gia vị trong một số món ăn hằng ngày mà còn được biết đến với công dụng trị nhiều bệnh lý như: đau dạ dày, bệnh hen suyễn, bệnh tim và cả bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, phương pháp trị viêm da cơ địa bằng nghệ ít được biết đến và áp dụng chưa được rộng rãi.

Theo một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí “Thuốc cho bệnh Da liễu” cho biết, thành phần hoạt chất Curcumin có trong nghệ có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên. Từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng viêm của cơ thể. Bên cạnh đó, trong nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng cho các đối tượng bị viêm da cơ địa.

Thành phần hoạt chất Curcumin có trong nghệ có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên
Thành phần hoạt chất Curcumin có trong nghệ có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho một muỗng tinh bột nghệ và một muỗng mật ong nguyên chất vào trong chén nhỏ, tiến hành trộn đều để được một hỗn hợp sền sệt;
  • Vệ sinh vùng da bị viêm cơ địa bằng nước ấm và dùng khăn bông khô lau ráo nước;
  • Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và để yên khoảng 20 phút;
  • Tiến hành rửa lại bằng nước mát;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Người bệnh cũng có thể sử dụng hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong để uống cùng với ly nước ấm. Phương pháp này không chỉ giúp phục hồi cấu trúc da mà còn có giải thiện sự hoạt động của dạ dày.

Một số lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc dân gian

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc dân gian trị viêm da cơ địa, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Để việc điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng cây thuốc nam đạt được hiệu quả, người bệnh nên tìm nguồn nguyên liệu sạch, tươi, không thuốc trừ sâu để đảm bảo các thành phần dược tính vốn có;
  • Đối với các bài thuốc đắp, người bệnh tuyệt đối không nên bôi thuốc trực tiếp lên vùng da có vết thương hở hoặc mới vỡ mụn nước. Mặt khác, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm trước khi đắp thuốc;
  • Nên sử dụng thảo dược dạng khô để trị viêm da cơ địa để hạn chế các độc dược có trong thảo dược;
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng và phòng ngừa tình trạng tái phát;
  • Trong quá trình áp dụng các bài thuốc dân gian, nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Trên đây là 7 cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng bài thuốc dân gian và một số lưu ý khi sử dụng. Để mang lại kết quả điều trị tốt, ngoài việc áp dụng một số bài thuốc dân gian, người bệnh nên kết hợp sử dụng một số loại thuốc Tây y khác. Song, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa phù hợp để phòng tránh tình trạng tái phát.

Có thể bạn đọc chưa biết: Bệnh viêm da cơ địa có lây không, làm sao phòng ngừa?

5/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *