Người Bị Viêm Da Cơ Địa Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt?
Nội dung bài viết
Người bị viêm da cơ địa nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm, chứa nhiều vitamin và khoáng chất để cải thiện tình trạng nứt nẻ, tổn thương da. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm có thể kích hoạt tế bào T gây viêm và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da phổ biến khiến da khô, ngứa, nứt nẻ và bong vảy. Trong một số trường hợp da có thể hình thành các vết sưng nhỏ, nứt nẻ, rò rỉ dịch và hình thành lớp vảy da sau khi da đã lành.
Viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ em những có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh có xu hướng kéo dài, trở thành mãn tính và có thể bùng phát định kỳ. Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể đi kèm với hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng viêm da cơ địa. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng, giảm ngứa cũng như hạn chế bệnh tái phát. Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng phong cách sống khoa học kèm theo việc dưỡng ẩm, bảo vệ da là một trong biện pháp cải thiện viêm da cơ địa phổ biến.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa có thể gây kích ứng da, nổi mề đay mẩn ngứa, mụn nước và gây bong tróc da. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến các mảng da sần sùi, bong tróc vảy và tổn thương theo thời gian.
Ngoại trừ yếu tố di truyền và sự kích hoạt của môi trường, chế độ ăn uống được xem là một nguyên nhân phổ biến có thể gây viêm da cơ địa. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có mẹ sử dụng men vi sinh và tránh uống sữa bò trong thời gian mang thai thường có ít nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 3 – 6 tháng đầu đời cũng hiếm khi mắc bệnh viêm da cơ địa.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bệnh chàm cũng được chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Ăn một số loại thực phẩm nhất định có thể không gây ra bệnh chàm nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn (đối với người đã bệnh viêm da cơ địa).
Do đó, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với bệnh viêm da cơ địa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát và cải thiện sức khỏe da.
Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì?
Bổ sung một số loại thực phẩm chống viêm, tăng cường vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ điều trị cũng như hạn chế tình trạng viêm da cơ địa tái phát. Các loại thực phẩm phổ biến tốt cho bệnh viêm da cơ địa bao gồm:
1. Bổ sung thực phẩm chống viêm
Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống viêm và góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh chàm. Các loại thực phẩm chống viêm phổ biến bao gồm:
– Cá béo:
Một số loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu và các trích chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng chống viêm tự nhiên. Tuy nhiên, một số loại cá có thể chứa kim loại nặng nếu sinh sống ở khu vực ô nhiễm. Do đó, lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn để tránh các rủi ro không mong muốn.
– Thực phẩm giàu Axit béo omega-3:
Bên cạnh các loại cá béo, người bệnh viêm da cơ địa có thể bổ sung Axit béo omega-3 từ thực vật như:
- Hạt lanh
- Hạt chia
- Đậu nành
- Rau bina
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung omega-3 từ các loại thực phẩm bổ sung.
– Thực phẩm chứa Quercetin:
Quercetin là một Flavonoid có nguồn gốc từ thực vật. Đây là hoạt chất giúp nhiều loại hoa, trái cây và rau củ có màu sắc phong phú. Bên cạnh đó, Quercetin cũng là một chất chống oxy hóa và kháng Histamine mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là thực phẩm chứa Quercetin cũng mang lại tác dụng giảm viêm, Histamine trong cơ thể và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.
Các loại thực phẩm chứa nhiều Quercetin bao gồm:
- Táo
- Quả anh đào
- Việt quất
- Bông cải xanh
- Cải xoăn
- Rau bina
- Trà đen và trà xanh
- Hành tím
– Thực phẩm chứa men vi sinh:
Thực phẩm chứa men vi sinh (Probiotic) là các vi sinh vật sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc tăng cường sức khỏe đường ruột, Probiotic cũng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại.
Thực phẩm giàu Probiotic phổ biến bao gồm:
- Sữa chua
- Dưa cải muối
- Kim chi
- Các loại rau ngâm
- Phô mai mềm, chẳng hạn như Gouda
Nếu như không sử dụng được các loại thực phẩm chứa men vi sinh, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại viên uống bổ sung.
2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin có thể tăng cường sức khỏe của da và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các loại vitamin cũng có thể nhiều khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa và giúp phục hồi các tổn thương trên bề mặt da.
Các loại vitamin có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa bao gồm:
- Vitamin A: Giúp nuôi dưỡng da từ bên trong, hạn chế nhiễm trùng và ức chế các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà chua, nho, dưa hấu, cà rốt, đu đủ, xoài, táo, bí đỏ,…
- Vitamin B: Có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tái tạo da, duy trì sức khỏe và cải thiện tình trạng viêm da cơ địa. Vitamin B có nhiều trong các loại hạt như óc chó, hạt điều, yến mạch, măng tây, rau bina, chuối, cà chua,…
- Vitamin E: Có thể hỗ trợ làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Các loại thực phẩm cần bổ sung bao gồm giá đỗ, hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ, khoai lang, ngũ cốc, các loại dầu thực vật,…
3. Bổ sung protein có lợi
Protein là hoạt chất cần thiết trong việc làm bền vững liên kết bên dưới mô da và hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương do viêm da cơ địa mang lại. Bên cạnh đó, bổ sung protein có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa.
Các loại protein từ thịt lợn, nấm và ngũ cốc phù hợp cho người viêm da cơ địa bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh viêm da cơ địa cần bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày. Thiếu nước có thể khiến da khô, thiếu độ đàn hồi, dễ bị kích ứng và nứt nẻ. Ngoài ra, thiếu nước cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa, thay đổi hoạt động của gan, gây tích tụ chất độc dưới da và dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
Người bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, một số loại thực phẩm có thể khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng các loại thực phẩm dị ứng hoặc nhạy cảm.
Mặc dù các loại thực không trực tiếp gây ra bệnh viêm da cơ địa nhưng có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa cần tránh bao gồm:
1. Sữa
Sữa, đặc biệt là sữa bò là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, việc loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến thiếu vitamin và một số vấn đề khác. Do đó, bệnh nhân viêm da cơ địa có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm thay thế phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người viêm da cơ địa nghiêm trọng có thể cân nhắc loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống.
2. Trứng
Trứng là thực phẩm có thể nguy cơ gây dị ứng cao và có thể làm các dấu hiệu viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng. Một số người bệnh có xu hướng ngứa ngáy, khó chịu hoặc nổi mề đay mẩn ngứa khi sử dụng trứng.
Do đó, hạn chế hoặc tránh sử dụng trứng để tránh làm tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đọc kỹ thành phần của các loại bánh mì và các món nướng khác, bởi vì các món ăn này có thể chứa trứng.
3. Chất béo gây viêm
Sử dụng nhiều chất béo bão hòa có thể tăng tăng viêm, khiến da dễ bị kích ứng dẫn đến nứt nẻ, bong tróc vảy. Điều này khiến da bị tổn thương và khó hồi phục.
Các loại thực phẩm có thể gây viêm phổ biến thường bao gồm:
- Thịt béo như thịt xông khói, thịt xông khói
- Các sản phẩm sữa giàu chất béo
- Thực phẩm chiên
- Bánh ngọt như bánh quy, vỏ bánh pizza
4. Gluten
Theo một số nghiên cứu, Gluten có thể góp phần gây ra bệnh viêm da cơ địa. Gluten có trong các loại lúa mì, lúa mạch, kẹo dẻo, súp, nước sốt và một số loại thực phẩm khác.
Do đó, nếu người bệnh nghi ngờ Gluten có thể dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa, hãy đọc kỹ thành phần của sản phẩm đóng gói trước khi sử dụng. Ngoài ra, trao đổi với nhân viên nhà hàng hoặc người nấu ăn để tránh sử dụng Gluten.
5. Thực phẩm đóng hộp
Một số người bệnh viêm da cơ địa có thể dị ứng hoặc nhạy cảm với Niken. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm chứa Niken có thể làm các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây xuất hiện các mụn nước nhỏ trên mu bàn tay và chân.
Niken được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhứ lúa mì, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch đen, chocolate và cacao. Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể thêm Niken vào thực phẩm đóng hộp để bảo quản thực phẩm. Do đó, các loại thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn chế biến sẵn thường có chứa một lượng Niken nhất định.
Mặc dù chế độ ăn uống không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện hoặc khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và theo dõi phản ứng của cơ thể có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa.
Trong trường hợp cần loại bỏ một nhóm thực phẩm lớn hoặc loại bỏ hoàn toàn một loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn uống, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các chất bổ sung để đảm bảo người bệnh không bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Tham khảo ngay:
Có nên dùng eumovate bôi điều trị viêm da cơ địa cho trẻ 15 tuổi không? Con tôi hồi bé cũng bị chàm sữa đã khỏi rồi mà tự nhiên 1 năm trở lại đây lại nổi trở lại đi khám bác sĩ chẩn đoán là viêm da cơ địa và cho thuốc nhưng chưa đỡ là bao, anh đồng nghiệp bảo bôi thuốc kia được nhưng không rõ đúng không nữa.
Thành phần thuốc này có coc ti cô ít đó bác ưi, xem xét kĩ đi chứ bôi mấy loại đấy đỡ thì đỡ nhanh thật nhưng tính ra thì bao nhiêu là tác dụng phụ luôn, bác vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ rồi hãng cho cháu nó dùng.
Tôi mắc bệnh viên da cơ địa đã nhiều năm rồi thường xuyên nổi nốt mụn nước kèm theo bong tróc da ở vùng da tay, da chân, ngứa ngáy nhiều, nhất là về đêm ngứa tăng hơn, tôi đi khám bác sĩ được kê thuốc tây y cả bôi cả uống 3,4 đợt cũng không đỡ mấy, bác sĩ còn bảo tôi về uống thêm thuốc bổ gan, vitamin và dầu cá nhưng vẫn chỉ đỡ được chút ít. Tôi cũng tuân thủ ăn uống đúng theo như bác sĩ dặn giống bài viết trên nhưng không khỏi được, mọi người biết thuốc gì hay, điều trị tốt mách tôi với. À mọi người đã nghe nói tới thuốc thanh bì dưỡng can thang của nhà thuốc Thuốc dân tộc chưa, thấy nhiều người sử dụng lắm mà tôi vẫn phân vân vì giá thành cũng hơi cao.
Cháu cũng đang tìm hiểu thuốc bên đấy ạ, năm nay cháu 14 tuổi nhưng bị chàm thì cũng đã 1 năm nay rồi, bố mẹ cháu cũng đưa cháu chữa mấy nơi mà không được, cháu đang tính bảo bố mẹ dẫn đến khám ở chỗ đó, cắt thuốc uống. Các cô chú cho cháu xin ít rì viu về thuốc này với ạ. Cháu cảm ơn ạ.
chia sẻ feedback lại về thuốc này cho cả nhà nhé. mình cũng bị viêm da cơ địa cách đây 4 năm rồi. chắc do mình làm công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa. trong nhà mình cũng có bố mình bị bệnh này .ban đầu mới bị bệnh đi khám ở bệnh viện da liễu họ kết luận là viêm da cơ địa rồi, cứ nghĩ phát hiện ra bệnh uống thuốc thì sẽ khỏi sớm thôi ai ngờ mình cũng dùng thuốc mấy đợt, thay đổi hết thuốc này sang thuốc khác mà không ổn gì cả. mình bị là ở các đầu ngón tay, đầu tiên bị 2 đến 3 ngón sau bị cả bàn luôn, lúc trời lạnh hanh khô mùa đông thì bị nặng hơn, có lúc còn nứt nẻ có chỗ còn hơi rỉ máu nữa ý, còn nổi thêm mấy nốt nốt mụn nước nhỏ li ti ngứa cực kì luôn. rồi thì cũng người này mách người kia mách chữa chỗ này chỗ kia mình cũng đều dùng thử nhưng chắc do cơ địa không hợp các thuốc đó nên mình đều chỉ dùng 1 thời gian rồi lại thôi. mình còn dùng cả bôi kem dưỡng, vitamin e, dầu oliu để da bớt khô mà chỉ đỡ có chút xíu thôi., thế nào lại may mắn 1 lần lướt facebook thấy thông tin về trung tâm mình mới tò mò tìm hiểu xem thế nào thì thấy khá nổi tiếng và uy tín, mới nghĩ thôi cứ thử thêm 1 lần nữa cũng đâu có sao. sau đó mình gọi điện đặt lịch và tới khám, ấn tượng là bác sĩ nhân viên đều nhiệt tình. mình lấy thuốc 1 tháng về dùng thì tuần đầu thì ngứa nhiều hơn nhưng nghĩ đã theo bác sĩ rồi nên cố chịu sang đến tuần 2 thì giảm ngứa, da cũng dịu đi. ngoài 1 tháng da đỡ khô, đỡ bong tróc đi nhiều, một số chỗ lên da non mới. đến khoảng 3 tháng sau dùng thuốc là hầu như đã không còn biểu hiện gì của bệnh rồi, từ hồi mình dùng thuốc ăn ngủ cũng tốt hơn, bệnh đỡ nên tâm lý mình cũng thoải mái, vui vẻ và tự tin hơn trước. thế mà đến giờ cũng đã chữa được hơn nửa năm rồi đó, mọi thứ đều ổn. thế nên muốn kể cho mọi người cân nhắc chỗ này thử xem, có khi chữa cũng hợp thuốc được như mình.
Dạ cho cháu hỏi 1 tháng tiền thuốc là bao nhiêu ạ? Thấy cô bên trên bảo giá cao nên cháu muốn hỏi trước để xem gia đình cháu có đủ điều kiện theo được không ạ?
1 tháng thì tầm khoảng 2 triêu, 2 triệu rưỡi tiền thuốc cả 3 loại cháu ạ, cũng không phải là đắt đâu, thuốc chất lượng với hiệu quả nên giá thành nó cũng phải phù hợp chứ. bên này họ tự trồng thuốc và bào chế thuốc đấy cháu, cháu cứ bảo bố mẹ đi để bố mẹ suy nghĩ tham khảo thêm về thuốc. dù sao tuổi cháu còn nhỏ vẫn cần sự đồng ý của bố mẹ nữa.
Nhà thuốc này tự trồng thuốc á bạn Thuyết, thật thế thì tốt quá. Tôi cũng cứ lo sợ thuốc y học cổ truyền thì chất lượng thuốc không đảm bảo.
Chị đọc bài báo viết về trung tâm này, có phóng sự về thăm cơ sở vườn thuốc nam trồng thuốc của họ cơ mà https://vtc.vn/trung-tam-nghien-cuu-va-ung-dung-thuoc-dan-toc-uu-tien-phat-trien-duoc-lieu-sach-dat-chuan-gacp-vi-suc-khoe-nguoi-viet-ar451584.html
Viêm da dầu hình như cũng là một loại viêm da cơ địa à mọi người, cũng kiêng như thế này à hay là khác vậy mọi người, mình mới phát hiện ra bị tuần nay nên cũng chưa tìm hiểu gì về bệnh này.
viêm da dầu thì cũng thế thôi , mấy bệnh này đều là bệnh có yếu tố di truyền do cơ địa bên trong , tôi bị bệnh cũng lâu nên có tìm hiều đôi chút , bạn bị viêm da dầu thì cũng nên kiêng theo bài viết trên
Ăn các loại hạt tốt cho da thế thì ăn ngũ cốc liệu có tốt không các bác, em bị viêm da cơ địa tổ đỉa ở tay thấy các anh chị xung quanh bảo ăn nhiều ngũ cốc tốt mà đọc bài này lại thấy ghi lúa mì, lúa mạch góp phần gây ra bệnh @@
Hic bệnh viêm da cơ địa này cứ bị tái đi tái lại hoài ấy, trong khi tớ kiêng đầy đủ mọi thứ, cũng không thức khuya, không căng thẳng gì mà dùng thuốc vẫn chỉ có thời gian đầu là đáp ứng tốt sau như kiểu bị nhờn thuốc bôi vào chả thấy chuyển biến gì nữa mà bệnh lại càng ngày càng nặng hơn. Đến khổ với bệnh này, ra ngoài chả còn tự tin gì cả, lúc nào cũng bắt gặp ánh nhìn soi mói của mọi người.
Dùng thử thuốc thanh bì dưỡng can thang thử xem, mình dùng được 1 tháng nay thấy tiến triển cũng khá tốt, đỡ được 4, 5 phần rồi mà đọc các phản hồi về nhà thuốc cũng rất nhiều người bảo khỏi rồi. Nên mong là mình dùng cũng được như thế.
Có phải thuốc này đã từng lên vtv2 không? Tớ nhớ có lần xem trên vtv2 có chương trình nhắc tới bài thuốc này nhưng do hồi đó đang chữa tây y bên da liễu ở viện tỉnh nên không để ý lắm. Bạn dùng 1 tháng đỡ được 1 nửa rồi thì như thế cần dùng trong bao lâu mới hết. Thời gian cũng dài nhỉ, mình thấy bên tây y họ cứ kê đơn có 10, 15 ngày thôi
Đúng rồi đó, mình cũng nhờ xem chương trình sức khỏe mỗi ngày phát sóng trên VTV2 mà mới biết đến và đi khám ở đó đấy, xem chương trình nghe bác sĩ Lan nói mà thấy tin tưởng luôn, mà trung tâm cũng toàn bác sĩ giỏi, có tâm với nghề thôi à, hôm mình đến thì bác sĩ Lan nghỉ, mình khám bác sĩ Quyên, bác sĩ chuyên môn cũng rất tốt mà lại nhẹ nhàng, giải thích kĩ càng.
Mới bị mắc bệnh thì nên dùng cách gì điều trị vậy, ai chỉ cho em với, em thấy các cụ có nhiều cách lắm, nào là tắm lá sài đất, bôi dầu dừa rồi thì uống nước lá lốt đun… mà em không chắc có được không nên chưa dám thử.
https://2doctor.org/la-tam-chua-viem-da-co-dia-6635.html Thấy bài viết này khá hay chia sẻ với mọi người này. Lựa chọn các loại lá để tắm sẽ giúp làm giảm ngứa với lại bệnh đỡ tiến triển nặng hơn đó. Tôi hàng ngày vẫn tắm nước lá khế chua đun, thấy cũng khá ổn.
Ơ sao em cũng tắm lá khế chua mãi mà chẳng thấy đỡ gì ấy ạ, vẫn cứ ngứa, nổi nốt như thế. Mà em em bị chàm ướt thì có tắm được lá khế không ạ?
Hay có khi em không dùng đúng rồi, phải là lá khế chua nhé, còn lá khế ngọt không có tác dụng đâu, không thì có thể thử sang lá trà xanh, lá trầu không, lá lốt…. nghe nói cũng có tác dụng. Còn chàm ướt thì chị không biết về bệnh đấy.
Chàm ướt là thể bệnh nặng ý, nên đi khám điều trị theo bác sỹ, không nên tự ý dùng các lá cây cỏ đâu nha. thể đấy dễ bị nhiễm trùng lắm. Mà thật ra cây cỏ thì không phải là ai cũng hợp cả đâu bạn, có người hợp thì đỡ, không hợp thì dùng cũng như không, có khi còn phản ứng ngược bệnh nặng hơn ấy/
Trứng, sữa mà cũng cần kiêng cơ à, con trai tui bị bệnh mà nó gầy với chiều cao thấp hơn so với những đứa bằng tuổi. Kiêng thế này sợ dinh dưỡng không đủ ấy nhỉ.
Thực sự công việc mình cũng bận rộn ít thời gian nấu nướng nên cũng hay mua đồ hộp, đồ ăn sẵn như xúc xích, thịt hun khói các kiểu. Đọc xong bài này chắc không dám ăn nữa rồi. Haiz, không ngờ ăn uống thôi mà cũng cần chú ý nhiều thứ thế này nữa
Phải chú ý chứ bạn, từ ngày bị tớ đã được bác sĩ dặn đủ thứ rồi, còn kĩ hơn cả bài viết này cơ. Nhưng công nhận 1 lần không nghe theo lời bác sĩ, ăn thử 1 bữa tôm mà thành ra ngứa dữ dội luôn đêm không ngủ được phải dùng thuốc giảm ngứa mới đỡ. Thế nên thuốc gì thì thuốc, điều trị vẫn phải kết hợp mấy cái này nữa thì mới hiệu quả được.
Em mới phát hiện ra viêm da cơ địa 3 tháng nay, em thì bị ở rải rác cả người, cả tay chân, hình như bệnh này không chữa khỏi được ạ, nhưng nếu ổn định rồi thì liệu có cần phải kiêng khem những thứ như ở trên không hay là có thể ăn uống được bình thường?
Thôi em ơi, khỏi hẳn được thì hãng ăn lại chứ chưa khỏi mà ăn thì bệnh lại bùng phát lên. Mà thật ra nhiều cái cũng không cần kiềng tuyệt đối đâu, như lúa mì, trứng sữa thỉnh thoảng ăn uống vẫn được mà. Như chị vẫn tuần 1 bữa trứng, ăn cũng không thấy bệnh nặng thêm gì cả.
Bệnh này cũng không phải là không chữa khỏi hẳn được đâu em, điều trị sẽ ổn định lâu dài được mà em, như chị đã 3 năm không phát lại bệnh rồi, giờ thì chị vẫn cần kiêng khem sinh hoạt điều độ nhưng đúng là cũng không cần kiêng hoàn toàn. Với nếu cơ thể mà nhiều độc tố các kiểu thì uống thêm các thuốc thải độc tố để cho cơ thể khỏe không bị tái lại nữa ấy.
Chị Stephany dùng thuốc ở đâu thế chị, chị cho em địa chỉ để em theo với chứ em dùng thuốc từ khi bị bệnh đến giờ mà cứ có đợt đỡ rồi lại bị rồi lại đỡ như kiểu theo chu kì ấy ạ. Thuốc chị dùng có bán ở Vĩnh Phúc không chị?
À chị dùng thuốc ở bên trung tâm thuốc dân tộc em ạ, thuốc đông y thảo dược ấy. Có kết hợp cả bôi, uống với rửa. Ngày trước hình như đâu đấy chị dùng tầm 3 tháng là ổn hoàn toàn rồi. Thuốc đông y điều trị tận gốc bệnh bên trong nên sẽ đỡ bị tái lại đó em. Chị chữa ở Hà nội cách đây cũng 3 năm rồi nên chị cũng không rõ giờ có cơ sở ở Vĩnh phúc không. Đây chị vừa mới tìm lại thông tin thuốc, gửi em đọc tham khảo thêm này https://www.chuyenkhoadalieu.net/trung-tam-nghien-cuu-va-ung-dung-thuoc-dan-toc.html
@Phạm: tớ cũng mới mua thuốc ở đấy dùng xong, họ có địa chỉ ở hà nội, quảng ninh với sài gòn thôi. cậu ở vĩnh phúc thì cũng gần hà nội, có điều kiện thì lên khám lấy thuốc. tớ thì tớ ở xa quá nên là gọi điện đến trung tâm, bác sĩ tư vấn kĩ lắm, gửi ảnh chụp da qua cả zalo bác sĩ xem rồi kê thuốc gửi về cho. Chưa biết kết quả có khỏi được không nhưng mới đầu thấy thế thì cũng yên tâm là cơ sở uy tín rồi.