6 mẹo trị nám bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà
Nội dung bài viết
Trị nám bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản được nhiều chị em áp dụng tại nhà. Trầu không là một loại lá quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được dùng để nhuộm răng, ăn cùng với cau,… Vậy lá trầu không sẽ mang lại điều gì cho làn da của bạn? Hãy cùng Vhea tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Công dụng của lá trầu không trong điều trị nám da
Trầu không là một loài cây thân leo, họ hồ tiêu, có thể dễ dàng bắt gặp ở các vùng quê Việt Nam. Lá trầu không có hình trái xoan với chiều dài từ 10-13 cm, được sử trong nhiều món ăn và các bài thuốc dân gian để chăm sóc sức khỏe của người Việt, đặc biệt là khả năng cải thiện nám da.
Theo Đông Y, trầu không có tính ấm, vị hơi cay nồng và mùi khá giống với mùi cỏ đốt. Phần lá có hàm lượng nước và tinh dầu cao, có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp điều trị hiệu quả các vết thâm nám, trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da.
Nước nấu lá trầu không cũng thường được dùng như một dung dịch sát khuẩn nhẹ cho các vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ,…
Trong Tây Y, lá trầu không cũng được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, an toàn và lành tính. Tinh dầu trong lá trầu không có thể giúp cơ thể chống lại một số chủng vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu vàng,… và các chủng nấm như candida albicans, Aspergillus.
Đặc biệt, các dưỡng chất thiết yếu trong lá trầu như canxi, kẽm, chất xơ, carbohydrate,… cũng có khả năng ức chế quá trình sản sinh sắc tố melanin gây thâm nám trên da. Từ đó, giúp làn da đều màu, sạch nám, tàn nhang. Đồng thời, cấp ẩm tối đa và tăng sức đề kháng cho da.
Do đó, trị nám bằng lá trầu không là phương pháp hiệu quả được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng.
6 cách trị nám bằng lá trầu không an toàn, lành tính
Với đặc tính an toàn, lành tính, dễ kiếm và tiết kiệm chi phí, lá trầu không được sử dụng trong rất nhiều công thức làm đẹp, đặc biệt là điều trị nám tại nhà của phái nữ. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để chăm sóc làn da hiệu quả, xua tan nỗi lo thâm nám ngay tại nhà.
Trị nám bằng lá trầu không nguyên chất
Lá trầu không có thể dùng trực tiếp theo hai cách là đắp mặt và xông hơi. Đây là một phương pháp hiệu quả để làm giãn nở các lỗ chân lông, giúp da đào thải độc tố.
Sử dụng lá trầu không đều đặn có thể đánh bay các vết thâm nám đồng thời điều trị mụn hiệu quả. Chị em nên áp dụng ngay các bước sau đây để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu.
Cách thực hiện:
Cách 1- Đắp mặt trực tiếp:
- Dùng một nắm lá trầu xanh rửa sạch với nước. Có thể ngâm với nước muối loãng vài phút để loại sạch bụi bẩn.
- Luộc lá trầu với nước luộc cho đến khi lá chín mềm.
- Làm sạch da mặt.
- Đắp trực tiếp lá trầu vừa luộc lên vùng nám da trong khoảng 20 phút.
- Rồi rửa mặt lại với nước ấm.
- Thực hiện 2 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ ràng.
Cách 2 – Xông hơi:
- Đổ nước lá vào máy xông hơi hoặc chậu sạch và ghé mặt vào cách khoảng 30 cm để xông mặt trực tiếp.
- Rửa mặt lại với nước mát để các lỗ chân lông được se khít.
- Thực hiện 2-3 lần/ tuần.
Cách 3 – Rửa mặt bằng nước lá trầu không:
- Đun kĩ lá trầu không với nước sau khi đã làm sạch.
- Pha với nước mát để sử dụng thay sữa rửa mặt hàng ngày.
Công dụng:
- Kích thích sự hoạt động của các tuyến bã nhờn, làm giãn nở lỗ chân lông để đào thải độc tố.
- Làm sạch bụi bẩn và bã nhờn bám trên bề mặt da.
- Cản trở quá trình hình thành mụn viêm, mụn bọc, mụn trứng cá,…
- Thanh lọc làn da và thanh lọc cơ thể.
- Điều trị nám và tàn nhang trên da hiệu quả.
- Có tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ da khỏi các vi khuẩn, vi nấm từ môi trường.
Trị nám bằng lá trầu không và mật ong
Kết hợp lá trầu không với mật ong sẽ giúp làn da vừa được bảo vệ, vừa được bổ sung các dưỡng chất quý giá để cải thiện tình trạng “xuống cấp”.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không.
- 2 muỗng mật ong nguyên chất.
- ¼ muỗng muối tinh.
Cách thực hiện:
- Nhặt bỏ phần cuống lá và rửa sạch.
- Ngâm lá trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Bỏ lá và máy xay, xay nhuyễn với mật ong và muối.
- Làm sạch da mặt.
- Thoa đều hỗn hợp lên mặt, kết hợp dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Rửa mặt lại với nước ấm.
- Thực hiện mỗi tuần 1 lần để là da được cải thiện nhanh chóng.
Công dụng:
- Trị mụn viêm.
- Ức chế quá trình sản sinh hắc sắc tố, giảm thâm nám trên da.
- Tăng độ đàn hồi, giúp da căng bóng và chắc khỏe.
- Làm sạch và thu nhỏ lỗ chân lông để da luôn mịn màng.
- Làm chậm quá trình lão hóa da.
Trị nám với lá trầu không và nghệ
Bột nghệ cũng được biết đến là một trong những nguyên liệu trị sẹo thâm cực kỳ hiệu quả. Khi kết hợp với lá trầu không, hoạt chất Curcumin có trong nghệ sẽ thúc đẩy quá trình điều trị nám, tàn nhang tối đa.
Nguyên liệu:
- 10 lá trầu tươi.
- 1 củ nghệ.
Cách thực hiện:
- Nhặt bỏ lá vàng, úa và rửa sạch với nước. Ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ chất bẩn.
- Cho lá vào luộc với nước trong khoảng 30 phút.
- Nghệ tươi cạo vỏ và rửa sạch. Sau đó thái thành từng lát mỏng, rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Vớt lá trầu đã chín ra và để ráo nước, sau đó xay nhuyễn với nước cốt nghệ.
- Làm sạch da mặt.
- Thoa hỗn hợp lên da kết hợp dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Thực hiện 2 lần/ tuần để vết nám mờ dần và biến mất.
Công dụng:
- Trị nám và thâm sẹo trên da.
- Ngăn ngừa mụn viêm, trị mụn trứng cá.
- Dưỡng trắng da tự nhiên.
- Làm chậm quá trình lão hóa.
- Tẩy tế bào chết cho da.
- Làm mờ các nếp nhăn, vết chân chim do tuổi tác gây ra.
Trị nám bằng lá trầu không và nước cốt chanh
Chanh tươi là một loại quả có tính axit cao, giúp làm sạch và sáng da hiệu quả. Khi kết hợp với lá trầu không, hỗn hợp này sẽ giúp bạn làm mờ các đốm thâm nám, tàn nhang triệt để.
Nguyên liệu:
- 10 lá trầu không.
- 1 muỗng cafe nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch sau đó xay nhuyễn bằng máy.
- Cho nước cốt chanh đã chuẩn bị vào và trộn đều.
- Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị nám khoảng 15-20 phút và rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng công thức này từ 1-2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Công dụng:
- Cản trở quá trình sản sinh melanin, cải thiện sắc tố và làm đều màu da.
- Loại bỏ tế bào sừng, làm sạch da và se khít lỗ chân lông.
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và những vết thâm, sẹo do mụn để lại.
Chữa nám bằng lá trầu không và muối
Các khoáng chất trong muối tinh có tác dụng trị nám da hiệu quả. Công thức kết hợp lá trầu không và muối là bí quyết làm đẹp đơn giản mà chị em cần nắm rõ.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không.
- Muối tinh.
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá trầu, có thể ngâm qua nước muối loãng để làm sạch khuẩn.
- Cho lá vào luộc chín mềm trong khoảng 30 phút. Sau đó, vớt ra xay nhuyễn và thêm hạt muối vào trộn đều.
- Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ, sau đó dùng tay thoa đều hỗn hợp lên da.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút, đặc biệt là ở những vùng da bị nám.
- Rửa lại bằng nước ấm. Sau đó có thể chườm đá lạnh để se khít các lỗ chân lông.
- Thực hiện 2 lần/tuần để cải thiện làn da.
- Nếu muốn sử dụng nhiều lần, bạn cần bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh.
Công dụng:
- Xóa mờ các vết nám, tàn nhang.
- Diệt khuẩn cho da nhờ các tinh chất trong muối.
- Làm trắng da tự nhiên.
- Tăng sức đề kháng cho da.
- Các tế bào mới được tái tạo nhanh chóng hơn giúp da mịn màng và tươi trẻ.
Trị nám tàn nhang bằng nước lá trầu không từ bên trong
Ngoài việc sử dụng các phương pháp tác động từ bên ngoài, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng nước lá mỗi ngày để điều trị nám tàn nhang từ căn nguyên.
Nguyên liệu:
- 6-7 lá trầu không.
- 2 thìa cà phê đường.
- 500ml nước.
Cách thực hiện:
- Đem lá rửa sạch và ngâm nước muối.
- Đun sôi lá trong nước trên lửa nhỏ khoảng 15 phút để các tinh chất thấm ra ngoài.
- Rót ra cốc và bỏ thêm đường. Có thể dùng với đá để dễ uống hơn.
- Sử dụng mỗi ngày, có thể uống thay nước lọc.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị nám tàn nhang, tác động từ sâu bên trong cơ thể.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Trị mụn nhọt và các bệnh về da liễu khác.
- Đồng thời chữa sâu răng, hôi miệng, điều trị các chứng đầy hơi và bệnh hô hấp do thời tiết.
Lưu ý trong quá trình sử dụng lá trầu không để trị nám da
Lá trầu không là một trong những nguyên liệu lành tính và phù hợp với cơ địa của nhiều người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức hoặc sử dụng không đúng cách, lá trầu không cũng có thể gây dị ứng hoặc kích ứng cho làn da.
Để các phương pháp trị nám bằng lá trầu không có thể phát huy tối đa tác dụng, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn mua loại lá còn tươi và xanh. Nên ngâm với nước muối pha loãng vài phút trước khi sử dụng để loại bỏ các chất cặn bã, bụi bẩn bám trên lá.
- Lá trầu không có tính làm sạch và kháng khuẩn cao, do đó nếu lạm dụng có thể khiến da khô và bị bào mòn. Do đó, bạn nên căn đúng thời gian mỗi lần đắp lá và sử dụng 2-3 lần một tuần.
- Sử dụng kem chống nắng đều đặn và che chắn kĩ lưỡng để bảo vệ da. Hạn chế cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10-16h.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và uống đủ nước.
- Lá trầu không đặc biệt hiệu quả với các trường hợp cần điều trị thâm nám. Tuy nhiên những người có làn da nhạy cảm cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này vì có thể gây ra hiện tượng bỏng, rát trên da.
- Lá trầu không thường không thể phát huy tác dụng với các trường hợp bị nám do yếu tố di truyền hoặc cấu trúc da bẩm sinh. Người bị nám lâu năm nên tìm đến những phương pháp đặc trị khác để cải thiện làn da.
Trên đây là những phương pháp trị nám bằng lá trầu không đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Bạn nên kiên trì áp dụng những công thức này trong thời gian dài để thấy làn da được cải thiện rõ rệt. Chúc bạn luôn tươi trẻ và hạnh phúc!
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!