Các Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Và Lưu ý Khi Dùng

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em được chỉ định phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em có thể cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng

Tổng quan về bệnh mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Đặc trưng của bệnh bao gồm nổi mẩn đỏ hoặc trắng và rất ngứa. Mề đay ở trẻ em không truyền nhiễm và có thể tự cải thiện trong vài giờ đến vài ngày, mắc dù trong một số trường hợp mề đay có thể phát triển thành mề đay cấp tính (kéo dài dưới 6 tuần) hoặc mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện mề đay là do cơ thể sản xuất Histamine khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ngoài ra, nắng nóng, nhiễm trùng hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở trẻ em.

Trong hầu hết các trường hợp mề đay ở trẻ em không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cha mẹ có thể cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và hạn chế nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em phổ biến

Để cải thiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ em một cách nhanh chóng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:

1. Thuốc kháng Histamine H1

Thuốc kháng Histamine H1 là thuốc chống dị ứng được sử dụng phổ biến để điều trị nổi mề đay và một số bệnh dị ứng khác. Thuốc có tác dụng ngăn chặn một loại tế bào nhất định (được gọi là thụ thể H1), để cải thiện tình trạng dị ứng, nổi mề đay.

thuốc trị ngứa nổi mề đay cho trẻ em
Thuốc kháng Histamine là thuốc phổ biến được chỉ định để điều trị tình trạng nổi mề đay

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Diphenhydramine
  • Hydroxyzine
  • Chlorpheniramine
  • Cetirizine

Liều dùng an toàn và tiêu chuẩn cho trẻ em từ 2 đến 11 tuổi là 2 mg / kg, sau mỗi 6 giờ hoặc 300 mg mỗi ngày. Đối với trẻ em trên 12 tuổi, liều lượng sử dụng có thể từ 25 – 50 mg sau mỗi 2 – 4 giờ hoặc tối đa 400 mg mỗi ngày.

Thuốc kháng Histamine H1 thường có hiệu quả nhanh, tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây an thần và buồn ngủ. Do đó, cho trẻ uống thuốc vào buổi tối hoặc theo dõi hoạt động của trẻ để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Thuốc kháng Histamine H2

Thuốc kháng Histamine H2 hoạt động bằng cách chặn thụ H2. Thuốc có tác dụng làm dịu tình trạng nổi mề đay, chống ngứa và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Các loại thuốc kháng Histamine H2 phổ biến bao gồm:

  • Cimetidine
  • Nizatidine
  • Famotidine
  • Ranitidine

Liều lượng sử dụng thuốc kháng Histamine H2 điển hình là 5 mg mỗi ngày cho trẻ từ 2 – 5 tuổi và 10 mg cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Thông thường thuốc kháng Histamine H2 hiếm khi được sử dụng đơn độc. Thuốc được kê để tăng cường tác dụng của thuốc kháng Histamine H1 và hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng nổi mề đay ở trẻ em.

Các tác dụng phụ thường bao gồm rối loạn tiêu hóa và đau đầu.

3. Sử dụng Corticosteroid theo toa

Thuốc Corticosteroid theo toa thường được chỉ định khi các loại thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả điều trị. Thông thường Corticosteroid không được sử dụng cho trường hợp mề đay cấp tính bởi vì thuốc có thể dẫn đến một loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng.

trẻ bị mề đay uống thuốc gì
Corticosteroid theo toa được chỉ định khi các loại thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả

Ngoài ra, trong một số trường hợp khi sử dụng Corticosteroid điều trị mề đay cho trẻ em có thể tác động đến sự phát triển của trẻ như giảm sự hình thành xương và giảm sản xuất hormone tăng trưởng.

Sử dụng Corticosteroid điều trị nổi mề đay ở trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

4. Thuốc điều trị hen suyễn Omalizumab

Omalizumab là một kháng thể đơn dòng có tác dụng hạn chế sự giải phóng các chất trung gian gây viêm. Omalizumab là thuốc điều trị hen suyễn hoặc dị ứng nặng, tuy nhiên thuốc cũng được sử dụng như một loại thuốc trị mề đay cho trẻ em, đặc biệt là mề đay mãn tính hoặc mề đay vô căn.

Thuốc Omalizumab được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm mỗi tháng một lần. Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm sưng, ngứa, đỏ và đau rát tại vị trí tiêm.

5. Chất ức chế hệ thống miễn dịch

Nếu tình trạng nổi mề đay là mãn tính và không đáp ứng các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em khác, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay cấp tính và mãn tính ở trẻ em.

bệnh mề đay là gì
Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch được chỉ định các các phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Cyclosporine: Có thể hạn chế phản ứng của hệ thống miễn dịch và cải thiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau đầu, buồn nôn và có thể gây suy giảm chức năng thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Tacrolimus: Có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay. Tác dụng phụ tương tự như Cyclosporine.
  • Mycophenolate: Thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và cải thiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng nổi mề đay như ngứa rát, viêm da.

Phòng ngừa nổi mề đay ở trẻ em

Bên cạnh các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em, cha mẹ có thể phòng ngừa tình trạng này tái phát bằng một số lưu ý như:

  • Tránh các yếu tố có thể gây kích ứng da và nổi mề đay như phấn hoa, côn trùng hoặc một số loại thực phẩm. Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng với lông và vảy da của thú cưng, do đó hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và làm từ chất liệu tự nhiên và không gây kích ứng da như cotton. Hạn chế mặc các loại quần áo quá chất để tránh gây ma sát và kích ứng da.
  • Hạn chế các hoạt động gây tăng nhiệt độ cơ thể và đổ mồ hôi. Điều này có thể gây áp lực lên da và khiến trẻ bị nổi mề đay cục bộ. Giữ phòng ngủ của trẻ mát mẻ, thoáng khí, sạch sẽ để tránh tình trạng nổi mề đay về đêm.
  • Cắt ngắn móng tay hoặc cho trẻ mang bao tay để hạn chế tình trạng gãi ngứa gây trầy xước da. Điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm da.
  • Tránh cho trẻ sử dụng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, động vật có vỏ nói chung mà một số loại quả mọng.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng nổi mề đay ở trẻ để được hướng dẫn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Thông thường tình trạng nổi mề đay ở trẻ em không cần điều trị và có xu hướng tự cải thiện trong 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc trị mề đay cho trẻ em để cải thiện các triệu chứng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và rủi ro liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *