5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô Đơn Giản, Hiệu Quả

Chữa mề đay bằng lá tía tô được người xưa áp dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và hỗ trợ làm dịu da. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần thực hiện đúng phương pháp và kết hợp chăm sóc da tại nhà.

cách chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả
Tham khảo cách biện pháp chữa mề đay bằng lá tía tô an toàn hiệu quả

Công dụng của lá tía tô trong việc điều trị mề đay

Tía tô (hay tử tô, é tía) có tên khoa học là Perilla frutescens Lamiaceae. Đây là một loại cây nhỏ, cao trung bình khoảng 0.5 – 1 mét, thân mọc thẳng, có nhiều lông nhỏ mềm bao bọc xung quanh. Lá tía tô mọc đối xứng nhau, mép lá hình răng cưa, đầu lá nhọn. Hoa tía tô có màu trắng hoặc tím nhạt, thường phát triển ở đầu cành hoặc các kẽ lá. Quả màu nâu nhạt, kích thước rất nhỏ.

Tía tô có nhiều loại khác nhau, bao gồm tía tô màu tím, lục và màu đỏ. Trong đó, tía tô đỏ được cho là có giá trị dược liệu cao. Người dân thường sử dụng cành, lá và hạt, có thể phơi khô hoặc dùng tươi để làm thuốc.

Tía tô tính ấm, vị cây thường được dùng để giải độc, tán hàn, giảm ngứa. Do đó, tía tô thường được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa.

trị mề đay bằng lá tía tô
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có thể cải thiện các bệnh lý ngoài da bao gồm nổi mề đay mẩn ngứa

Theo y học hiện đại, tía tô có chứa khoảng 0.2% tinh dầu và các hợp chất Furan, Aldehyde, Hydrocarbon và Xeton. Những hoạt chất này được cho là có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong 100 gram lá tía tô có thể cung cấp 43% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Do đó, sử dụng lá tía tô thường xuyên cũng có thể tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy chữa lành các tổn thương ở da.

Cách chữa mề đay bằng lá tía tô là mẹo dân gian, an toàn, hiếm khi gây tác dụng phụ. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các đối tượng bệnh đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai và những người không đáp ứng thuốc điều trị. Tuy nhiên, trước khi áp dụng biện pháp điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Cách chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả nhất

Theo Đông y, có nhiều cách chữa mề đay bằng lá tía tô như dùng đắp ngoài da hoặc sắc lấy nước uống. Người bệnh có thể tham khảo một số cách đơn giản như sau:

1. Tắm nước lá tía tô chữa mề đay

Cách chữa mề đay bằng lá tía tô này phù hợp với người nổi mề đay trên một diện tích lớn như ở lưng, ngực hoặc toàn thân. Tắm nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, làm dịu các nốt mẩn đỏ cũng như hỗ trợ cải thiện hàng rào bảo vệ của da.

Ngoài dùng độc vị lá tía tô, người bệnh có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như lá húng quế, gừng, sả, lá khế, chanh,… để tăng hiệu quả điều trị.

tắm lá tía tô trị mề đay
Tắm lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mề đay trên diện tích rộng

Cách tắm nước lá tía tô chữa mề đay được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi và các loại thảo dược khác. Rửa sạch tía tô và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút.
  • Đun sôi nhỏ lửa lá tía tô với 3 lít nước trong vòng 20 phút.
  • Cho thêm 2 thìa muối và để nước sôi lên lần nữa là được.
  • Dùng nước này pha ấm để tắm điều trị tình trạng nổi mề đay.
  • Có thể dùng bã lá tía tô để chà xát, massage lên vùng da bệnh để cải thiện tình trạng ngứa ngáy do mề đay mang lại.

Tuy nhiên, trong các trường hợp mề đay gây ngứa nghiêm trọng hoặc tổn thương bề mặt da, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng cách chữa.

2. Đắp lá tía tô chữa mề đay

Biện pháp này tương đối đơn giản và thích hợp cho trường hợp mề đay cục bộ, có diện tích nhỏ. Đắp lá tía tô có thể hỗ trợ làm dịu da, cải thiện các cơn ngứa ngáy, sưng đỏ và ngăn ngừa bệnh mề đay lây lan sang các bộ phận khác.

Đắp lá tía tô chữa mề đay
Đắp lá tía tô có thể cải thiện tình trạng sưng đỏ và ngứa ngáy do mề đay mang lại

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát lá tía tô với một lượng muối vừa đủ.
  • Vệ sinh vùng da nổi mề đay sạch sẽ, để da khô tự nhiên sau đó đắp lá tía tô giã nát trực tiếp lên da.
  • Để yên trong khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng giảm dần.

Ngoài ra, người bệnh có thể vắt lấy nước cốt lá tía tô sau đó thoa vào vùng da bệnh. Để qua đêm sau đó rửa lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

Trong các trường hợp mề đay nghiêm trọng, sưng đỏ hoặc có dấu hiệu hình thành mủ, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp.

3. Uống lá tía tô điều trị mề đay

Đối với các trường hợp mề đay mãn tính người bệnh có thể phối hợp biện pháp điều trị ngoài da và dùng uống trong để cải thiện các triệu chứng.

Hầu hết các trường hợp mề đay mãn tính không xác định được nguyên nhân. Bên cạnh đó, bệnh thường không liên quan đến các yếu bên ngoài và bắt nguồn từ các yếu tố bên trong cơ thể như nhiễm độc, bệnh lý tiềm ẩn hoặc do cơ địa dễ dị ứng. Vì vậy, so với việc điều trị ngoài da, uống nước lá tía tô có thể hỗ trợ giải độc từ bên trong và cải thiện các nguyên nhân gây bệnh.

chữa mề đay mãn tính bằng tía tô
Trà lá tía tô có thể giải độc cơ thể và hỗ trợ điều trị mề đay từ bên trong

Có hai cách uống nước lá tía tô chữa mề đay như sau:

– Uống nước cốt lá tía tô:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch, để ráo nước.
  • Xay hoặc giã nhuyễn sau đó lại đun cùng 200 ml nước.
  • Lọc lấy phần nước dùng uống. Có thể sử dụng bã đắp lên vùng da nổi mề đay để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Dùng trà lá tía tô:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi và một củ gừng.
  • Lá tía tô rửa sạch để ráo nước, gừng gọt vỏ, thái thành lát mỏng.
  • Cho hai nguyên liệu vào ấm trà, hãm nước sôi trong 15 phút, dùng uống khi còn nóng.

4. Chườm nóng lá tía tô trị mề đay

Chườm nóng lá tía tô có thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thực hiện cách chườm nóng lá tía tô điều trị mề đay như sau:

  • Sử dụng một nắm lá tía tô, rửa sạch, để ráo nước.
  • Sao vàng phần lá tía tô trên chảo nóng đến khi lá khô vàng và có mùi thơm là được.
  • Bọc lá trong một túi vải mỏng, dùng chườm lên vùng da nổi mề đay.
  • Áp dụng biện pháp mỗi ngày một lần đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

Lưu ý khi chườm lá tía tô, người bệnh cần lưu ý độ nóng của lá để tránh gây bỏng da.

5. Thêm lá tía tô vào công thức nấu ăn hàng ngày

Tương tự như cách uống trà lá tía tô, người bệnh mề đay mẩn ngứa có thể bổ sung tía tô vào công thức nấu ăn hàng ngày. Theo y học cổ truyền, tía tô tính ấm có tác dụng trừ hàn, khử phong và hỗ trợ giải độc trong cơ thể.

Do đó, sử dụng lá tía tô hoặc các món ăn kèm lá tía tô có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa từ bên trong. Ngoài ra, ăn lá tía tô cũng có thể tăng cường vitamin, khoáng chất, hỗ trợ cải thiện sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Lá tía tô có thể sử dụng một loại rau ăn kèm hoặc thêm vào món ăn như gia vị. Ngoài ra, nấu cháo tía tô hoặc các món thịt cuộn lá tía tô cũng mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao.

Tuy nhiên, khi chế biến món ăn người bệnh cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay như gà, tôm, hải sản và động vật có vỏ nói chung.

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá tía tô

Chữa mề đay bằng lá tía tô là mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, biện pháp này chưa được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu khoa học. Vì vậy hiệu quả cũng như thời gian điều trị ở mỗi đối tượng bệnh là khác nhau. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tình trạng mề đay lan rộng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi áp dụng biện pháp.

Chữa mề đay bằng lá tía tô
Bên cạnh cách chữa mề đay bằng lá tía tô người nên thay đổi phong cách sống để ngăn ngừa bệnh tái phát

Bên cạnh đó, khi sử dụng lá tía tô điều trị mề đay, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:

  • Chọn lá tía tô sạch, ngâm rửa với nước muối để tránh dư lượng thuốc trừ sâu.
  • Chỉ đắp, chườm lá tía tô lên các vùng da lành, không được áp dụng để vùng da hở, tổn thương, chảy máu để tránh gây viêm da, lở loét, nhiễm trùng.
  • Không lạm dụng trà hoặc nước lá tía tô. Sử dụng quá nhiều có thể gây táo bón, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng.
  • Phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng ngoài da. Uống trong có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người ra mồ hôi trộm hoặc có cơ địa dễ đổ mồ hôi không nên sử dụng lá tía tô. Tía tô có thể kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.
  • Một số người có thể dị ứng với lá tía tô. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng như ngứa da, đỏ da, châm chích hoặc nóng rát,… người bệnh nên ngưng các biện pháp và theo dõi các dấu hiệu. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy đến bệnh viện để được chăm sóc y tế đúng đắn.

Với thâm niên lâu năm trong khám chữa bệnh bằng YHCT, lương y Tuấn cho biết, các mẹo dân gian chữa bệnh mề đay bằng lá tía tô có mang lại tác dụng. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp người bệnh giai đoạn cấp tính giảm nhẹ triệu chứng và không có khả năng diệt sạch tận gốc. Vì vậy, người bệnh muốn điều trị dứt điểm, cần chọn phương pháp thích hợp.

4.8/5 - (18 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *