Thận yếu gây nổi mụn phải điều trị như thế nào?

Thận yếu gây nổi mụn là tình trạng phổ biến hiện nay. Vì sao lại có hiện tượng này? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp chữa trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên nhé.

Thận yếu gây nổi mụn do đâu? Dấu hiệu cảnh báo?

Một trong những lý do gây mụn phổ biến là do thận không hoạt động bình thường. Khi gặp vấn đề, chức năng đào thải của thận suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể.

Lâu ngày, độc tố tích tụ xâm nhập vào da, gây nên các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn.

Vì sao thận yếu gây nổi mụn? Làm thế nào để nhận biết tình trạng này?
Vì sao thận yếu gây nổi mụn? Làm thế nào để nhận biết tình trạng này?

Ngoài nguyên nhân chức năng thận suy giảm, mụn còn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác như nóng gan, viêm lỗ chân lông…

Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng thận yếu gây mụn? Các vị trí nổi mụn trên cơ thể có thể giúp bạn nhận biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Khi thấy mụn xuất hiện ở tai và vùng da xung quanh mắt, đó là cảnh báo thận của bạn đang có vấn đề.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp các các triệu chứng khác như:

  • Tay chân lạnh và dễ rùng mình, toát mồ hôi lạnh bất kỳ lúc nào dù ở điều kiện nhiệt độ cao.
  • Tiểu đêm nhiều, dẫn đến tình trạng gián đoạn giấc ngủ gây mất ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức cũng xuất hiện nhiều hơn.
  • Đau thắt lưng và mạn sườn, người bệnh khó khăn khi vận động hoặc khom lưng, cúi.

Điều trị thận yếu gây nổi mụn như thế nào?

Điều trị mụn do thận yếu cần kết hợp đồng thời phương pháp điều trị bên ngoài lẫn bên trong.

Cụ thể, phương pháp điều trị bên trong giúp người bệnh điều trị dứt điểm thận yếu, còn điều trị bên ngoài giúp tình trạng mụn thuyên giảm và tránh để lại sẹo.

Cách chữa thận yếu gây nổi mụn từ bên trong

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị thận yếu, bao gồm sử dụng thuốc Tây y, Đông y và các bài thuốc dân gian.

Thuốc Tây chữa thận yếu

Các nhóm thuốc trị thận yếu bao gồm:

  • Thuốc lasix, lasilix, thiazid giúp lợi tiểu và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
  • Calcitriol, calci-D, calcinol… thuộc nhóm calci-phospho có tác dụng chống rối loạn.
  • Thuốc chống rối loạn toan – kiềm Natri bicarbonat.
  • Thuốc Epo Alpha, Epo beta nhằm chống thiếu máu cho cơ thể.

Việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Trị thận yếu gây nổi mụn từ Đông y

Thuốc Đông y là một trong những phương pháp phổ biến được rất nhiều người áp dụng vì được xem là an toàn và lành tính.

Các bài thuốc Đông y trị thận yếu thường được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như đỗ trọng, thục địa, cao lộc hươu, phục linh, sơn thù…

Điều trị bệnh hiệu quả, an toàn bằng phương pháp Đông Y
Điều trị bệnh hiệu quả, an toàn bằng phương pháp Đông Y

Những loại thảo dược này khi kết hợp sẽ giúp cân bằng âm dương, bồi bổ chức năng thận, giải quyết các vấn đề bên trong gây thận yếu như: Can thận âm hư, khí âm lưỡng hư, âm dương lưỡng hư, tỳ thận khí hư…

Nhờ vậy Đông y mang lại hiệu quả lâu bền, trị bệnh từ căn nguyên. Ngoài ra thuốc đông y còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện đề kháng, dự phòng bệnh tái phát hiệu quả.

Tuy nhiên phương pháp này cần thời gian mới phát huy tác dụng, hiệu quả nhận được tùy vào cơ địa của người bệnh.

Người bệnh nên tìm đến các cơ sở đông y uy tín để quá trình điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả nhận được như mong đợi.

Áp dụng mẹo chữa thận yếu từ dân gian

Bên cạnh thuốc tây thì có rất nhiều bài thuốc trị thận yếu được lưu truyền trong dân gian như râu ngô, đậu đen, rau ngổ… Cụ thể như:

  • Chữa bệnh thận yếu gây mụn bằng râu ngô

Râu ngô có công dụng giúp làm mát gan, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể hiệu quả nhất.

Sử dụng nước râu ngô sẽ giúp người mắc bệnh thận yếu gây mụn làm mát cơ thể từ trong, đồng thời tăng cường chức năng của thận.

chua-than-yeu-bang-bai-thuoc-dan-gian
Chữa mụn do thận yếu bằng râu ngô
  • Rau ngổ trị thận yếu gây mụn

Rau ngổ được xem là bài thuốc bổ thận, giải độc, giảm đau, thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Bạn chỉ cần giã nát rau ngổ rồi trộn với muối hột, sau đó lọc lấy nước để uống.

  • Chữa bệnh thận yếu gây mụn từ đậu đen

Uống nước đậu đen cả cái và nước sẽ rất tốt cho người bị thận. Đậu đen chứa nhiều vi khoáng, protein, lipit, vitamin… giúp thận được bồi bổ, đào tiết các cặn bã qua đường tiết niệu.

Phương pháp trị mụn do thận yếu từ bên ngoài

Làn da bị mụn do thận yếu sẽ hư tổn và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Kết hợp với điều trị thận yếu, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị mụn bên ngoài, giúp giảm tình trạng mụn và tránh để lại sẹo.

Một số cách giúp giảm tình trạng mụn từ bên ngoài bao gồm:

  • Sử dụng thuốc trị mụn

Việc sử dụng các thuốc trị mụn ngoài da sẽ giúp giảm tình trạng mụn lan rộng hơn. Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn về các loại thuốc mụn này.

Bởi vì, sử dụng không phù hợp sẽ làm hại da và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Sử dụng các loại mặt nạ, kem dưỡng làm dịu da

Một số mặt nạ được chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp làm dịu da mụn do thận yếu. Đồng thời mặt nạ sẽ cung cấp các dưỡng chất giúp da khỏe hơn, giảm thiểu tình trạng mụn gây ra.

Tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi lựa chọn loại mặt nạ vì sử dụng không phù hợp có thể phản tác dụng, khiến tình trạng nặng hơn.

Sử dụng các loại mặt nạ, kem dưỡng làm dịu da
Sử dụng các loại mặt nạ, kem dưỡng làm dịu da

Cách phòng ngừa nổi mụn do thận yếu

Để phòng tránh tình trạng nổi mụn do thận yếu, bệnh nhân nên hạn chế các nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng này.

  • Tránh ăn các đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn quá nhiều đường hoặc thực phẩm chức nhiều đường.
  • Sinh hoạt điều độ, không đi ngủ quá muộn, tránh để bị stress kéo dài.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích vì nó gây tăng các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể.
  • Duy trì cân nặng cân đối, không để lượng mỡ trong cơ thể bị dư thừa và chèn ép thận, khiến thận yếu.

Trên đây là các thông tin về bệnh thận yếu gây nổi mụn. Mặc dù có thể điều trị dứt điểm bệnh thận yếu gây mụn nhưng người bệnh không nên chủ quan.

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh này, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *