Bác Lê Thị Chung - giáo viên về hưu đã chống chọi trước những cơn đau nhức tại khớp gối hàng chục năm nay. Tưởng chừng phải sống chung với bệnh thì may mắn đã đến với bác.

Mổ Gai Cột Sống Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần Mổ?

Mục đích của mổ gai cột sống là loại bỏ gai xương, ổn định cấu trúc cột sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Do đó, phương pháp này chỉ được thực hiện khi gai xương có kích thước quá lớn hoặc đã gây ra các biến chứng nặng nề.

Mổ gai cột sống
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?

Khi nào nên mổ gai cột sống?

Gai cột sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh lý này hay đi kèm với thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Trong giai đoạn mới hình thành, gai xương ở cột sống hầu như không gây đau nhức, tê bì, ê mỏi và rối loạn cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, gai xương có thể tăng kích thước và chèn ép lên dây thần kinh, đĩa đệm và các cơ quan xung quanh.

Thực tế, gai cột sống hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Chính vì vậy, điều trị bệnh lý này chủ yếu là làm giảm triệu chứng, bảo tồn chức năng vận động và làm chậm tiến triển của gai xương. Điều trị ưu tiên luôn là các phương pháp bảo tồn như sử dụng thuốc, xây dựng lối sống khoa học, vật lý trị liệu,… Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp bị gai cột sống có thể phải can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).

phẫu thuật gai cột sống
Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị bảo tồn thất bại và đã phát sinh biến chứng

Mổ gai cột sống được chỉ định trong những trường hợp sau:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Điều trị bảo tồn trong vòng 6 tháng nhưng thất bại
  • Gai xương có kích thước lớn và chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh
  • Các triệu chứng của bệnh gai cột sống ảnh hưởng nặng nề đến khả năng vận động, đi lại và khiến bệnh nhân không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thông thường
  • Xuất hiện các biến chứng như mất kiểm soát tiểu tiện, trung đại tiện, yếu cơ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh tọa,…

Mục đích chính của phẫu thuật là loại bỏ gai xương nhằm ổn định cấu trúc cột sống, giảm chèn ép lên dây thần kinh và các cơ quan xung quanh. Sau khi mổ, các triệu chứng đau nhức, tê cứng lưng, cổ,… sẽ thuyên giảm hoàn toàn và chức năng vận động được phục hồi đáng kể.

Các phương pháp mổ gai cột sống phổ biến

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp phẫu thuật gai cột sống. Phương pháp được lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi và khả năng tài chính của bệnh nhân.

Một số phương pháp phẫu thuật mổ gai cột sống phổ biến nhất hiện nay:

1. Phẫu thuật nội soi cắt gai cột sống

Phẫu thuật nội soi cắt gai cột sống là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật nội soi cho phép bác sĩ cắt bỏ gai xương qua vết cắt nhỏ nên phương pháp này có mức độ xâm lấn thấp, giảm đau đớn và có thời gian phục hồi nhanh chóng hơn so với mổ mở.

Thực tế, thời gian hồi phục của phương pháp mổ nội soi chỉ kéo dài khoảng 7 – 21 ngày (tùy cơ địa) và tỷ lệ phát sinh biến chứng khá thấp.

2. Mổ gai cột sống truyền thống (mổ mở)

Phẫu thuật truyền thống (mổ mở) có mức độ xâm lấn cao, gây đau nhiều và dễ phát sinh các biến chứng hậu phẫu. Hiện nay, phương pháp này ít được chỉ định do có nhiều hạn chế và bệnh nhân mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên trong trường hợp gai xương có kích thước lớn hoặc cấu trúc bất thường, bác sĩ có thể đề nghị mổ mở để quan sát rõ cột sống và tránh gây tổn thương dây thần kinh khi cắt bỏ gai. Nếu giải phẫu cột sống bất thường, bác sĩ có thể điều chỉnh ngay trong quá trình phẫu thuật.

3. Mổ cắt bỏ lá cột sống

Mổ cắt bỏ lá cột sống được thực hiện nhằm làm giãn không gian giữa cột sống, đĩa đệm và các cơ quan lân cận. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một lát mỏng tại cột sống hình thành gai xương để tránh tình trạng gai chèn ép lên đĩa đệm, dây thần kinh và mô mềm bao xung quanh.

4. Mổ cấy miếng đệm gan mỏm gai

Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏng gai là một trong những kỹ thuật ngoại khoa khá phổ biến. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy các miếng đệm vào đầu mỏm gai nhằm giảm mức độ chèn ép và bảo vệ đĩa đệm, dây thần kinh và các mô mềm xung quanh gai xương.

Mổ cấy miếng đệm gan mỏm gai chỉ được thực hiện với các gai xương có kích thước nhỏ. Đối với gai xương lớn và chèn ép nghiêm trọng lên các cơ quan xung quanh, bác sĩ thường đề nghị cắt bỏ để tránh gây gù, vẹo và mất cân bằng cấu trúc cột sống.

Quy trình phẫu thuật gai cột sống

Phẫu thuật gai cột sống được diễn ra qua 3 giai đoạn chính:

1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành mổ gai cột sống, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp CT, MRI, X-Quang và thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán khác nhằm đánh giá tổn thương của dây thần kinh, kích thước gai xương và khả năng vận động. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp ngoại khoa phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, độ tuổi và nguồn lực tài chính của từng trường hợp.

chi phí phẫu thuật gai cột sống
Bác sĩ thường yêu cầu chụp X-Quang, CT và MRI trước khi chỉ định phương pháp phẫu thuật

Tuy nhiên trước khi phẫu thuật, nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và lịch sử dùng thuốc để được xem xét nguy cơ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị ngưng thuốc hoặc trì hoãn thời gian phẫu thuật.
  • Không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá trong ít nhất 7 ngày trước khi phẫu thuật. Chất kích thích, cồn, nicotine, asen,… trong khói thuốc và rượu bia có thể khiến vết mổ chậm lành, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và chảy máu kéo dài.
  • Không tùy tiện dùng thuốc trước khi phẫu thuật (khoảng 7 – 14 ngày) – đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống đông máu.
  • Không cạo lông hoặc thực hiện các thủ thuật xâm lấn – ngay cả xâm lấn tối thiểu trong ít nhất 7 ngày trước phẫu thuật. Vết xây xước do các thủ thuật này có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải trì hoãn phẫu thuật nhằm điều trị dứt điểm nhiễm trùng.
  • Nên tắm rửa sạch sẽ và giữ tâm lý thoải mái trước khi mổ gai cột sống. Đồng thời, cần nhịn ăn 6 tiếng và nhịn uống nước 2 tiếng trước khi mổ.

2. Mổ gai cột sống

Sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng mổ và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống.

Các bước mổ gai cột sống:

  • Tiến hành gây mê toàn thân, gây tê từng vùng hoặc gây mê tại chỗ tùy thuộc vào kỹ thuật ngoại khoa được chỉ định.
  • Sau đó, bác sĩ phẫu thuật xác định vị trí gai xương và bắt đầu các thao tác nhằm loại bỏ gai xương, cấy mô đệm hoặc cắt lá mỏng của đốt sống
  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi tỉnh và được kiểm tra nhịp thở, mạch và huyết áp trong ít nhất 24 giờ.
  • Bệnh nhân phẫu thuật gai cột sống cần ở lại bệnh viện trong ít nhất vài ngày để được theo dõi và kịp thời xử lý nếu phát sinh biến chứng

3. Lưu ý sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhằm dự phòng biến chứng và phục hồi chức năng cột sống.

Mổ gai cột sống
Sau khi mổ, nên tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cột sống

Các lưu ý sau khi mổ gai cột sống:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống huyết khối tĩnh mạch, thuốc chống phù nề và kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần vệ sinh vết mổ đúng cách nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để tránh vết mổ bị ma sát quá mức dẫn đến chảy máu, đau nhức và khó chịu.
  • Ăn quá no hoặc dùng nhiều thức ăn khó tiêu có thể tăng áp lực lên cột sống thắt lưng. Vì vậy nếu gai xương ở vị trí này, bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no và nên ưu tiên dùng các món ăn dễ tiêu hóa.
  • Không nên đi xe đạp, xe máy, bơi lội, mang vác nặng và quan hệ tình dục trong thời gian sau phẫu thuật. Chỉ thực hiện các hoạt động này khi có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nên tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm phục hồi chức năng vận động, đi lại và cải thể sức khỏe tổng thể.
  • Tránh ngồi xổm, xoay người hoặc cúi gập người đột ngột trong giai đoạn hồi phục.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có các dấu hiệu bất thường.

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?

Số liệu thống kê cho thấy, có 85% trường hợp thành công khi can thiệp phẫu thuật gai cột sống. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một số trường hợp gặp phải biến chứng và rủi ro hậu phẫu.

Các biến chứng khi thực hiện phương pháp mổ gai cột sống:

1. Nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ là một trong những biến chứng thường gặp khi can thiệp ngoại khoa. Biến chứng này thường xảy ra do không đảm bảo vô trùng trang thiết bị hoặc do chăm sóc vết mổ không đúng cách. Nhiễm trùng vết mổ biểu hiện qua tình trạng sưng đau, vết mổ nóng và có hiện tượng ứ mủ. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn có thể bị sốt cao, buồn nôn, nổi hạch,…

Ngay khi phát hiện những triệu chứng này, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. Để khắc phục nhiễm trùng vết mổ, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh và dẫn lưu mủ (nếu cần thiết).

2. Dị ứng thuốc gây mê, tê

Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc gây tê hoặc gây mê (mề đay, nổi ban đỏ, viêm da, ngứa ngáy, phù nề, trụy tinh mạch và co thắt phế quản). Ngoài ra, gây mê toàn thân còn có thể gây ra một số biến chứng như suy hô hấp, ngừng thở, ưu thán (tình trạng thừa CO2 trong cơ thể) và thiếu oxy máu.

3. Chảy máu kéo dài

Thông thường sau khi phẫu thuật, vết mổ có thể chảy máu nhẹ trong vòng 1 – 2 giờ. Tuy nhiên ở một số trường hợp (người sử dụng Aspirin, thuốc chống đông máu hoặc bị rối loạn đông máu), vết mổ có thể chảy máu trong nhiều giờ gây hạ thân nhiệt, khát nước, da nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng,…

Đối với biến chứng này, bác sĩ thường yêu cầu truyền máu để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp xử lý khác tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Trên thực tế, việc xử lý các biến chứng hậu phẫu khá phức tạp và phụ thuộc hoàn toàn triệu chứng của từng bệnh nhân.

4. Một số biến chứng khác

Bên cạnh đó, mổ gai cột sống cũng có thể gây ra một số biến chứng khác như tổn thương dây thần kinh, hình thành sẹo lồi, tái phát gai xương,…

Để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng hậu phẫu, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy. Không thực hiện phẫu thuật tại các phòng khám nhỏ, không có đủ chuyên môn và máy móc hỗ trợ. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật nhằm thúc đẩy tốc độ hồi phục vết mổ và phục hồi chức năng vận động.

Phẫu thuật gai cột sống có chữa khỏi bệnh không?

Mổ gai cột sống được thực hiện nhằm cắt bỏ gai xương, ổn định cấu trúc cột, điều trị dứt điểm các triệu chứng đau nhức, chèn ép dây thần kinh và phục hồi chức năng vận động. Nếu chăm sóc tốt, bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại và làm việc như bình thường chỉ sau 30 ngày. Tuy nhiên, phẫu thuật gai cột sống không thể điều trị bệnh lý này hoàn toàn. Thực tế cho thấy, gai xương có thể mọc lại chỉ sau vài năm (hơn 80% trường hợp mọc lại ở vị trí cũ).

Thực chất, gai xương là phản ứng tự sửa chữa tổn thương của cơ thể nên quá trình này có tính chất dai dẳng và không thể phòng ngừa hoàn toàn. Do đó, hiện nay không có phương pháp điều trị bệnh lý này dứt điểm.

Đa phần các phương pháp được áp dụng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, phục hồi và bảo tồn chức năng của cột sống. Hơn nữa, mổ gai cột sống còn có chi phí cao và tiềm ẩn nhiều biến chứng hậu phẫu. Chính vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi can thiệp phẫu thuật.

Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật gai cột sống là vấn đề được khá nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên, chi phí thực tế phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, cơ sở y tế và bác sĩ thực hiện. Ngoài ra, yếu tố này còn bị chi phối bởi phương pháp ngoại khoa được chỉ định, thời gian lưu viện, thuốc và biến chứng sau khi mổ.

mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền
Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ gai cột sống (tham khảo):

  • Mổ mở truyền thống có giá khoảng 15 – 20.000.000 đồng
  • Phẫu thuật nội soi có chi phí 20 – 40.000.000 đồng
  • Các ca phẫu thuật phức tạp có chi phí > 50.000.000 đồng

Nếu thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện nhà nước, BHYT sẽ chi trả một phần chi phí. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ vấn đề này trước khi tiến hành mổ.

Phòng ngừa gai cột sống tái phát sau phẫu thuật

Như đã đề cập, gai cột sống có thể tái phát sau khi mổ. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa gai cột sống tái phát sau khi mổ
  • Dành 15 – 30 phút/ ngày để tập thể dục, nên lựa chọn các bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Hoạt động thể chất đều đặn giúp duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe của hệ thống xương khớp, đồng thời nâng cao sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Tránh các hoạt động gây tổn thương xương khớp nói chung và cột sống nói riêng như ngồi quá nhiều, mang vác nặng, lao động quá sức, nằm/ ngồi sai tư thế, ngồi xổm,…
  • Không hút thuốc, dùng rượu bia và chất kích thích. Các thói quen này có thể gây rối loạn chuyển hóa, thúc đẩy tốc độ lão hóa và làm tăng nguy cơ tái phát gai cột sống.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, sữa, trái cây, ngũ cốc, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin D và canxi. Hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản và dầu mỡ.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân – béo phì.
  • Thay đổi một số thói quen xấu như thức khuya, căng thẳng quá mức,…
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra tình trạng cột sống và can thiệp các phương pháp điều trị trong trường hợp cần thiết.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin liên quan đến phương pháp mổ gai cột sống. Tuy nhiên, nội dung trên chỉ có giá trị tham khảo và không thể thay thế cho tư vấn chuyên môn. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi áp dụng phương pháp này.

Tham khảo thêm: 10 bài tâp dành cho người bị gai cột sống mỗi ngày

5/5 - (5 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *