Hướng Dẫn Trị Gai Cột Sống Bằng Xương Rồng Đúng Cách
Nội dung bài viết
Điều trị gai cột sống bằng xương rồng là mẹo lưu truyền trong dân gian và được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi thực hiện yêu cầu người bệnh cần phải áp dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả chữa bệnh và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của xương rồng và hướng dẫn sử dụng điều trị gai cột sống đúng cách.
Công dụng của xương rồng trong điều trị gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng xuất hiện gai xương trên cột sống do sự lắng đọng canxi bất thường tại khớp và dây chằng. Đây là một dạng bệnh thoái hóa cột sống thường gặp, chúng gây tổn thương đến bề mặt khớp và hình thành nên các cơn đau nhức rất khó chịu. Gai cột sống thường xảy ra sau khi cột sống bị chấn thương hoặc mắc bệnh viêm cột sống mãn tính. Chữa gai cột sống bằng xương rồng là một trong những mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến.
Xương rồng là loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta, chúng được trồng phổ biến tại các gia đình ở nông thôn với mục đích làm hàng rào. Cây xương rồng còn được gọi với nhiều cái tên gọi khác như hóa ương lặc, bá vương tiên,… Đây là loại cây mọng nước và xuất hiện nhiều gai nhọn thân, chúng thường phát triển mạnh mẽ ở những nơi có khí hậu nóng bức khắc nghiệt. Theo ghi chép khoa học, xương rồng có tên là Euphorbia antiquorum M và thuộc họ thầu dầu. Cây xương rồng tồn tại trong tự nhiên với hơn 2000 chủng loại với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ, chúng được sử dụng phổ biến trong nấu nướng và chữa bệnh.
Nghiên cứu y khoa đã tiến hành phân tích thành phần hóa học có trong xương rồng và cho biết, trong loại cây này có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe như acid citric, friedelan-3a-ol, euphorbol,… Các thành phần này đều có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý về xương khớp thường gặp, giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức và sưng viêm.
Còn theo quan niệm của y học cổ truyền, xương rồng thuộc nhóm dược liệu tính hàn và có vị đắng, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả thanh nhiệt giải độc, kích thích tuần hoàn máu, giảm ứ trệ,… Chúng được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,… Ngoài ra, với tính hàn của dược liệu còn được tận dụng để đẩy lùi tình trạng táo bón, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu.
Với những thông tin ở trên thì ta thấy được, chữa bệnh gai cột sống bằng cây xương rồng là phương pháp có thể mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, cách chữa bệnh này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và mới phát triển, còn đối với những người bị gai cột sống lâu năm thì hiệu quả mang lại không được như lời đồn. Thường thì xương rồng chỉ được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể dùng thay thế cho thuốc điều trị chuyên khoa. Bên cạnh đó, xương rồng là dược liệu có chứa độc tính, khi sử dụng người bệnh cần phải cẩn thận và áp dụng đúng phương pháp để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hướng dẫn điều trị gai cột sống bằng cây xương rồng
Dùng xương rồng điều trị bệnh gai cột sống có thể được áp dụng bằng nhiều cách khác nhau như đắp, uống hoặc là ăn xương rồng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh gây mất thời gian mà không mang lại hiệu quả chữa trị. Dưới đây là các cách điều trị gai cột sống bằng cây xương rồng bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc đắp trị gai cột sống từ xương rồng
Do xương rồng có chứa độc tố nên đắp xương rồng chữa gai cột sống là bài thuốc được áp dụng phổ biến hơn so với sắc thuốc uống hoặc ăn xương rồng. Khi thực hiện, người bệnh có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp xương rồng với nhiều loại dược liệu khác theo hướng dẫn dưới đây:
+ Cách 1: Đắp xương rồng tai thỏ
Nguyên liệu:
- 3 nhánh xương rồng tai thỏ
- Giấm ăn
- Lá chuối hột
Cách thực hiện:
- Dùng kéo nhỏ hết gai trên bẹ xương rồng, sau đó đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Sau 15 phút thì vớt xương rồng ra để cho ráo, dùng dao đều hai bên mặt của xương rồng cho chảy mủ.
- Cho bẹ xương rồng vào trong giấm nguyên chất ngâm khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi cho lên bếp than nướng. Khi xương rồng đã chuyển sang màu vàng và mềm thì sử dụng để đắp lên vùng lưng đau nhức ngay khi còn nóng.
- Nằm sấp trên giường, lót lá chuối hột lên lưng tại vùng bị đau nhức sau đó đặt miếng xương rồng lên. Giữ cố định bẹ xương rồng trên lưng, sau đó lật ngửa người lại để ép chặt dược liệu vào vị trí đau.
- Để yên như vậy trong khoảng 15 phút đến khi xương rồng nguội hoàn toàn thì tiếp tục thay bằng nhánh khác. Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày giúp đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra.
+ Cách 2: Đắp xương rồng bẹ
Nguyên liệu:
- 3 nhánh xương rồng bẹ
Cách thực hiện:
- Xương rồng sau khi hái về đem cắt bỏ hết gai, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để làm sạch nhựa và bụi bẩn. Vớt xương rồng ra để ráo cho ráo nước, sau đó dùng vật nặng đập dập cùng với ít muối hạt.
- Cho xương rồng vào chảo sao khoảng 1 phút cho nóng lên thì tắt bếp. Đổ dược liệu vào tấm vải mỏng và sạch, bọc chặt lại rồi dùng để chườm nhẹ nhàng lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Áp dụng cách chữa bệnh từ xương rồng bẹ này mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện từ 2 – 3 tuần sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
+ Cách 3: Dùng kết hợp xương rồng với dược liệu khác
Nguyên liệu:
- Xương rồng bẹ
- Ngải cứu
- Dây tơ hồng
- Cúc tần
Cách thực hiện:
- Xương rồng cắt bỏ hết gai, sau đó đem toàn bộ dược liệu để rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Vớt dược liệu ra để ráo nước rồi cho tất cả vào chảo sao nóng, sau đó dùng hỗn này để đắp trực tiếp lên vùng cột sống đau nhức khoảng 10 phút.
- Thực hiện bài thuốc đắp chữa gai cột sống này liên tục trong 10 ngày để có thể mang lại hiệu quả. Khi đắp cần chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng.
Uống nước sắc xương rồng trị gai cột sống
Dùng xương rồng ba chia sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày cũng là cách chữa bệnh mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn cần phải sử dụng đúng liều lượng và chọn đúng loại xương rồng ba chia để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên liệu:
- 1 nhánh xương rồng ba chia bánh tẻ
- Một ít muối hạt
Cách thực hiện:
- Xương rồng đem loại bỏ hết gai, rửa sạch với nước rồi vớt ra để cho ráo. Dùng dao thái xương rồng thành đoạn nhỏ, sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Tiếp đó, cho xương rồng khô vào chảo sao trên lửa lớn cho đến khi ngả vàng là được. Đợi xương rồng nguội bớt thì cho vào ấm sắc cùng với 3 chén nước trên lửa nhỏ.
- Sắc đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, chắt lấy nước sắc thu được và sử dụng để uống ngay khi còn ấm. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bài thuốc uống từ xương rồng ba chia liên tục trong khoảng 15 ngày để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh.
Trị gai cột sống bằng món ăn bài thuốc từ xương rồng
Ngoài phương pháp đắp ngoài và uống trong ở trên, người bệnh cũng có thể dùng xương rồng chế biến thành món ăn bài thuốc để sử dụng. Hai món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt là xương rồng luộc chấm muối và xương rồng nấu cá lóc. Dưới đây là cách chế biến bạn có thể thực hiện theo:
+ Xương rồng hầm cá lóc
Nguyên liệu:
- 3 đọt non xương rồng
- 250 gram cá lóc
- Muối hạt
Cách thực hiện:
- Dùng kéo cắt bỏ hết phần gai nhọn trên thân xương rồng, sau đó đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.
- Dùng dao thái xương rồng thành từng lát mỏng rồi cho vào chậu bóp với muối hạt khoảng 5 phút, sau đó đem xả sạch dưới vòi nước lạnh. Thực hiện cách này liên tục từ 2 – 3 lần để làm sạch hết độc tố có bên trong mủ xương rồng.
- Cá lóc đem làm sạch, loại bỏ hết nội tạng rồi rửa qua nhiều lần nước. Dùng dao cắt cá thành khúc ngắn rồi đem ướp với một ít muối ăn.
- Cho cá lóc và xương rồng đã sơ chế vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi cá lóc chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Tiếp tục đun đến khi cạn hết nước thì tắt bếp, dọn món ăn ra đĩa và sử dụng chung với cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày khi còn nóng. Người bệnh nên kiên trì sử dụng món ăn này liên tục trong 5 ngày mới để đẩy lùi tình trạng đau nhức.
+ Xương rồng luộc chấm muối
Nguyên liệu:
- 10 ngọn xương rồng non
Cách thực hiện:
- Xương rồng sau khi thu hái về thì đem cắt bỏ hết gai nhọn, sau đó cho vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút. Vớt xương rồng ra để cho ráo, dùng dao thái thành miếng nhỏ vừa ăn rồi rửa sạch lại với nước một lần nữa để loại bỏ bớt mũ.
- Cho nước vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi, khi nước sôi bùng to thì thả xương rồng đã sơ chế vào luộc chín. Khi thấy xương rồng đã chín thì tắt bếp, vớt ra để cho ráo nước rồi xếp vào đĩa ăn kèm với muối.
- Người bệnh nên sử dụng món ăn này đều đặn mỗi ngày, ban đầu khi chưa quen bạn có thể ăn ít sau đó tăng dần lên.
Lưu ý khi trị bệnh gai cột sống bằng xương rồng
Để quá trình điều trị gai cột sống bằng xương rồng có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải hình thành cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Một số điều cần lưu ý khi chữa gai cột sống mà người bệnh cần lưu ý là:
- Xương rồng có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh nhưng có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy khi thực hiện người bệnh cần phải hết sức cẩn thận, nên áp dụng đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Khi sơ chế xương rồng sử dụng để chữa bệnh bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh bị gai đâm gây chảy máu. Hãy đeo kính và mang bao tay mỗi khi làm sạch dược liệu, không để nhựa xương rồng văng vào mắt vì chúng rất độc.
- Ban đầu bạn chỉ nên dùng xương rồng để chữa bệnh với liều lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên ngừng áp dụng, nếu không thì có thể sử dụng để chữa bệnh bình thường. Khi thực hiện các bài thuốc đắp hoặc chườm cần chú ý đến nhiệt độ và dịch nóng trên bẹ xương rồng để tránh gây bỏng da.
- Bài thuốc chữa gai cột sống bằng xương rồng mang lại hiệu quả rất chậm, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng từ 1 – 2 tháng mới đem lại hiệu quả tích cực. Nếu sau thời gian dài áp dụng mà bệnh vẫn không có tiến triển tốt thì bạn nên tìm đến phương pháp chữa bệnh khác tích cực hơn.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện độ bền chắc của xương khớp và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác. Các yếu tố vi lượng cần thiết cho xương mà người bệnh cần chú ý tăng cường bổ sung là canxi, vitamin D, vitamin K, omega-3,…
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm làm tăng đào thải canxi qua thận như nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn chứa nhiều muối,… Tuyệt đối tránh xa rượu bia và chất kích thích để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến bệnh nặng hơn.
- Hình thành lối sống khoa học như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, nên thả lỏng cơ thể hoặc vận động nhẹ nhàng mỗi khi cơn đau nhức xuất hiện, ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh kéo dài,…
- Nên hạn chế việc mang vác vật nặng làm gia tăng áp lực lên cột sống khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh giúp làm thư giãn cột sống như bơi lội, yoga,…
- Đến bệnh viện thăm khám kết hợp điều trị chuyên khoa giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Thường xuyên đi kiểm tra định kỳ để xem mức độ hồi phục của bệnh, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp chữa bệnh sao cho phù hợp.
Trên đây là các cách chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần hết sức lưu ý để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe vì trong xương rồng chứa khá nhiều độc tố. Chữa gai cột sống bằng xương rồng là mẹo lưu truyền trong dân gian, chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả mang lại, vì thế bạn cũng không nên phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh này.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!