Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Gai Đôi Cột Sống Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Gai đôi cột sống là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh này rất chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh gai đôi cột sống này cũng như mức độ nguy hiểm và cách điều trị tích cực.

Gai đôi cột sống là một dạng thoái hóa cột sống thường gặp
Gai đôi cột sống là một dạng của bệnh thoái hóa cột sống thường gặp

Gai đôi cột sống là gì?

Cột sống là cơ quan xương khớp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, có chức năng chính là nâng đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể. Gai đôi cột sống là một dạng thoái hóa cột sống thường xuất hiện sau khi cột sống bị tổn thương do các yếu tố bên trong cơ thể hoặc tác động từ bên ngoài. Hai vi trí gai đôi cột sống thường gặp nhất là gai đôi cột sống S1 và gai đôi cột sống L5.

Chuyên gia cho biết, gai đôi cột sống xảy ra do yếu tố bẩm sinh, chúng được hình thành ngay khi cơ thể đang còn là bào thai trong bụng mẹ. Đây là tình trạng xương sống bị tách làm hai do ống thần kinh và thân xương sống nằm trên dây sống không đóng lại hoàn toàn. Y học hiện đại đã chia tình trạng gai đôi cột sống thành 3 dạng phổ biến sau đây:

– Gai đôi cột sống thể ẩn: Đây là thể bệnh nhẹ, lành tính và có thể dễ dàng phát hiện thông qua phương pháp chụp X-quang. Khi quan sát sẽ thấy vùng cột sống bị bệnh có xuất hiện khe hở rất hẹp và đa số các các mắc bệnh đều rơi vào trường hợp này.

– Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Khi khe hở giữa các gai đôi cột sống có khoảng cách quá lớn sẽ khiến ống sống thông trực tiếp với hệ phần mềm bên ngoài, hay còn gọi là thoát vị. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng tê liệt bàng quang hoặc rối loạn chức năng đường ruột. Các thành phần bên trong ống sống bị thoát vị ra bên ngoài có thể kể đến là tủy sống, dịch não tủy, dây thần kinh,…

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

– Gai đôi cột sống có nang: Đây là thể bệnh nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng đến chức năng của các rễ thần kinh tủy sống. Khi rơi vào trường hợp này người bệnh sẽ dần mất đi chức năng của một phần cơ thể, sau khi tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật giúp thu hẹp khe hở thì chức năng của thần kinh của tủy sống vẫn không thể phục hồi.

Khi bị gai đôi cột sống, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức cấp tính ở giai đoạn đầu. Nếu không thăm khám phát hiện sớm để tiền hành điều trị, bệnh sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội ở vùng bị ảnh hưởng. Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ có triệu chứng đau nhức lan rộng đến các chi khiến khả năng vận động bị hạn chế, nguy cơ tàn phế.

Nguyên nhân gây hình thành gai đôi cột sống

Chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh lý gai đôi cột sống có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, vì vậy bạn cần phải nắm rõ để có các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh gai đôi cột sống thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể càng mạnh mẽ, điều này khiến hệ xương khớp cũng trở nên suy yếu và thoái hóa dần. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích phản ứng tự làm lành tổn thương tại khớp bằng cách lắng đọng canxi, điều này sẽ tạo điều kiện cho các gai xương hình thành.
Gai đôi cột sống có nang hình thành do bẩm sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Gai đôi cột sống có nang hình thành do bẩm sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ
  • Bẩm sinh: Gai đôi cột sống cũng có thể gọi là một dạng dị tật bẩm sinh trên cột sống do quá trình mang thai mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không bổ sung đầy đủ lượng axit folic- a B cần thiết cho cơ thể để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Theo thống kê, tổng số ca bị gai đôi cột sống do dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 10 – 12 dân số nước ta.
  • Thói quen sinh hoạt: Các thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gai đôi cột sống như ngồi quá lâu, đi đứng hoặc nằm nghỉ ngơi không đúng tư thế,…
  • Viêm nhiễm cục bộ: Các tế bào xương có thể bị kích thích và hình thành nên các gai xương do ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm tại xương, khớp, gân hoặc dây chằng phân bố xung quanh vùng cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Gai đôi cột sống cũng có thể hình thành khi vùng cột sống bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, chơi thể thao sai cách,…. Lúc này cơ chế tự chữa lành tổn thương tại xương khớp sẽ được kích hoạt và tạo điều kiện để các gai xương hình thành. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi phản ứng tự chữa lành diễn ra liên tục và bất thường.
  • Do bệnh lý: Gai đôi đốt sống cũng có thể xảy ra nếu bạn mắc một số bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm cột sống dính khớp,…
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể đến ở trên thì bệnh gai đôi cột sống cũng có thể xảy ra do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thừa cân béo phì, tính chất công việc thường xuyên phải cúi người hoặc khuân vác vật nặng,…

Triệu chứng thường gặp của bệnh gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống là bệnh lý rất khó nhận biết do các triệu chứng của bệnh thường không quá rõ ràng. Đến khi các gai xương phát triển với kích thước quá lớn, gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh thì người bệnh mới bắt đầu có các triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức: Ngay tại vùng cột sống bị gai đôi sẽ xuất hiện các cơn đau nhức với nhiều cấp độ khác nhau, thường gặp là thắt lưng, xương chậu, hai chân,…  Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ thoáng qua, nếu người bệnh dùng tay ấn vào thì cảm giác đau nhức sẽ trở nên tăng dần. Ở một số trường hợp sẽ có cảm giác đau nhức lan rộng ra xung quanh và đến các chi.
  • Tê bì: Khi các gai xương phát triển với kích thước lớn và chèn ép lên rễ thần kinh sẽ gây ra cảm giác tê bì khiến chức năng vận động của tay chân bị suy giảm một cách đáng kể, chúng dần trở nên yếu đi và kém linh hoạt. Một số trường hợp còn có triệu chứng cơ cạnh sống lưng, gây co cứng và mất đi đường cong sinh lý thông thường.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Các rễ thần kinh phản xạ nếu bị gai xương chèn ép quá mức sẽ khiến quá trình dẫn truyền thông tin từ não đến các cơ quan bị ảnh hưởng và ngược lại. Từ đó sẽ khiến người bệnh không thể kiểm soát được việc đi đại và tiểu tiện.
  • Rối loạn vận động: Các cơn đau nhức xuất hiện với mức độ nghiêm trọng sẽ khiến chức năng vận động bị hạn chế, lúc này người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác vươn hoặc cúi người.
Bệnh gây ra triệu chứng tê bì chân tay khiến khả năng vận động của người bệnh yếu dần
Bệnh gây ra triệu chứng tê bì chân tay khiến khả năng vận động của người bệnh yếu dần

Gai đôi cột sống có nguy hiểm không?

Chuyên gia cho biết, gai đôi cột sống nếu không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì khá lành tính và không quá nguy hiểm. Còn những trường hợp bệnh gây ra các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính kéo dài thì nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh chủ quan trong việc thăm khám và điều trị sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, rối loạn đại tiểu tiện
  • Chức năng của cơ bắp bị suy giảm, gây tê liệt và suy yếu hoạt động của các chi
  • Tạo điều kiện cho bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm phát triển
  • Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não và nhiễm trùng màng não ở trẻ sơ sinh
  • Nếu bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng

Khi nghi ngờ bản thân bị gai đôi cột sống, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra được phương án điều trị phù hợp nhất giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Các phương pháp điều trị gai đôi cột sống

Khi bị gai đôi cột sống, đa số các trường hợp đều được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn như dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc Đông y,… Còn điều trị can thiệp ngoại khoa chỉ được chỉ định thực hiện nếu tình trạng bệnh đã chuyển biến sang mức độ nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Chữa gai đôi cột sống bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây được kê đơn dùng để điều trị gai đôi cột sống đều có chung mục đích làm giảm đau và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh tiến triển sang mức độ nặng. Thông thường, bệnh nhân bị gai đôi cột sống sẽ bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau: Ở những trường hợp đau nhẹ người bệnh sẽ được kê đơn bằng các loại thuốc giảm đau thông thường như acid acetysalicylic, paracetamol,…
  • Thuốc kháng viêm: Tác dụng đẩy lùi phản ứng viêm giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Thường được dùng là naproxen, ibuprofen,…
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được kê đơn điều trị cho người bị gai đôi cột sống với mục đích giảm đau nhức và tê bì tay chân. Thường được sử dụng là myonal, mydocalm, decontractyl…
  • Vitamin nhóm B: Có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương tại cột sống và các rễ thần kinh. Các loại vitamin thường được kê đơn là vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12,…
  • Thuốc tiêm steroid: Được chỉ định điều trị cho những trường hợp bệnh đay đau nhức nặng nề và các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào vị trí gai đôi dưới sự thực hiện của bác sĩ có chuyên môn.
Dùng thuốc Tây y đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra
Dùng thuốc Tây y đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra

Dùng thuốc Tây y chữa gai đôi cột sống mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, nhưng chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị và đơn kê mà bác sĩ đưa ra.

Thực hiện vật lý trị liệu chữa gai đôi cột sống

Song song với việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Vật lý trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng của cột sống, lúc này người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện vận động trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Nếu cơn đau nhức xuất hiện bạn có thể đẩy lùi bằng cách áp dụng phương pháp nhiệt trị liệu (chườm nóng, chườm lạnh), châm cứu và bấm huyệt.

Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định thực hiện bằng các phương pháp vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại, giúp kích thích quá trình nuôi dưỡng cột sống và cải thiện chức năng của cơ quan này (như kéo giãn cột sống, chiếu tia laser, sóng ngắn hoặc sóng xung kích…)

Phẫu thuật điều trị gai đôi cột sống

Phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị cho những trường hợp bị gai đôi cột sống ở mức độ nặng với biến chứng như gây cong vẹo cột sống, gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh,… Đây là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ gai xương và thu hẹp khoảng cách giữa các khe đốt sống.

Chữa bệnh bằng phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, đồng thời chi phí phẫu thuật để điều trị bệnh gai đôi cột sống khá cao. Vì vậy chúng rất ít khi được áp dụng nếu tình trạng bệnh không thực sự quá nghiêm trọng, đa số đều được hướng dẫn điều trị bằng phương pháp bảo tồn.

Chữa gai đôi cột sống bằng các bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa gai đôi cột sống có độ an toàn khá cao và không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như Tây y. Đồng thời, nếu người bệnh kiên trì áp dụng trong thời gian dài còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

Bài thuốc chữa bệnh số 1

  • Nguyên liệu: 800 gram lá lốt, 300 gram cỏ xước, 300 gram thiên niên kiện, 300 gram thổ phục linh, 100 gram quế chi, 5 lít rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Tất cả dược liệu trên sau khi làm sạch thì đem thái nhỏ rồi phơi khô, sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm cùng với 5 lít rượu trắng. Ngâm dược liệu trong khoảng 10 ngày là có thể lấy ra chữa bệnh. Chắt lấy 30ml rượu để uống, sử dụng 2 lần/ngày.
Chữa bệnh gai đôi cột sống bằng cách sử dụng các bài thuốc Đông y
Chữa bệnh gai đôi cột sống bằng cách sử dụng các bài thuốc Đông y

Bài thuốc chữa bệnh số 2

  • Nguyên liệu: 50 gram sinh địa, 30 gram tàm sa, 15 gram linh tiên, 9 gram đương quy, 9 gram tần giao, 9 gram kỳ xà, 9 gram xích thược, 9 gram quế chi, 9 gram chế phụ tử
  • Cách thực hiện: Tất cả dược liệu đã chuẩn bị đem đi rửa sạch, cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ. Sử dụng lượng nước sắc thu được sử dụng để uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh số 3

  • Nguyên liệu: 10 gram kim sương, 10 gram thiên niên kiện, 10 gram quế nhục, 10 gram kim sương, 10 gram lá thông, 10 gram địa liền, 10 gram hoa chổi xể, 10 gram đại hồi, 5 gram âu tần, 500ml rượu trắng
  • Cách thực hiện: Các dược liệu trên đem vệ sinh sạch sẽ, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Cho dược liệu vào bình thủy tinh ngâm với 500ml rượu, mỗi ngày nên lấy bình ra lắc đều. Ngâm hỗn hợp rượu thuốc trên trong khoảng 1 tuần thì lấy ra dùng để xoa bóp vùng cột sống bị đau nhức.

Chữa gai đôi cột sống bằng thuốc Nam

Các bài thuốc Nam chữa gai đôi cột sống đều có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên xung quanh nhà nên rất lành tính và ít tốn kém. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc này chỉ được truyền miệng trong dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh được. Vì vậy, bạn không nên quá phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh này. Một số bài thuốc nam chữa gai đôi cột sống được áp dụng rộng rãi trong dân gian là:

Bài thuốc Nam từ hạt đu đủ

Nguyên liệu:

  • 15 gram hạt đu đủ
  • Ít muối trắng
  • Rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Chọn mua một quả đu đủ già đã chín, đem bổ đôi rồi cạo lấy phần hạt. Dùng tay chà xát để loại bỏ hết lớp màng mỏng trên hạt đu đu, đem đi rửa sạch rồi cho vào muối ngâm khoảng 6 giờ.
  • Tiếp đó cho đổ rượu trắng vào hỗn hợp hạt đu đủ và muối, sau đó đem đi chưng với rượu khoảng 30 phút là được.
  • Đổ hỗn hợp trên vào trong lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi khi cơn đau nhức xuất hiện, lấy một lượng rượu vừa đủ để xoa bóp lên vùng cột sống đau nhức
Dùng hạt đu đủ ngâm rượu để xoa bóp lên vùng gai đôi cột sống gây đau nhức
Dùng hạt đu đủ ngâm rượu để xoa bóp lên vùng gai đôi cột sống gây đau nhức

Bài thuốc Nam từ lá lốt

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá lốt
  • 50 gram đinh lăng
  • 15 gram xấu hổ

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu trên đem phơi khô dưới trời nắng khoảng 5 ngày, sau đó rửa sạch sẽ bụi bẩn rồi cho vào ấm đun cùng với 2 lít nước.
  • Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Sử dụng bài thuốc này liên tục từ 10 – 15 ngày để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Bài thuốc Nam từ ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm ngải cứu tươi
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem đi rửa sạch bụi bẩn, phơi khô rồi trộn đều với muối hạt. Cho hỗn hợp trên vào trong lò vi sóng hâm nóng khoảng 3 phút thì lấy ra.
  • Đổ ngải cứu và muối ra khăn sạch, sử dụng để đắp lên lưng khoảng 30 phút. Áp dụng bài thuốc này nhiều lần trong ngày có tác dụng giảm đau khá tốt.

Lưu ý dành cho người bị gai đôi cột sống

Khi bị gai đôi cột sống, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và đời sống sinh hoạt của bản thân để có thể kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

– Về chế độ ăn uống:

  • Cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu yếu tố vi lượng canxi, vitamin D, vitamin K,… thông qua các loại rau củ quả tươi hoặc sữa. Đây là những thành phần khoáng chất có vai trò quan trọng đối với hệ xương khớp, tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo xương giúp chúng trở nên chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, dễ gây tăng cân gia tăng áp lực lên cột sống và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm gia tăng lượng đường bên trong máu khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, vì vậy bạn cũng nên tránh xa nhóm thực phẩm này (bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas,…)
  • Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống chứa chất độc hại tác động tiêu cực đến sức khỏe cơ thể cũng như hệ xương khớp như cà phê, thuốc lá, rượu bia,… Nếu người bệnh sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ gia tăng nguy cơ mất xương và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

– Về chế độ sinh hoạt:

Dành thời gian tập luyện nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tại nhà
Dành thời gian tập luyện nhẹ nhàng để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tại nhà
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức hoặc bưng bê vật nặng sai tư thế. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các động tác xoay vặn mình gây tác động xấu đến cột sống. Dành thời gian nghỉ ngơi sau một ngày để làm việc giúp phục hồi sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe của xương khớp.
  • Tăng cường luyện tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp chúng dẻo dai và linh hoạt hơn. Các bài tập người bị gai đôi cột sống nên tập luyện là yoga, đạp xe, bơi lội,… hạn chế tập luyện các bộ môn gây áp lực lên cột sống như nhảy dây, nhảy cao.

Trên đây là những thông tin về bệnh gai đôi cột sống được chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị nếu mắc phải. Tốt nhất, người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe xương khớp định kỳ để có thể sớm phát hiện ra bệnh cũng như các bệnh lý liên quan.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *