Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Cách Chữa Đau Vai Gáy Bằng Ngải Cứu Đơn Giản, Hiệu Quả

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là biện pháp giảm đau được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có tính ấm, tác dụng phá ứ huyết và chỉ thống nên có khả năng thư giãn cơ vùng gáy, giảm đau mỏi, cải thiện hiện tượng cứng cổ và tê bì.

chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu có hiệu quả không?

Tác dụng chữa đau mỏi vai gáy của ngải cứu

Ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị cay, hơi đắng, tính ấm, tác dụng đuổi hàn thấp, ngừng máu, an thai, ấm kinh, lý khí huyết, chỉ thống (giảm đau) và sát trùng. Với dược tính đa dạng và phong phú, ngải diệp được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và dùng chủ cứu (trong châm cứu) hơn 100 bệnh.

Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là mẹo giảm đau nhức, tê bì, mỏi cổ và cứng khớp có nguồn gốc từ dân gian. Theo lưu truyền trong nhân dân, ngải diệp có tính ấm giúp tán phong hàn xâm nhập vào cơ bắp, mạch máu và cột sống. Ngoài ra, dược liệu này có giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau nhức và giải phóng kinh lạc bị ứ trệ.

cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức, tê bì, mỏi cổ và cứng khớp vai

Trên thực tế, hiệu quả giảm đau vai gáy của ngải cứu chưa được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Hiện nay, y học chỉ mới công nhận tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm và tăng co bóp tử cung của dược liệu này.

Chính vì vậy trước khi áp dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng thực hiện các bài thuốc không đem lại hiệu quả, gây mất thời gian, hao tốn chi phí và làm gián đoạn quá trình điều trị.

5 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đơn giản

Ngải cứu là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, dược liệu này có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc gây ra một số tác dụng phụ.

Dưới đây là 5 cách dùng ngải cứu trị đau vai gáy phổ biến trong dân gian:

1. Chườm đắp ngải cứu và muối biển

Mẹo chườm đắp ngải cứu và muối biển có tác dụng giảm đau nhức vai gáy, khớp gối, khớp háng và đốt sống thắt lưng. Đây là một trong những mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi nhất.

Muối biển có vị mặn, không có độc, tính hàn, có khả năng lương huyết, giải độc, thanh tâm, tả hỏa và dẫn các thuốc khác vào kinh mạch. Do đó kết hợp muối với ngải cứu có thể làm tăng hiệu quả giải huyết ứ và giảm đau nhức của thảo dược.

chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Rang ngải cứu với muối là mẹo chữa đau mỏi vai gáy đơn giản và dễ thực hiện

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 lượng muối vừa đủ
  • Đem ngải cứu ngâm rửa sạch và để ráo nước
  • Sau đó cho ngải cứu vào chảo cùng với muối, rang đều đến khi dược liệu tỏa mùi thơm
  • Cho tất cả vào túi vải hoặc bọc trong khăn vải
  • Chườm lên vùng vai gáy đau nhức trong 10 – 15 phút giúp cải thiện cơn đau, cứng cổ và tê mỏi bả vai

Sau khi chườm, nên xoa bóp vùng bả vai để kích thích khí huyết lưu thông, thư giãn cơ bắp và cải thiện khả năng vận động của khớp vai, vùng cổ gáy.

2. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu, lá lốt và rượu trắng

Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng ngải cứu cùng với lá lốt và rượu trắng để giảm đau vai gáy, cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, ê mỏi vai và yếu chi trên.

Lá lốt (tất bát) là vị thuốc nam quen thuộc có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng chỉ thống (giảm đau), hạ khí và tán hàn. Dược liệu này thường được nhân dân dùng để giảm đau nhức xương khớp, sưng khớp do chấn thương, phong thấp, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột.

Bài thuốc kết hợp từ lá lốt, ngải cứu và rượu trắng có tác dụng giảm đau nhanh hơn so với bài thuốc trên. Ngoài khả năng giảm đau, bài thuốc này còn giúp làm ấm khớp, trừ phong thấp, cải thiện khả năng vận động và kích thích tuần hoàn máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá ngải cứu và rượu trắng
  • Đem lá lốt và lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước và giã nát
  • Sau đó đem trộn với rượu trắng, nấu cho ấm lên và dùng túi vải bọc lại
  • Chườm đắp lên vùng cổ, vai và gáy giúp giảm đau nhức, ê mỏi, tê bì và cứng cổ

3. Ngải cứu và gừng tươi giảm đau vai gáy do lạnh

Gừng tươi (sinh khương) có vị cay, nồng, tính ấm, tác dụng giảm nôn, giải biểu, làm ấm phế và chỉ thống (giảm đau nhức). Dược liệu này được xếp vào nhóm đại nhiệt nên thường được dùng để chữa các chứng bệnh do phong hàn.

Bài thuốc từ ngải cứu và gừng tươi giúp giảm đau nhức vai gáy do tiếp xúc với gió, mưa hoặc do nhiễm không khí lạnh. Nhiệt độ lạnh khiến gân cơ co rút, giảm lưu lượng máu tuần hoàn dẫn đến vùng cổ vai gáy co cứng, đau nhức và tê bì. Với tính ấm, tác dụng hành khí và chỉ thống, bài thuốc này giúp tán phong hàn, thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm giãn cơ vùng cổ và phục hồi chức năng vận động.

chườm ngải cứu chữa đau vai gáy
Có thể kết hợp gừng tươi (sinh khương) với lá ngải cứu để tăng tác dụng giảm đau và tán phong hàn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 nắm lá ngải cứu
  • Đem rửa sạch dược liệu, để ráo nước và giã nát
  • Sau đó cho vào chảo, rang đều đến khi nóng thì tắt bếp
  • Cho dược liệu vào túi vải và dùng chườm đắp lên vị trí đau nhức

4. Bài thuốc uống từ ngải cứu trị đau vai gáy

Bài thuốc uống từ ngải cứu thích hợp với người bị đau vai gáy do huyết ứ. Khí huyết ứ trệ khiến vùng cổ vai gáy bị co cứng, gân cơ suy yếu, đau nhức và giảm khả năng vận động. Tình trạng này thường bắt nguồn từ chấn thương, tư thế sai lệch và lao động nặng.

Uống nước sắc từ lá ngải cứu đều đặn giúp phá huyết ứ, an thần, bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng của cơ bắp. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp trị chứng bụng đau do lạnh và điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới.

chườm ngải cứu chữa đau vai gáy
Trà ngải cứu có tác dụng hoạt huyết, phá huyết ứ, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau nhức xương khớp

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 50 – 100g ngải cứu tươi và để ráo
  • Đem đun với 1.5 – 2 lít nước
  • Dùng uống hằng ngày trong liên tục từ 7 – 10 ngày

5. Bổ sung các món ăn từ ngải cứu

Ngoài ra, nhân dân còn dùng các món ăn từ ngải cứu để giảm đau nhức vai gáy, xương khớp, hỗ trợ an thai, bồi bổ sức khỏe, giảm đau đầu và rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng có thể dùng các món ăn này để phòng ngừa tê mỏi khớp gối và cứng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.

chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Có thể dùng các món ăn từ ngải cứu để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy

Một số món ăn từ ngải cứu được sử dụng để chữa đau vai gáy:

  • Trứng gà rán ngải cứu: Rửa sạch 1 nắm ngải cứu, để ráo và xắt nhỏ. Cho ngải cứu vào tô, đập thêm 2 quả trứng gà, nêm nếm gia vị, sau đó đánh đều và chiên chín. Dùng món ăn này ăn kèm với cơm trắng từ 2 – 3 lần/ tuần. Món trứng gà rán ngải cứu thích hợp với người bị đau nửa đầu vai gáy và đau đầu do thiếu máu.
  • Canh ngải cứu: Món canh ngải cứu không chỉ giúp cải thiện đau mỏi vai gáy mà còn giúp bổi sức khỏe và chữa các chứng bệnh ở phụ nữ. Để thực hiện món ăn này, cần chuẩn bị 100g thịt nạc băm nhỏ và ngải cứu tươi. Đem thịt ướp gia vị, xào sơ rồi đổ 1 lít nước vào đun sôi. Khi nước sôi, cho rau ngải cứu đã được rửa sạch, tắt bếp và nêm nếm vừa ăn.

Trị đau vai gáy bằng ngải cứu có hiệu quả không?

Mẹo chữa đau vai gáy bằng ngải cứu có độ an toàn cao, hầu như không gây kích ứng, mẫn cảm khi áp dụng và có thể thực hiện trong thời gian dài. Mặc dù hiệu quả giảm đau của ngải diệp chưa được công nhận trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên trên thực tế, mẹo chữa này có thể giảm tê bì, cứng cổ và đau nhức vùng vai gáy khá rõ rệt.

Theo lý giải từ dân gian, tác dụng giảm đau của thảo dược này nhờ vào đặc tính phá ứ huyết, hoạt huyết và tán phong hàn. Vì theo y học cổ truyền, phong hàn xâm nhập cộng với huyết ứ có thể khiến kinh lạc ứ trệ, khí huyết bất thông gây co cứng cơ và đau nhức.

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là biện pháp hỗ trợ và chỉ đem lại hiệu quả tạm thời. Vì vậy bên cạnh phương pháp này, bạn nên thay đổi các tư thế sai lệch, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện chức năng vận động, giảm mức độ đau nhức, tê bì và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Trong trường hợp đau mỏi vai gáy có mức độ nặng, nên tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu và sử dụng thuốc khi cần thiết.

Lưu ý khi dùng ngải cứu điều trị đau mỏi vai gáy

Điều trị đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu có độ an toàn cao, chi phí thấp và tương đối an toàn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Nếu đau vai gáy kéo dài, nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy không nên quá phụ thuộc vào mẹo chữa này hay các mẹo chữa từ thảo dược thiên nhiên khác.
  • Cần xác định nguyên nhân gây vai gáy và tiến hành loại trừ các yếu tố khởi phát. Đây là biện pháp quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh lý này.
  • Ngải cứu là thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao và ít ra tác dụng phụ. Tuy nhiên trên thực tế, dùng bài thuốc uống và món ăn từ ngải cứu có thể gây phản ứng bất lợi đối với người bị rối loạn đường ruột hoặc mắc bệnh lý về gan.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh ăn ngải cứu và chỉ nên dùng 1 – 2 lần/ tuần từ tháng thứ 4 trở đi.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ để duy trì thể trạng khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện khả năng vận động.
  • Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài các nguyên nhân thông thường, đau mỏi vai gáy còn có thể là hệ quả do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống. Nếu xảy ra do các bệnh lý này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

Trên đây là 5 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Mặc dù có độ an toàn cao, dễ thực hiện và chi phí thấp, tuy nhiên mẹo chữa này có dược tính yếu và chỉ đem lại hiệu quả tạm thời. Vì vậy để điều trị dứt điểm bệnh đau vai gáy, nên phối hợp với lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Cách chữa đau vai gáy bằng 10 cây thuốc nam quanh nhà

5/5 - (7 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *