Bệnh phong thấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Phong thấp là một loại viêm khớp mãn tính, các triệu chứng của bệnh thường diễn ra kéo dài và rất khó để điều trị dứt điểm. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh phong thấp, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả.

Phong thấp là một dạng viêm khớp mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp
Phong thấp là một dạng viêm khớp mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp

Bệnh phong thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Phong thấp hay còn được biết đến với cái tên là phong tê thấp. Đây là một dạng bệnh viêm khớp tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn, thay vì bảo vệ thì hệ miễn dịch lại tấn công vào các màng bao quanh khớp. Bệnh phong thấp xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi và thường khởi phát từ năm 30 – 50 tuổi. Thống kê y học cho thấy, nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phong thấp cao gấp đôi so với nam.

Y học hiện đại chia bệnh phong thấp thành các dạng sau đây:

  • Phong thấp chạy: Bệnh gây ra các cơn đau nhức lan rộng đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Phong thấp ra mồ hôi tay chân: Theo quan niệm y học cổ truyền, phong thấp là bệnh lý hình thành do dương khí bị hư gây tắc nghẽn và rối loạn hệ thống dẫn khí trong cơ. Điều này sẽ làm cho đường dẫn khí đến tay chân bị tắc nghẽn và gây ra triệu chứng lạnh lòng bàn tay và chân.

Bệnh phong thấp được chuyên gia đánh giá là một trong những bệnh lý về xương khớp khá nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường. Ban đầu, bệnh chỉ gây ra những ảnh hưởng đơn giản như nhức mỏi chân tay, thoái hóa khớp hoặc tê buốt. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt thậm chí là tàn phế suốt đời. Nếu là phụ nữ mang thai bị bệnh phong thấp có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

Nhiều người cho rằng, phong thấp là bệnh lý có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Lý giải điều này thì y học đã chỉ ra, đây là bệnh lý hình thành có liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch nên không thể lây truyền từ người này sang người khác. Nhưng nếu bạn có lối sống thiếu khoa học và quá chủ quan thì sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp

Nguyên nhân chính gây ra bệnh phong thấp là rối loạn hệ miễn dịch, còn tại sao dẫn đến tình trạng này thì y học vẫn chưa thể xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh có thể hình thành do ảnh hưởng của các yếu tố như di truyền, môi trường hoặc các yếu tố liên quan khác.

Nghiện thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp
Nghiện thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp
  • Di truyền: Đây là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hàng đầu hiện nay. Thống kê y học hiện đại cho thấy, số trường hợp bị mắc bệnh phong thấp do di truyền chiến từ 50 – 60% tổng số ca mắc bệnh. Một số loại gen nhạy cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành bệnh là PADI4 ,HLA-DR,…
  • Nội tiết tố: Nếu cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone sẽ là yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành của căn bệnh phong thấp này. Thống kê của tổ chức y tế thế giới cho biết, nữ giới sau khi bước qua thời kỳ mãn kinh thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới.
  • Nhiễm khuẩn: Nếu cơ thể bị mắc các bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh phong thấp cao hơn những người bình thường. Một số chủng virus có thể kích thích sự hình thành bệnh là virus Epstein-Barr, virus Epstein-Barr, virus Parvovirus B19, virus M.Tuberculosis, virus cúm,…
  • Tính chất công việc: Những người làm việc ở môi trường có độ ẩm cao và thường xuyên phải tiếp xúc với nước sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như công nhân và nhân viên ngành công nghiệp chế biến thủy sản hoặc dệt may,…
  • Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp. Bệnh thường phát sinh ở những người có thói quen ăn nhiều chất béo và đường nhưng lại thiếu các dưỡng chất lành mạnh cần thiết cho xương khớp như chất xơ, vitamin, protein,…
  • Yếu tố khác: Bệnh phong thấp cũng có thể khởi phát nếu người bệnh bị chấn thương hoặc suy nhược cơ thể, tâm lý bất ổn, thời tiết thay đổi bất thường, mắc các bệnh lý xương khớp, nghiện thuốc lá,…

Các tác nhân ở trên sẽ tác động xấu vào hệ miễn dịch khiến chúng sản sinh ra các kháng thể bất thường chống lại cơ thể và hình thành bệnh phong thấp. Việc nắm rõ được các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp sẽ giúp người bệnh có được các biện pháp phòng ngừa tích cực.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp

Phong thấp là bệnh lý có diễn biến khá phức tạp, lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng sưng đỏ và đau nhức tại khớp, cơ bắp cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề trên cột sống, tim mạch thần kinh,…

Phong thấp gây ảnh hưởng nặng nề tại các khớp, nguy cơ biến dạng khớp nếu không được điều trị
Phong thấp gây ảnh hưởng nặng nề tại các khớp, nguy cơ biến dạng khớp nếu không được điều trị

Triệu chứng tại khớp

Thông thường, các biểu hiện tại khớp của bệnh sẽ xuất hiện nhiều nhất ở khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay và các khớp liên đốt. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến sụn khớp dần hư hỏng và dẫn đến biến dạng. Một số triệu chứng tại khớp do bệnh phong thấp gây ra là:

  • Cứng khớp: Cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy là triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp, tình trạng này thường diễn ra kéo dài khoảng 45 phút sau đó người bệnh mới có thể từ từ cử động bình thường.
  • Đau nhức: Hầu hết các bệnh nhân bị phong thấp đều có triệu chứng đau nhức khá khó chịu. Đây là hệ quả của phản ứng viêm tại khớp, lúc này các khớp xương sẽ trở nên rất nhạy cảm và căng hơn so với bình thường.
  • Sưng khớp: Phong thấp là tình trạng viêm tại khớp, điều này khiến cho dịch tăng tiết và dần tích tụ lại gây ra triệu chứng sưng to.
  • Nóng: Khi người bệnh dùng tay sờ vào vùng khớp bị ảnh hưởng sẽ có thấy ấm nóng hơn những vùng da xung quanh. Đối với bệnh phong thấp thì vùng khớp bị ảnh hưởng sẽ nóng hơn bình thường nhưng không có triệu chứng tấy đỏ.
  • Xương khớp kêu răng rắc: Khi người bệnh thực hiện vận động, trong các khớp xương sẽ phát ra tiếng kêu răng rắc. Khớp gối và khớp tay là hai vị trí thường phát ra tiếng kêu nhất.

Triệu chứng tại cơ quan bị ảnh hưởng

Phong thấp là bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng đến khớp xương mà chúng có tác động xấu đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, có thể kể đến như:

  • Xuất hiện nốt hạt: Lúc này, trên bề mặt da của người bệnh sẽ xuất xuất hiện những cục nổi bên trên bề mặt, dính vào nền xương nhưng không hề gây ra triệu chứng đau nhức. Các nốt hạt này thường xuất hiện ở khớp khuỷu, khớp gối hoặc là gót chân.
  • Giảm tiết dịch: Khi bị phong thấp, cơ thể người bệnh sẽ giảm tiết dịch và gây ra các triệu chứng như khô mắt, nước bọt giảm tiết dịch gây khô miệng, tuyến mang tai sưng to,… Nếu người bệnh ăn các loại thực phẩm khô sẽ khiến cho việc nuốt và tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn
  • Ảnh hưởng đến tim: Tim người bị phong thấp thường đập nhanh và rất loạn nhịp. Về lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng tim và gây ra các bệnh lý như viêm cơ hoặc  màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim,…
Người bị phong thấp thường có triệu chứng sưng to ở tuyến mang tai
Người bị phong thấp thường có triệu chứng sưng to ở tuyến mang tai

Ngoài các triệu chứng ở trên, khi bị phong thấp người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bị sốt nhẹ, chán ăn dẫn đến gầy sụt cân, đau nhức và mỏi cơ

Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, mục tiêu chữa trị chính hiện nay là cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra và ngăn ngừa tiến triển sang mức độ nặng hơn. Hai cách điều trị bệnh phong thấp được áp dụng phổ biến hiện nay là chữa trị theo y học hiện đại và sử dụng các bài thuốc Nam lưu truyền trong dân gian.

Điều trị phong thấp theo y học hiện đại

Chữa trị phong thấp theo y học hiện đại đa số sẽ được kê đơn sử dụng thuốc Tây y nhằm đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ngoài cách dùng Tây y, người bệnh cũng có thể kết hợp vật lý trị liệu nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Ở những trường hợp bệnh nặng và phát sinh biến chứng sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét là chỉ định làm phẫu thuật.

+ Dùng thuốc Tây y

Khi bị phong thấp, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được kê đơn sử dụng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự mua thuốc về sử dụng tại nhà, điều này có thể không mang lại hiệu quả chữa bệnh mà còn gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số loại thuốc Tây y thường được kê đơn để chữa bệnh phong thấp là:

  • Thuốc kháng viêm không steroid: (Aspirin, Celecoxib, Diclofenac,…) Thuốc có tác dụng giảm viêm và giảm đau tại khớp.
  • Thuốc Corticoid: (Methylprednisone, Prednisone,…) Đẩy lùi phản ứng viêm tại khớp giúp giảm đau và ngăn chặn quá trình tổn thương tại khớp tiếp tục diễn ra.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: (Hydroxyhloroquine, Rituximab, Methotrexate,…) Thuốc có tác dụng bảo vệ khớp giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển sang mức độ nặng hơn và hạn chế nguy cơ tàn phế.
  • Các loại thuốc khác: Bác sĩ sẽ xem xét và kê đơn điều trị cho người bệnh thêm một số loại thuốc khác như tăng dẫn truyền thần kinh, thuốc chống thoái hóa, các loại vitamin nhóm B,…
Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc chữa bệnh đúng cách, đúng liều lượng
Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc chữa bệnh đúng cách, đúng liều lượng

+ Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu điều trị phong thấp thường được áp dụng song song với dùng thuốc Tây y. Phương pháp điều trị này có tác dụng chính là bảo vệ khớp, đẩy lùi phản ứng viêm và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng. Hai phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến là:

– Liệu pháp nóng và lạnh: Đây là phương pháp giảm đau tại nhà khá an toàn và hiệu quả. Ở cách này, người bệnh sẽ tiến hành chườm nóng trước sau đó sẽ chườm lạnh nhằm giảm viêm sưng tại khớp và đẩy lùi cơn đau nhức. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Cho nước nóng vào túi chườm sử dụng để chườm lên vùng đau khoảng 3 phút.
  • Sau đó, cho vài viên đá lạnh vào khăn mỏng sạch dùng để đắp lên vị trí vừa chườm nóng, để yên như vậy khoảng 1 phút là được.
  • Thực hiện liên tục như vậy từ 15 – 20 lần cho đến khi cơn đau nhức giảm hẳn.

– Vận động trị liệu: Các bài tập trong vật lý trị liệu có tác dụng làm săn chắc vùng cơ bắp, từ đó giúp cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Đồng thời, việc tập luyện còn có tác dụng cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm. Tốt nhất người bệnh nên thực hiện tập luyện bằng các bài tập làm săn chắc cơ từ 2 – 3 lần/tuần và bài tập sức bền từ 3 – 4 lần/tuần. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện.

Ngoài hai cách trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh để chỉ định thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ khác như sử dụng nẹp hỗ trợ, chiếu sóng ngắn hoặc tia hồng ngoại,…

+ Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh cuối cùng, thường được áp dụng cho những trường hợp bị phong thấp nặng và không đáp ứng điều trị nội khoa. Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích sửa chữa các khớp bị hư hỏng hoặc biến dạng, từ đó giúp người bệnh có thể thực hiện vận động lại bình thường. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị bệnh phong thấp là thay khớp, chỉnh trục khớp, cắt bao khớp,…

Phẫu thuật chữa bệnh được chỉ định thực hiện cho những bệnh nhân bị phong thấp ở mức độ nặng
Phẫu thuật chữa bệnh được chỉ định thực hiện cho những bệnh nhân bị phong thấp ở mức độ nặng

Phương pháp điều trị can thiệp bằng cách phẫu thuật thường tiềm ẩn nhiều biến chứng không mong muốn trong và sau quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy, chúng thường rất ít khi được áp dụng để điều trị bệnh, trừ những trường hợp thật sự rất cần thiết. Khi bị phong thấp, nếu muốn điều trị bằng cách phẫu thuật thì người bệnh nên tiến hành thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Ở những trường hợp bị phong thấp gây viêm nhiễm trong máu thì người bệnh cần phải tiến hành lọc máu để loại bỏ viêm nhiễm, từ đó mới có thể mang lại hiệu quả giảm đau.

Điều trị bằng thuốc Nam

Dùng thuốc Tây y chữa bệnh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài có thể để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Để khắc phục nhược điểm này thì bạn có thể tìm đến và sử dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như lá lốt, rễ cây nhàu,…

Chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt

  • Lấy 30 gram lá lốt bánh tẻ tươi đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào nước muối ngâm khoảng 15 phút.
  • Vớt lá lốt ra rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với 3 bát nước.
  • Sau đó, đem hỗn hợp trên đi đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước thu được và bỏ bã, chia nước thành 2 phần sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.

Chữa phong thấp bằng gừng tươi và hành củ

  • Lấy 1 củ gừng tươi và 2 củ hành tím gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, đem đi rửa sạch với nước rồi cho vào cối giã nát.
  • Cho một ít rượu trắng vào hỗn hợp trên rồi trộn đều với nhau, sau đó đem đi sao nóng.
  • Khi hỗn hợp nóng lên thì tắt bếp, cho vào khăn mỏng bọc lại rồi dùng để chườm lên vùng khớp bị đau nhức khoảng 15 phút.
Dùng kết hợp gừng tươi và hành củ để chữa bệnh phong thấp tại nhà
Dùng kết hợp gừng tươi và hành củ để chữa bệnh phong thấp tại nhà

Chữa phong thấp bằng rễ cây nhàu

  • Rễ cây nhàu sau khi mua về đem đi sơ chế sạch sẽ, sau đó dùng dao thái thành lát mỏng rồi phơi khô dưới trời nắng to.
  • Cho rễ cây nhàu khô vào lọ thủy tinh sạch, đổ rượu trắng 40 độ vào sao cho ngập hết dược liệu là được.
  • Đậy kín nắp bình rượu lại, ngâm trong khoảng 15 ngày ;à có thể lấy ra dùng để chữa bệnh.
  • Mỗi ngày lấy 1 ly nhỏ rượu ngâm rễ nhàu để uống trong bữa ăn, áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày giúp giảm đau rất tốt.

Các bài thuốc Nam chữa bệnh phong thấp ở trên có thành phần dược tính khá thấp nên sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cũng chính vì điều này mà hiệu quả của các bài thuốc Nam thường mang lại khá chậm, khi áp dụng yêu cầu người bệnh phải kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tốt.

Một số cần lưu ý về bệnh phong thấp

Phong thấp là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm, các triệu chứng của bệnh chỉ được đẩy lùi một cách tạm thời có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như hạn chế nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số điều người bị phong thấp cần phải lưu ý:

  • Vào những ngày thời tiết có độ ẩm cao hoặc chuyển lạnh thì người bệnh cần có các biện pháp giữ ấm có thể. Điều này sẽ có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của các cơn đau nhức khớp do bệnh gây ra và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
  • Hạn chế các vận động dễ gây tổn thương đến khớp xương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh như khuân vác đồ nặng, ngồi làm việc một chỗ quá lâu,… Thay vào đó bạn hãy chú ý điều chỉnh lại các tư thế sinh hoạt cho đúng, thường xuyên vận động giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi.
  • Khi bị phong thấp, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá nhiều đạm để tránh ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu acid oxatic (như mận, củ cải trắng,…), mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ngọt nhiều đường hóa học,…
Người bị phong thấp không nên sử dụng các món ăn được nêm nếm nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nóng
Người bị phong thấp không nên sử dụng các món ăn được nêm nếm nhiều cay nóng
  • Không nên chế biến món ăn quá mặn hoặc sử dụng nhiều loại gia vị cay nóng trong nấu nướng, điều này có thể kích thích phản ứng viêm và tác động xấu đến sức khỏe hệ xương khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích và nước ngọt có gas.
  • Chú ý bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, các loại hạt, rau củ quả tươi,… Đây là những thành phần dưỡng chất có tác dụng rất tốt đối với hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế bệnh tiến triển sang mức độ nặng hơn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày bằng cách uống nước lọc hoặc nước ép trái cây. Nước có tác dụng đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Dành nhiều thời gian để tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường độ dẻo dai và săn chắc của xương khớp, từ đó hạn chế được nguy cơ mắc bệnh phong thấp cũng như nhiều bệnh lý về xương khớp khác.
  • Khám sức khỏe xương khớp định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra bệnh lý và có các phương pháp điều trị ngay từ sớm giúp tăng khả năng khỏi bệnh. Tránh chủ quan khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh phong thấp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp bạn có thể kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình. Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến triệu chứng của bệnh để sớm phát hiện và có các phương pháp điều trị đúng cách, ngăn chặn bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *