Á Sừng Có Lây Không? Làm Sao Phòng Ngừa – VHEA Việt Nam

Á sừng có lây không là thắc mắc của không ít người. Bệnh á sừng có thực sự nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh ra sao và phòng ngừa thế nào, hãy tìm hiểu sau đây.

Á sừng có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm
Á sừng có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm

Bệnh á sừng có lây không? Con đường lây nhiễm?

Bệnh á sừng là một căn bệnh về da liễu khá phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê thì có khoảng 20% người mắc loại bệnh này trên tổng số người bị bệnh về da liễu.

Vậy bệnh á sừng có lây không? – Loại bệnh da liễu này CÓ THỂ LÂY NHIỄM từ người sang người với tỷ lệ thấp do không phải bệnh truyền nhiễm. Người bị bệnh này sẽ có những biểu hiện như:

  • Nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Ngón tay, gót chân bị nứt nẻ, sưng tấy.
  • Bàn tay và bàn chân có da bong tróc và khô ráp.

Khi bị bệnh vào mùa hè thì sẽ có những mụn nước xuất hiện như tổ đỉa gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhất. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến móng bị lỗ chỗ, xù xì, mất thẩm mỹ.

Vào mùa đông khi di chuyển, người bị á sừng ở chân sẽ có cảm giác đau đớn. Các gốc ngón chân có tình trạng nứt cổ gà, thậm chí có thể bị rớm máu, bị toác và nứt nẻ nặng hơn.

Hình thức lây nhiễm phổ biến của bệnh nhất đó chính là do di truyền gia đình. Một số trường hợp bị bệnh có thể do mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất xơ và các loại vitamin như E, D, C và A.

Nếu bị nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn tại vùng tổn thương bạn nên có cách điều trị sớm để tránh những biến chứng không đáng có.

Cách điều trị bệnh á sừng lây nhiễm hiệu quả

Thắc mắc á sừng có lây không, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp chi tiết. Vậy còn cách điều trị bệnh này như thế nào hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y

Chữa trị á sừng theo phương pháp Đông y rất được ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả chữa trị cao.

Phương pháp Đông y sẽ điều trị từ căn nguyên kết hợp với quá trình cải thiện triệu chứng để kéo dài hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Trị á sừng theo Đông y
Trị á sừng theo Đông y

Bạn có thể áp dụng những bài thuốc Đông y dưới đây để điều trị bệnh á sừng ngay tại nhà.

  • Bài thuốc số 1

Nguyên liệu điều trị cần có: đại hoàng, quế chi và đào nhân. Mỗi vị thuốc lấy lượng bằng nhau, rửa sạch, cho vào nồi nấu để lấy dung dịch đắp hoặc ngâm vào vùng da bị tổn thương.

Điều trị trong 1 tuần triệu chứng bệnh thuyên giảm, da trở nên mềm mại hơn.

  • Bài thuốc số 2

Chuẩn  bị dã cúc hoa, hỏa tiêu, phác tiêu và khô phàn mỗi loại 6g mang đi rửa sạch rồi đổ ngập nước đun sôi. Lấy dung dịch đó để rửa vùng da bị á sừng mỗi ngày một lần để làn da bong trong, dịu nhẹ hơn.

  • Bài thuốc số 3

Lấy mỗi vị thuốc 12g bao gồm quả ké đầu ngựa, hà thủ ô, hỏa ma nhân, sinh địa và huyền sâm. Sau khi chuẩn bị mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 4 chén nước đến khi còn 1 chén thì cho ra bát để uống nóng.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần đến khi hết bệnh là được.

Thuốc Tây y chữa á sừng

Khi điều trị á sừng theo phương pháp Tây y bạn cần phải tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc hiện nay được dùng để điều trị bệnh á sừng gồm có:

  • Thuốc bôi Acid salicylic có tác dụng bong sừng, bạt vẩy, giảm hiện tượng sừng hóa ngoài da để vùng da tổn thương mềm mại hơn. Thuốc còn có tác dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da
  • Thuốc Corticoid có thể dùng bôi ngoài da hay uống đều được. Đặc tính của loại thuốc này là giúp chống viêm, chống phù nề, cấp ẩm và chống sừng hóa da. Thường nhóm thuốc này được dùng ngoài nhiều để cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng.
  • Thuốc chống nấm sẽ dùng cho bệnh nhân có nhiễm nấm da, nhất là nấm men.
  • Thuốc kháng sinh khi da có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thường dùng trong 7 đến 10 ngày.
  • Thuốc kháng sinh histamin để giải phóng và ức chế hoạt động của Histamin gây ngứa da, dị ứng. Khi sử dụng thuốc sẽ giúp cải thiện các phản ứng dị ứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Chữa á sừng tại nhà bằng mẹo dân gian

Ngoài hai cách điều trị trên thì bạn có thể điều trị tại nhà với những bài thuốc dân gian dưới đây.

  • Lá lốt: Dùng một nắm lá lốt vừa đủ mang đi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút để lấy nước xông hơi/ ngâm vùng da bị á sừng. Hoạt chất có trong lá lốt sẽ sát khuẩn, làm lành vết thương vừa chữa bệnh.
  • Lá trầu không: Tương tự lá lốt, lá trầu không có tác dụng chữa trị bệnh rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 7 đến 10 lá trầu mang đi rửa sạch, vò nát rồi đun sôi khoản 15 phút. Lấy nước đó để rửa vùng da á sừng đến khi khỏi bệnh là được.
Trầu không chữa á sừng tại nhà hiệu quả
Trầu không chữa á sừng tại nhà hiệu quả
  • Tỏi: Dùng một vài nhánh tỏi tươi mang đi bóc vỏ, giã nhuyễn rồi lấy tăm bông chấm tinh chất đó lên vùng da cần được điều trị. Kết hợp xoa nhẹ nhàng để tinh chất tỏi ngấm sâu vào da, đợi khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước là được.
  • Chanh tươi: Cắt một lát chanh tươi để chà xát lên vùng da bị á sừng giúp bệnh chóng thuyên giảm. Lưu ý, các này không dùng cho vùng da đã có vết nứt hoặc bị chảy máu.
  • Rau răm và sài đất: Lấy một nắm lá sài đất rửa sạch rồi đun với nước để ấm sau đó rửa lên vùng da bị tổn thương. Rau răm rửa sạch, giã nát để đắp lên vùng da đã được làm sạch với nước lá sài đất để khoảng 1 tiếng sau đó rửa lại với nước sạch là được.

Cách phòng ngừa bệnh á sừng lây nhiễm

Nấm á sừng có lây không còn phụ thuộc vào cách bạn phòng ngừa. Khi bị bệnh bạn cần thực hiện những điều sau để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác và khiến bệnh nặng hơn:

  • Không chà sát bàn chải hay đá mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Hạn chế chọc mụn nước, bóc vẩy da bởi sẽ làm xước lớp sừng, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây ra chứng nhiễm khuẩn và nấm da.
  • Không ngâm vùng da bị bệnh trong nước quá lâu, tránh rửa tay chân quá nhiều. Nên giữ tay chân đặc biệt là kẽ ngón tránh bị nấm.
  • Không ngâm tay chân với nước muối sẽ khiến tình trạng nứt nẻ bị sâu và lan rộng hơn.
  • Khi nấu ăn cần có biện pháp che chắn để tránh dầu mỡ bám lên vùng da khiến lớp sừng bong vẩy.
  • Hạn chế dùng đồ bằng da và tránh tiếp xúc với dụng cụ Nickel.
  • Không dùng xà phòng có độ tẩy cao vào vùng da bị bệnh.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin C cho cơ thể.
  • Uống thuốc giữ ẩm cơ thể.
Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm á sừng
Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm á sừng

Khi điều trị bệnh á sừng, các bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị bệnh, không tự ý mua thuốc ngoài điều trị, không tự dừng thuốc hay đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh, corticoid bệnh nhân cần uống đúng liều lượng và thời gian để tránh nguy cơ nhờn thuốc.
  • Không dùng găng tay cao su, không đi tất nilon.
  • Tất đi phải được vệ sinh thường xuyên hạn chế nguy cơ bội nhiễm da.
  • Hạn chế đi bộ nhiều nếu bị á sừng ở chân.
  • Chú ý giữ vệ sinh vùng da đang được điều trị…

Á sừng có lây không và cách điều trị, phòng ngừa ra sao chúng tôi đã giúp bạn giải đáp. Nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *