Viêm Amidan Có Lây Không, Làm Sao Phòng Ngừa Hiệu Quả?
Nội dung bài viết
Viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Việc hiểu đúng và đầy đủ về căn bệnh này giúp người bệnh có cái nhìn chính xác, từ đó lựa chọn được phác đồ điều trị hiệu quả.
Viêm amidan có lây không?
Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp trên thế giới chiếm khoảng 73,7%, trong đó 30,6% là bệnh về amidan, đặc biệt là viêm amidan.
Amidan là bộ phận cửa ngõ của đường hô hấp gồm những tế bào lympho nằm ở vị trí 2 bên thành họng, phía dưới niêm mạc. Chức năng chính là kháng khuẩn, bảo vệ hệ hô hấp trước sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Khi bị vi khuẩn, virut tấn công, amidan sẽ phải “gồng mình” hoạt động để bảo vệ cơ thể. Từ đó dẫn tới các hiện tượng đau nhức, rát họng và gây sưng viêm amidan.
Điều đáng nói là bệnh viêm amidan không phân biệt tuổi tác, giới tính, vì vậy bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Nguy hiểm hơn khi hiện nay, số người mắc viêm amidan ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Đáng chú ý, nhiều người lo lắng, lầm tưởng, đây là một căn bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan cộng đồng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm, dù viêm amidan không lây nhưng lại là bệnh lý có tính di truyền. Hiện tượng, viêm amidan tái phát lại nhiều lần là do tác động của một loại gene trội. Có tới hơn 60% các ca mắc viêm amidan có liên quan đến yếu tố di truyền này và gần 40% các trường hợp còn lại mắc viêm amidan do các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
Cách phòng ngừa viêm amidan hiệu quả?
Nếu không biết cách bảo vệ cơ thể thì bất cứ ai cũng có thể mắc phải viêm amidan. Mọi người nên tuân thủ phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để chủ động phòng ngừa và có thể đẩy lùi được bệnh.
Hãy tham khảo một số biện pháp phòng tránh viêm amidan dưới đây:
Chế độ ăn uống
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào bữa ăn mỗi ngày. Có những khoáng chất cơ thể không thể tự sản sinh mà cần phải được nạp vào thông qua các loại thực phẩm nhất định.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và chất xơ để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, các loại vitamin A,C,E… và protein, đạm, sắt… có trong các loại thịt, cá, hải sản…
- Sự thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tiêu hóa và bài tiết của cơ thể. Vì vậy, hãy uống đủ nước mỗi ngày (bao gồm cả nước lọc và nước hoa quả) để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Chế độ sinh hoạt
- Đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng chuyên dụng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để rèn luyện cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
- Không nên đến những nơi ô nhiễm, khói bụi, đang có dịch bệnh… Khi ra ngoài cần lưu ý đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khỏi những tác nhân gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là khi trời lạnh. Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức và chịu áp lực, stress trong một thời gian dài. Từ đó, cơ thể kiệt quệ, sức đề kháng giảm sút, dễ bị vi khuẩn, bệnh dịch tấn công…
- Ngoài ra, nên xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kì 1 năm 1 lần để chắc chắn về tình trạng sức khỏe và phát hiện, điều trị bệnh kịp thời nếu không may mắc phải.
Trên đây là những thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc viêm amidan có lây không và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất kỳ biểu hiện của bệnh viêm amidan, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời và dứt điểm. Chúc các bạn luôn chăm sóc và duy trì được một cơ thể khỏe mạnh!
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!