Nhờ Liệu trình xử lý Nám da, Tàn nhang Vương Phi của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam mà thiếu tá quân đội 47 tuổi đã dần lấy lại sự trẻ trung và tự tin sau nhiều năm “sống chung” với nám

Nám Mảng Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nám mảng là một trong những rối loạn sắc tố da lành tính thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và có thể điều trị dứt điểm nếu áp dụng đúng cách. Dưới đây là những thông tin của bệnh nám mảng và những cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Nám mảng là gì? Có nguy hiểm không?

Nám mảng là một rối loạn sắc tố da thường gặp. Bệnh xảy ra khi tế bào melanin tăng sinh quá mức dẫn đến việc hình thành các mảng đốm có màu nâu nhạt. Nám mảng thường xuất hiện ở gò má, trán và mũi gồm các mảng lớn nhỏ có màu nâu và kích thước không đồng nhất. 

Đặc điểm chung của nám mảng là thường tụ tập thành từng mảng rồi dần lan rộng ra các vùng xung quanh. Từ từ những đốm mảng này lớn dần hơn và khiến vùng da bị nám trở nên sậm màu hơn hẳn. Theo các nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ bị nám mảng cao hơn nam giới gấp nhiều lần.

nam-da
Nám mảng là một trong những rối loạn sắc tố da thường gặp

Bệnh nám mảng thường xuất hiện ở một số đối tượng như:

  • Người da màu ở châu Á, Trung Đông, Bắc Phi…
  • Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh nám da.
  • Phụ nữ sử dụng hormone Estrogen và Progesterone ngoại sinh.
  • Mắc bệnh lý tuyến giáp.
  • Người thường xuyên bị stress và căng thẳng kéo dài.

Hơn nữa, khi bệnh đã tiến triển nặng, nám sẽ đậm màu theo thời gian và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố tâm lý và thẩm mỹ. Không những thế, nám mảng còn gây suy yếu da, đẩy nhanh tốc độ lão hóa da nếu không điều trị kịp thời. 

Diễn viên Lương Thu Trang - Thủ vai Minh HH trong Hướng dương ngược nắng từng bị nám tàn nhang do đặc thù công việc và thay đổi nội tiết tố sau sinh. Từ khi sử dụng giải pháp được đồng nghiệp giới thiệu cô đã tự tin khoa mặt mộc - TÌM HIỂU NGAY!!

Nguyên nhân bị nám mảng? Triệu chứng bệnh?

Nám mảng thường xuất hiện và phát triển mạnh ở phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con. Bệnh khởi phát bởi các tác động ngoại sinh và nội sinh. 

Các yếu tố nội sinh gây ra bệnh bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nám da. Khi nồng độ estrogen suy giảm, hormone MSH sẽ bị mất kiểm soát. Khi đó, melanin sẽ được kích thích sản sinh quá mức và gây ra các đốm mảng trên da. Do đó, bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh, tiền mãn kinh. 
  • Quá trình lão hóa: Da mặt bị lão hóa sẽ khiến quá trình sản sinh melanin bị mất kiểm soát và rối loạn dẫn đến sự hình thành của cả mảng đốm nâu ở cằm, má, mũi. 
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh nám mảng. Khi căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ có xu hướng sản sinh nhiều hormone cortisone. Khi hormone này tăng cao, pregnenolone chỉ có thể kiểm soát cortisone và không còn khả năng cân bằng nội tiết tố. Do vậy, estrogen sẽ tăng hoặc giảm quá mức hình thành nám da. 

Ngoài ra, bệnh nám mảng còn xuất hiện bởi một số yếu tố nội sinh khác như cơ địa, bệnh lý buồng trứng, tuyến giáp hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị kéo dài. 

Các yếu tố ngoại sinh gây ra bệnh nám mảng:

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Tia UVB trong ánh nắng mặt trời sẽ kích thích tế bào melanocytes tăng sản sinh melanin. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đen sạm, nám và tàn nhang.
  • Lạm dụng các mỹ phẩm chứa bột tẩy: Sử dụng các loại mỹ phẩm trong thời gian dài sẽ khiến da mặt mỏng hơn và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, mỹ phẩm còn khiến màng lipid ở da bị phá vỡ và mất khả năng đề kháng. Tia UVB sẽ kích thích quá trình sản sinh melanin gây bệnh sạm da. 

Ngoài những yếu tố ngoại sinh trên, bệnh nám mảng còn xuất hiện đối với những người sinh sống trong môi trường ô nhiễm, công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi…

Dựa vào những triệu chứng bên dưới đây, người bệnh nên lưu ý và kịp thời phát hiện khi da bị nám mảng:

  • Nám xuất hiện trên da mặt, cằm, mũi là những mảng không đều nhau và phân bố ngẫu nhiên trên mặt.
  • Các đốm mảng có màu sắc từ đậm tới nhạt, không đồng nhất và có đường biên giới rõ ràng. 
  • Chân của nám mảng không ăn sâu mà chỉ ở lớp thượng bì và lớp da ngoài cùng. 

Phân biệt nám mảng và nám chân sâu

Nám mảng và nám chân sâu đều là hai tình trạng thuộc bệnh nám da. Nếu như nám mảng thường xuất hiện thành từng mảng rộng và trải dài hai bên má thì nám chân sâu sẽ mọc thành từng nốt nhỏ, rải rác, chân nám sẽ ăn sâu vào trong da và ngày càng đậm màu hơn. 

Nám mảng thường xuất hiện ở phụ nữ thuộc bất kỳ độ tuổi nào còn nám chân sâu thì thường gặp ở phụ nữ trung niên đã ngoài 30 tuổi. Ngoài ra, nám mảng thường phân bố rộng khắp da mặt, ngược lại nám chân sâu sẽ xuất hiện chủ yếu ở hai gò má, có khi ngay dưới quầng thâm mắt của phụ nữ. 

Theo các chuyên gia, nám chân sâu sẽ khó chữa dứt điểm hơn nám mảng vì chân nám đã nằm sâu bên trong cấu trúc da. Do đó, khi phát hiện triệu chứng nám, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất. 

Cách điều trị nám mảng bằng Tây y

Các loại thuốc Tây điều trị nám mảng là các loại thuốc bôi trị nám. Phương pháp này sẽ giúp làm mờ các mảng đốm, mảng đậm màu, làm mềm da, dưỡng ẩm da và ngăn ngừa lão hóa. Một số loại thuốc bôi phổ biến trị nám như:

  • Thuốc bôi chứa Hydroquinone: Thuốc này có công dụng điều trị các vấn đề ở da như sẹo thâm, nám da, tàn nhang. Thuốc có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế enzyme tyrosinase nhằm giảm quá trình sản sinh melanin. Hiện nay, Hydroquinone thường được bổ sung vào các serum, kem dưỡng nồng độ dưới 2%.
  • Thuốc bôi Tretinoin: Đây là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng chăm sóc da mặt và điều trị các vấn đề da liễu thường gặp. Thành phần này có khả năng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương. Do đó, thuốc Tretinoin có công dụng điều trị bệnh nám mảng hiệu quả.
  • Kem bôi chứa Acid Azelaic: Acid Azelaic là thành phần được chiết xuất từ các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch. Hoạt chất này có khả năng làm sáng da, điều trị tàn nhang, nám da. Các chế phẩm từ Acid Azelaic có độ an toàn cao và thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
  • Kem bôi, serum chứa vitamin C: Vitamin C có khả năng ức chế enzyme tyrosine, từ đó ức chế sự sản sinh melanin. Các chế phẩm từ Vitamin C có công dụng trị nám da, trị tàn nhang hiệu quả. Bên cạnh đó, Vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp da căng bóng, mềm mịn và ngăn ngừa lão hóa. 
  • Các loại thuốc khác: Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc khác như Lactic acid, Glycolic acid, Mandelic acid, Niacinamide để điều trị. 

kem-boi-tri-nam-daĐối với trường hợp nữ giới bị nám mảng do rối loạn cân bằng nội tiết tố, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều hòa hormone như thuốc ngừa thai. Các loại thuốc này có khả năng cân bằng estrogen, progesteron, androgen, testosterone. Đồng thời giúp quá trình sản sinh melanin bình thường trở lại và giảm dần các đốm mảng, sạm da.

Các loại thuốc bôi điều trị nám mảng thường có tác dụng khá chậm vì thế người bệnh nên kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tự ý mua các loại thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc vì có thể phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình chữa bệnh. 

Trị nám mảng bằng phương pháp tự nhiên

Các bài thuốc tự nhiên có công dụng rất tốt điều trị bệnh nám da ở phụ nữ. Hơn nữa, các loại dược liệu thiên nhiên thường dễ tìm và chị em có thể thực hiện ngay tại nhà. Một số phương pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh nám mảng hiệu quả như:

Nghệ: Nghệ từ lâu được biết đến là một dược liệu chăm sóc sắc đẹp với nhiều công dụng như trị mụn, trị sẹo rất tuyệt vời. Thành phần của nghệ có chất Curcumin, chất này có tác dụng trị nám và làm mờ thâm sạm hiệu quả. Do đó, nghệ được xem là một dược liệu trị nám mảng hiệu quả tại nhà. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh trộn đều một muỗng tinh bột nghệ với 1 muỗng nước cốt chanh, 1/2 muỗng mật ong và 1/2 muỗng yến mạch.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị nám và để khoảng 20 phút. 
  • Người bệnh rửa lại bằng nước ấm và massage nhẹ nhàng.
  • Bạn đắp hỗn hợp này từ 2 – 3 lần mỗi tuần để điều trị bệnh. 

Nha đam: Nha đam có chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất nên có khả năng dưỡng da rất tốt. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp làm dịu da và làm đều sắc tố da. 

Cách thực hiện:

  • Bạn nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn 100g nha đam.
  • Cho thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất và 1 muỗng nước cốt chanh.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên da mặt và để trong vòng 20 phút.
  • Rửa thật sạch da mặt với nước ấm và nhẹ nhàng massage để tẩy tế bào chết. 
  • Mỗi tuần áp dụng cách này từ 2 – 3 lần để điều trị bệnh.

Dầu dừa: Dầu dừa là nguyên liệu luôn được chị em tin tướng sử dụng bởi công dụng làm đẹp da, dưỡng ẩm và tái tạo bề mặt da hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác động xấu bên ngoài. 

Cách thực hiện:

  • Hòa 2 muỗng dầu dừa vào 1 muỗng nước cốt chanh.
  • Rửa mặt thật sạch rồi dùng bông gòn thoa đều hết da mặt và thư giãn trong vòng 15 – 20 phút. Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp dầu dừa thẩm thấu vào da mặt. 
  • Rửa lại bằng nước sạch cho mát da mặt. Bạn áp dụng cách này từ 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng bệnh. 

Mẹo dân gian điều trị bệnh nám mảng tại nhà chỉ có tác dụng chữa bệnh ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị để đạt hiệu quả cao. 

Một số phương pháp điều trị khác

Thực tế, việc điều trị bằng thuốc bôi chỉ có tác dụng khi nám chưa ăn sâu vào trung bì và hạ bì của da. Vì vậy, trong một số trường hợp, bạn có thể điều trị nám với một số phương pháp sau đây:

  • Laser trị nám: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng các tia laser phá hủy các sắc tố melanin nằm ở trung bì và hạ bì. Hiện nay, laser được đánh giá là phương pháp điều trị nám mảng tối ưu và cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau 10 – 20 tuần.
  • Đốt điện: Các đốt nám có màu nâu sậm thường rất khó mờ vì vậy nhiều người đã lựa chọn điều trị nám bằng phương pháp đốt điện. Phương pháp này thực hiện bằng cách sử dụng tia điện phá hủy cấu trúc vùng da bị nám và kích thích tế bào tái tạo, phục hồi. Tuy nhiên, đốt điện có thể gây ra tình trạng sẹo lõm, sẹo lồi nếu chăm sóc không đúng cách. 
  • Chemical peeling: Chemical peeling còn được gọi là lột da hóa chất. Phương pháp này sử dụng các loại axit có nồng độ cao để loại bỏ tế bào sừng, kích thích da tái tạo, phục hồi và làm mờ các mảng đốm sạm trên bề mặt da. Ngoài ra, chemical peeling còn giúp cải thiện sắc tố da, kiểm soát dầu thừa và điều trị mụn. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm khô da và kích ứng đối với làn da nhạy cảm. 

Để biết tình trạng bệnh của bản thân nên điều trị theo phương pháp nào, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu về bệnh và áp dụng cách điều trị phù hợp. 

Chăm sóc và phòng ngừa da nám mảng như thế nào?

Điều trị nám tận gốc đòi hỏi bệnh nhân phải kết hợp nhiều phương pháp. Do đó, bên cạnh sử dụng các loại thuốc, bạn phải xây dựng chế độ chăm sóc da khoa học. 

Bạn nên tham khảo cách chăm sóc da và phòng ngừa bệnh nám mảng tái phát dưới đây:

  • Các loại thuốc bôi trị nám có thể khiến da mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế, trong thời gian sử dụng, người bệnh nên đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Nên vệ sinh da 2 lần/ngày với các sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho da.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt chứa nhiều chất kích ứng cho làn da. Nên nghiên cứu và loại bỏ các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm có chứa hoạt chất gây dị ứng cho da.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử khi không cần thiết vì các ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể khiến da bị sạm và lão hóa nhanh. 
  • Không nên dùng các sản phẩm trị nám mảng không rõ nguồn gốc. Hầu hết các sản phẩm không rõ nguồn gốc đều chứa các hóa chất tổng hợp gây mỏng da, teo da và giãn mao mạch.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho làn da như rau xanh, trái cây, các loại hạt, uống đủ nước… Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, cay nóng và các chất kích thích.
  • Đối với những trường hợp bị nám mảng do rối loạn nội tiết tố, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh lo âu và căng thẳng quá mức. 
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10:00 – 16:00. Khi ra đường, bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 35 trở lên và đeo khẩu trang, che chắn kỹ. 

Trên đây là những thông tin về bệnh nám mảng và cách điều trị hiệu quả. Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân nên đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín để thăm khám và chẩn đoán tình trạng. Người bệnh không được tự ý mua các loại kem bôi trôi nổi và không rõ nguồn gốc để điều trị tại nhà.

Có thể bạn cần biết:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Liệu trình xử lý námVương Phi được hàng ngàn chị em phụ nữ và giới chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bởi những điểm cộng nổi trội, mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình hỗ trợ điều trị nám da = CLICK NGAY!!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *