Nám Chân Sâu Là Gì? Cách Trị Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Nội dung bài viết
Nám chân sâu là một trong những tình trạng nám da nguy hiểm và khó điều trị nhất. Bệnh xuất hiện do các tác nhân nội sinh và các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh nám chân sâu và những cách điều trị hiệu quả.
Nám chân sâu là gì?
Theo các bác sĩ da liễu, có 3 loại đốm nám phổ biến thường gặp trên da đó là nám mảng, nám hỗn hợp và nám chân sâu. Trong đó nám chân sâu được xem là loại nám tồn tại trên da lâu và khó điều trị nhất.
Bởi loại đốm nám này được hình thành sâu trong lớp hạ bì của da, thường xuất hiện hai bên gò má. Ở từng độ tuổi nhất định và nội tiết tố khác nhau, các vết đốm sẽ có màu sắc, kích thước to nhỏ khác nhau.
Hiện nay ở độ tuổi từ 30 – 55 tuổi, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam gặp phải các vấn đề về sạm, nám da đang có xu hướng tăng cao rõ rệt. Ngoài các yếu tố tự nhiên bên ngoài tác động đến, thì tình trạng nám da, sạm da còn bị tác động từ các nội tiết tố bên trong.
Trong đó, hiện tượng nám da chân sâu thường gặp phổ biến và khó điều trị nhất. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nám chân sâu thật sự là nỗi ám ảnh đối với các chị em phụ nữ bởi những mảng nám sẫm màu thiếu tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Nguyên nhân gây bệnh nám
Để có cái nhìn tổng quan về nám chân sâu, chúng ta nên tìm hiểu nguyên căn dẫn đến tình trạng hình thành nám, sạm. Theo một thống kê khoa học của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, có đến 0.8% tỷ lệ các phụ nữ trung niên bị nám chân sâu khó điều trị dứt điểm, kéo dài trong nhiều năm.
Nguyên nhân sản sinh các đốm nám được chia thành 2 yếu tố cấu thành là nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh là những nguyên nhân tác động từ bên trong cơ thể con người. Yếu tố ngoại sinh do các tác động từ bên ngoài môi trường tác động đến làn da.
Đầu tiên với yếu tố nội sinh, có thể kể đến các tác động trực tiếp sau đây:
- Rối loạn, mất khả năng kiểm soát nội tiết tố: Do sự suy giảm nghiêm trọng của nồng độ estrogen khiến các sắc tố melanin tăng cao một cách báo động. Từ đó lượng sắc tố tích tụ được đẩy lên trên làn da gây các vết đốm nâu, đen. Tình trạng này sẽ phổ biến ở các phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh.
- Tác động từ quá trình lão hóa: Ở độ tuổi từ 30 trở nên, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sạm da, nám da do sự thiếu hụt estrogen và rối loạn thời kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn này da dễ bị suy yếu và tổn thương dẫn đến sự xuất hiện các mảng nám, đốm đồi mồi tại cằm, má, mũi…
- Áp lực, stress: Sự căng thẳng, lo âu kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng đến các hormone bên trong cơ thể. Theo các bác sĩ chuyên ngành, việc stress tạo ra hormone cortisone từ tuyến thận. Lượng hormone này tăng cao sẽ dẫn đến sự mất cân bằng, rối loạn estrogen.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tránh thai có thành phần Progestin cũng có thể gây ra tình trạng nám da, xuất hiện đốm nám.
Ngoài tác động của yếu tố nội sinh, không thể không nhắc đến yếu tố ngoại sinh. Đó là những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến làn da:
- Ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mắt trời: Ánh nắng mặt trời có các tia UVB có khả năng kích thích ra nhiều tế bào Melanocytes từ đó sản sinh ra các sắc tố melanin – nguyên nhân gây ra nám, sạm da.
- Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm có chứa các chất lột, tẩy da: Việc lạm dụng mỹ phẩm với các thành phần hóa học mạnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da. Từ đó khiến làn da trở nên mỏng, dễ kích ứng, tổn thương, phá vỡ sự cân bằng ẩm và cấp nước cho da. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các tia UVB mặt trời dễ dàng tấn công trực tiếp lên trên bề mặt da.
Bên cạnh đó, sự ô nhiễm không khí, tính chất công việc khi phải tiếp xúc hằng ngày với các loại hóa chất độc hại cũng chính là những tác động xấu gây nên tình trạng nám, sạm và xuống cấp trầm trọng của làn da.
Triệu chứng của nám chân sâu
- Vị trí xuất hiện: Tình trạng nám chân sâu sẽ xuất hiện ở các vùng hai bên gò má, cằm, mũi. Đôi lúc sẽ xuất hiện ở vùng thái dương, cánh tay, vùng trán, hoặc tại một số vùng cơ thể. Nếu không có biện pháp điều trị và đẩy lùi, nám chân sâu có thể nhanh chóng lan sang các vùng lân cận của cơ thể.
- Kích thước: Tại các vùng gò má, cằm, mũi các vết đốm nám sẽ có kích thước to nhỏ không đồng đều, xen lẫn nhau, đôi khi có thể tạo thành mảng.
- Màu sắc: Ban đầu các đốm nám xuất hiện sẽ có màu nâu nhạt, theo thời gian lượng sắc tố tăng mạnh sẽ chuyển sang màu nâu sẫm. Tùy độ tuổi và nội tiết tố bên trong cơ thể, quá trình tăng sắc tố có thể nhanh chậm khác nhau ở từng đối tượng.
- Các biểu hiện kèm theo thường gặp: Cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất ngủ. Có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, nóng trong người, dễ nổi mụn, mụn nhọt tại một số vùng cơ thể. Đôi lúc cũng gây ra tình trạng lười ăn, ăn không ngon.
Nám chân sâu có chữa được không? Cách trị hiệu quả
Như đã trình bày ở trên, nám chân sâu là một trong những loại nám hình thành sâu trong lớp biểu bì da nên việc điều trị cần tiêu tốn rất nhiều thời gian. Đối với các bệnh nhân có tình trạng nám nặng, lâu năm hoặc do di truyền thì thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng cho đến 1 năm.
Do đó, bệnh nhân cần thăm khám và có phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời ngăn không cho tình trạng nám lan rộng ở các vùng trên cơ thể.
Trị nám chân sâu bằng Tây y
Khi phát hiện các dấu hiệu nám da, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên ngành thăm khám và đưa ra các biện pháp chữa trị. Việc sử dụng các loại thuốc bôi Tây y có tác dụng thẩm thấu nhanh, sâu vào từng lớp biểu bì da. Bên cạnh đó, thuốc còn làm mờ và giảm hẳn các đốm nám, sạm và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da đang tổn thương.
- Thuốc bôi chứa hoạt chất Hydroquinone: Đây là hoạt chất giúp ức chế các sắc tố melanin gây ra hiện tượng nám, sạm. Ngoài ra, thuốc giúp làm mờ các đốm nám, sạm hình thành lâu trên bề mặt da.
- Thuốc bôi chứa hoạt chất Tretinoin: Thuốc có công dụng tẩy làn da chết an toàn, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông, trị mụn. Hơn nữa, thuốc Tretinoin còn ngăn ngừa quá trình lão hóa da và làm mờ vết thâm nám.
- Thuốc bôi chứa hoạt chất Acid Azelaic: Là hoạt chất được chiết xuất từ ngũ cốc, có tác dụng làm sáng da hiệu quả. Bên cạnh đó, Acid Azelaic còn có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn, trị mụn rất an toàn cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Thuốc bôi chứa serum Vitamin C: Vitamin C từ lâu được xem là thần dược của làn da. Thuốc không chỉ có công dụng giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn giúp cải thiện tình trạng nám sạm, nâng tông da hiệu quả và giúp da mềm mại căng bóng hơn.
Ngoài các loại thuốc bôi kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm viên uống trị nám chân sâu để tăng hiệu quả chữa. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phục và rủi ro không mong muốn.
Cách trị nám chân sâu hiệu quả bằng Đông y
Song song với các phương pháp trị nám Tây y, thì người bệnh có thể cân nhắc các bài thuốc Nam từ Đông y. Với nhiều ưu điểm khi sử dụng như an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ… Theo Đông y, các bài thuốc trị nám được chia sử dụng theo từng độ tuổi nhất định để đạt được công dụng hiệu quả nhất.
Theo Đông y, nám chân sâu xuất hiện do di truyền cùng với ảnh hưởng của phong tà bên ngoài. Điều này khiến hỏa khí uất kết, khí huyết khó lưu thông và gây nên các mảng nám sạm da.
Cơ chế điều trị bệnh nám chân sâu theo Đông y là đào thải các độc tố, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giúp khí huyết lưu thông đều đặn và loại bỏ được tình trạng nám da. Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa nám chân sâu dưới đây:
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Phiên hồng hoa 6g, xuyên nhung 6g, khương hoạt 6g, 12g các loại như đương quy, củ mài, 30g hạt bí đao.
- Cách thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu sấy khô, sắc đun với lửa nhỏ và uống mỗi ngày.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: 12g sinh địa, hoàng cầm, 6g với mỗi loại lăng tiêu hoa, khương hoạt, xuyên khung, bạch phu tử, 30g mỗi loại vỏ đậu xanh, đông qua nhân, sơ dược.
- Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch tất cả các nguyên liệu và sắc thuốc uống mỗi ngày để điều trị bệnh nám chân sâu.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu: 500g thục địa hoàng, 1000g thiên môn đông, 1 chén mật ong.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên phơi khô, đem tán nhuyễn mịn và vo với mật ong, trọng lượng mỗi viên dao động từ 15 – 20g. Người bệnh uống với nước ấm khi đói 2 lần/ngày.
Khi điều trị bằng các bài thuốc Đông y, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống. Thay vào đó, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng Đông y để kiểm tra tình trạng bệnh và sử dụng bài thuốc cho phù hợp.
Cách chữa nám chân sâu tại nhà
Để đạt được hiệu quả trị nám tối đa, bạn còn có thể áp dụng các cách thức chữa trị đơn giản ngay tại nhà.
Hỗn hợp mặt nạ nghệ và sữa chua
Nghệ có chứa hoạt chất Curcumim giúp chống viêm, sáng da trị mụn. Sữa chua chứa axit lactic giúp làn da mềm mại và căng sáng.
- Nguyên liệu: 100g nghệ tươi, 1 hũ sữa chua không đường.
- Cách thực hiện: Sơ chế sạch nghệ, cạo lớp vỏ bên ngoài. Giã nhuyễn nát nghệ tươi trộn chung với 3 thìa sữa chua, đắp lên mặt và massage nhẹ nhàng.
Kinh nghiệm trị nấm chân sâu từ hỗn hợp mặt nạ sữa tươi và bột yến mạch
Yến mạch có chứa axit Ferulic và Avenanthramides có tác dụng chống viêm, tẩy tế bào chết, giúp da sáng đều màu. Các vết nám sẽ được mờ đi trông thấy và lỗ chân lông được thu nhỏ.
- Nguyên liệu: 2 muỗng yến mạch dạng bột cùng 10ml sữa tươi.
- Cách thực hiện: Trộn đều sữa tươi và yến mạch, đắp đều lên da, massage nhẹ cho các dưỡng chất thẩm thấu từ 5 – 7 phút.
Mặt nạ giấm táo pha loãng
Giấm táo có công dụng làm sạch da, loại bỏ được bụi bẩn trên da và giảm thâm sạm hiệu quả. Ngoài ra, giấm táo còn có chứa Axit Axetic. Chất này có công dụng làm mờ nhanh các vết nám, sạm, tẩy tế bào chết hiệu quả.
- Nguyên liệu: 3 thìa nước lọc và 3 thìa giấm táo.
- Cách thực hiện: Bạn pha giấm táo và nước lọc với tỉ lệ 1:1, thấm bông chấm nhẹ massage lên bề mặt da. Chỉ nên sử dụng 2 lần/tuần và sử dụng kèm kem chống nắng vì trong giấm táo có axit dễ khiến da mỏng, dễ bắt nắng.
Các mẹo trị nám chân sâu bằng tự nhiên tại nhà chỉ có công dụng khi bệnh mới khởi phát hoặc bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu trong trường hợp bệnh nặng thì người bệnh nên đến bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để nám ăn sâu vào bên trong của da.
Trị nám chân sâu bằng lá tía tô
Lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất tốt cho làn da như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa. Do vậy, lá tía tô có công dụng tuyệt vời giúp cân bằng các sắc tố trên da, kích thích và tái tạo làn da mới.
- Nguyên liệu: Một ít lá tía tô.
- Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá tía tô và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó, lấy lá tía tô sao khô và ngâm trong nước nóng khoảng 3 – 5 phút. Bạn rót ra cốc và uống mỗi ngày.
Một số biện pháp điều trị nám khác
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo các biện pháp trị nám công nghệ cao tại các bệnh viện, cơ sở viện thẩm mỹ.
- Phương pháp trị nám chân sâu bằng Laser: Phương pháp này thực hiện bằng cách sử dụng tia Laser chiếu thẳng trực tiếp các vùng bị nám. Tia này sẽ đi qua các lớp biểu bì của da phá hủy các sắc tố gây nám melanin. Tùy thuộc vào mức độ nám bác sĩ sẽ điều chỉnh mức độ sóng khác nhau để đảm bảo làn da thích nghi và không bị tổn thương.
- Phương pháp lột da Chemical Peeling: Đây là phương pháp sử dụng các loại axit nhằm tẩy các tế bào da chết, các vết đốm nám, sạm ẩn sâu trong da. Tuy cải thiện tình trạng nám da hiệu quả, thế nhưng phương pháp này sẽ không thích hợp với những làn da nhạy cảm.
- Phương pháp đốt nám chân sâu bằng điện: Đây được xem là biện pháp hiện đại khi sử dụng các tia điện để phá vỡ các sắc tố gây nám, đồng thời kích thích sự phục hồi tái tạo lại làn da. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây các các vết sẹo nếu bạn không biết cách chăm sóc sau điều trị.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh nám chân sâu
Nám chân sâu là căn bệnh không ai mong muốn mắc phải, đặc biệt đối với phái đẹp. Để hạn chế ngăn ngừa nám, bạn nên tuân thủ thực hiện một vài phương thức sau đây:
- Bôi kem chống nắng thường xuyên có chỉ số SPF cao +35. Bạn nên sử dụng thêm các vật dụng che nắng khi ra ngoài di chuyển như khẩu trang, áo, váy chống nắng, bao tay…
- Hạn chế các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh gây nên tình trạng lão hóa, nám sạm da.
- Không sử dụng các biện pháp tẩy da bằng hóa chất mạnh, các loại mỹ phẩm hàng nhái, không rõ thành phần xuất xứ.
- Bổ sung các loại Vitamin cần thiết hàng ngày cho da như Vitamin C, B, E…
- Cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Nói không với các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối, quá cay…
- Không sử dụng các chất kích thích gây hại cho làn da như bia rượu, thuốc lá…
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan yêu đời, hạn chế tối thiểu các áp lực trong công việc và đời sống.
- Sử dụng các serum, dưỡng chất giúp cung cấp vi chất cần thiết cho da, đẩy lùi quá trình lão hóa sớm.
- Giữ làn da luôn trong tình trạng sạch, thoáng bằng việc vệ sinh đúng cách và massage nhẹ nhàng. Bạn nên thường xuyên loại bỏ da chết 1 tuần 2 lần.
- Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, không thức khuya dậy trễ, lười biếng luyện tập thể dục.
- Hiểu rõ được tình trạng da để áp dụng các biện pháp chữa trị và chăm sóc: da dầu, da khô, da hỗn hợp đúng cách.
- Nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên ngành khi da có những biểu hiện bất thường.
Sở hữu một làn da đẹp, căng bóng tươi trẻ là ước mơ của các chị em phụ nữ. Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết được bệnh nám chân sâu là gì và cách điều trị hiệu quả. Khi phát hiện những triệu chứng, bạn nên đến bác sĩ thăm khám kịp thời để không gây ra những biến chứng không mong muốn. Hãy thấu hiểu, biết cách yêu thương và chăm sóc làn da đúng cách, khoa học mỗi ngày.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!