Sỏi Amidan Là Gì, Có Tự Khỏi Không? Cách Chữa Và Lấy Sỏi Hiệu Quả
Nội dung bài viết
Sỏi amidan là một trong những dạng bệnh tai mũi họng thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng như đau rát họng, làm hôi miệng, đau tai,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy sỏi amidan thực chất là gì có tự khỏi không, làm thế nào để lấy sỏi?
Sỏi amidan là gì, vị trí nằm ở đâu?
Sỏi amidan (có tên tiếng anh Tonsil stone) là tình trạng khối vô hóa có màu trắng hoặc vàng giống như bã đậu hình thành ở trên hoặc trong amidan vòm miệng.
Thông thường, người bệnh nếu không có chuyên môn sẽ không thể nhận ra mình bị sỏi amidan bởi vì chúng có kích thước nhỏ khó phát hiện. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, sỏi tiến triển lớn khiến làm cho khỏi amidan sưng to lên so với cấu trúc ban đầu gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe.
Sỏi amidan có một hoặc nhiều đặc biệt khi bị viêm amidan mãn tính sẽ làm xuất hiện số lượng lớn sỏi bã đậu. Phần lớn, khi amidan có sỏi sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, nhiều lúc có cảm giác giống như hóc xương, có cảm giác đau nhỏ lan lên vùng tai gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt.
Đặc biệt, sỏi amidan chứa nhiều vi khuẩn, dịch nhầy và những tế bào chết. Theo thời gian chúng sẽ tạo ổ viêm nhiễm, khiến các sỏi cứng, phát triển nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây sỏi amidan
Theo các chuyên gia tai mũi họng, sỏi amidan hình thành chủ yếu do sau họng xuất hiện nhiều khoáng chất lắng đọng, dẫn tới tạo ra các tinh thể đặc biệt là canxi và một số chất tiêu biểu khác khác như amoniac, phốt pho, magiê carbonate…
Thêm vào đó, bề mặt amidan có kết cấu nhiều khe lồi lõm, tạo điều kiện thuận lợi để các chất cặn, vi khuẩn, tồn tại từ đó làm khởi phát chứng bệnh.
Ngoài ra, một số tác nhân khác dẫn tới tình trạng bệnh như:
- Vệ sinh răng miệng kém gây sỏi amidan trong miệng: Đây là một trong những tác nhân thường gặp dẫn tới tình trạng sỏi trắng amidan. Do câu trúc amidan có nhiều khe hốc, khi ăn uống, thức ăn và vi khuẩn để bị chặn lại gây viêm nhiễm. Do vậy, nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ làm tăng nguy cơ hình thành.
- Đồ ăn, thức uống hàng ngày không phù hợp: Chế độ ăn uống cũng là một vấn đề quan trọng làm ảnh hưởng tới amidan dẫn tới hình thành sỏi. Việc sử dụng quá nhiều các chế phẩm từ sữa rất dễ dẫn tới sỏi trắng amidan. Bởi vì sữa chứa nhiều canxi góp phần tạo sỏi.
- Thói quen xấu hàng ngày: Thói quen sử dụng rượu, bia, hút thuốc là không chỉ khiến hơi thở hôi, gây ra các bệnh lý hại tới sức khỏe mà còn là tác nhân khiến họng bị khô, tạo điều kiện hình thành sỏi amidan.
Triệu chứng sỏi amidan thường gặp
Khi bị sỏi amidan, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng dưới đây:
- Sỏi amidan gây hôi miệng: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sỏi amidan do vòm họng tích tụ nhiều chất cặn bã tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển gây nhiễm trùng. Tình trạng kéo dài kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Đau họng: Sỏi amidan khiến cho họng bị viêm sưng từ đó khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy đau rát, khó chịu ở vị trí mắc bệnh.
- Khó nuốt: Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn kể cả uống nước vì cảm giác đau. Tuy nhiên mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc và tình trạng bệnh ở mỗi người.
- Amidan sưng lên: Lúc này vi khuẩn và virus đã bùng phát làm nhiễm trùng hoặc do sỏi amidan phát triển to dần khiến amidan có hiện tượng sưng hơn.
- Đau tai: Mặc dù sỏi amidan ở họng nhưng giữa họng và tai có liên quan với nhau qua một đường dẫn thần kinh. Bởi vậy ở một số trường hợp sẽ có cảm giác bị đau tai liên tục.
- Viêm amidan: Bệnh kéo dài khiến tình trạng viêm nhiệm nặng sẽ gây ra tình trạng viêm amidan làm cho amidan sưng, phồng to gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Câu hỏi thường gặp về sỏi amidan
Sỏi amidan là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, dưới đây tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về chứng bệnh:
Sỏi amidan có tự khỏi không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sỏi amidan hình thành do hệ quả canxi tích tụ quá mức và lâu ngày trong niêm mạc hình thành khối vô hóa. Theo thời gian, khối vôi hóa tăng dần và gây ra những triệu chứng đau nhức, sưng tấy, khó nuốt,…
Đặc biệt, chứng bệnh này không thể tự khỏi nếu không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào hoặc có điều trị nhưng không đúng cách. Do vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu bệnh, các bạn không nên chủ quan và hãy sớm lựa chọn liệu pháp chữa trị kịp thời, tránh để bệnh nặng hơn sẽ gây khó khăn trong việc chữa trị.
Sỏi amidan có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn khởi phát, mặc dù bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nhưng lại không quá nguy hiểm và có thể chữa trị được. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài lâu ngày sẽ khiến kích thước sỏi tăng quá mức, sưng to gây nhiễm trùng diện rộng.
Điều này sẽ làm chèn ép và phá vỡ cấu trúc amidan ban đầu gây ra nhiều biến chứng áp xe hoặc vỡ mô amidan gây ra sưng, viêm nhiễm trùng, thậm chí cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật mới có thể loại bỏ triệu chứng nhiễm trùng.
Lấy sỏi amidan bao nhiều tiền?
Sỏi amidan gây ra nhiều triệu chứng làm phiền tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày. Do vậy, khi mắc bệnh nhiều người thường có tâm lý phải điều trị ngay nhưng lại băn khoăn không biết lấy sỏi có đắt không và bao nhiêu tiền.
Song rất khó để trả lời được câu hỏi lấy sỏi bao nhiêu tiền. Thực chất hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như mẹo dân gian tại nhà, sử dụng kháng sinh, phẫu thuật cắt bỏ, hoặc uống thuốc Đông y,… mỗi phương pháp đều có mức chi phí không giống nhau.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật được xem là cách chữa có giá đắt nhất vì sử dụng các thiết bị hiện địa, tiên tiến nhưng lại mang lại hiệu quả tối đa.
Bị sỏi amidan có nên cắt amidan không?
Việc có nên cắt amidan khi bị sỏi hay không sẽ phụ thuộc rất vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt ở một số trường hợp đặc biệt như:
- Amidan viêm diện rộng, mức độ nặng gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe.
- Bệnh có biến chứng amidan hốc mủ.
- Bệnh tái phát nhiều lần, và thường xuyên trong năm làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do vậy, để biết rõ mình có nên cắt amidan hay không các bạn nên tới bệnh viện thăm khám chuyên khoa. Trong trường hợp được chỉ định cắt bỏ, các bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây chỉ là thủ thuật đơn giản, nhanh gọn, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì sau quá trình phẫu thuật.
Cách chữa sỏi amidan hiện nay
Để điều trị sỏi không quá khó khăn, dưới đây là một số phương pháp thường dùng:
Cách lấy sỏi amidan tại nhà
Trong những trường hợp bệnh nhẹ, các bạn có thể tham khảo cách lấy sỏi amidan tại nhà:
- Bước 1: Súc miệng sạch sẽ với nước muối loãng, rồi dùng gương để xác định vị trí sỏi đang nằm ở vị trí nào. Nêu thấy có mảng cứng màu trắng hoặc vàng nằm ở sau cổ họng thì đó chính là sỏi amidan.
- Bước 2: Lấy tăm bông thấm nước ấm, rồi chọc vào viên sỏi rồi nhẹ nhàng móc ra ngoài. Các bạn chú ý không dùng lực quá quá vì có thể khiến sỏi bị đẩy về phía amidan.
- Bước 3: Nếu chỉ sử dụng tăm bông không thì không thể loại bỏ hoàn toàn sỏi amidan. Bạn có thể sử dụng lông bàn chải đánh răng nhẹ nhàn tác động vào những viên sỏi nhỏ làm cho chúng bật ra bên ngoài. Sau khi thực hiện xong, các bạn tiếp tục dùng nước muối loãng súc miệng để làm sạch vòm họng.
Lưu ý: Việc thực hiện lấy sỏi bằng tay tại nhà không đơn giản . Ngoài ra, nếu thực hiện không đúng không chỉ không lấy được sỏi mà có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Để an toàn, các bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện một cách bài bản mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, một số mẹo chữa tại nhà bằng kinh nghiêm dân gian cũng được nhiều người thực hiện như:Súc miệng bằng nước muối, ngâm họng bằng nước giấm táo pha loãng, súc miệng với tinh dầu, ….
Điều trị sỏi amidan bằng Tây y
Trong tây y có hai phương pháp trị sỏi amidan chính là dùng kháng sinh và phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp.
1. Sỏi amidan uống thuốc gì?
Mặc dù, hiện nay có nhiều loại thuốc như Salivarius K12 hay các loại kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, liệu pháp này thường chỉ giúp giảm tình trạng bệnh chứ không thể loại bỏ dứt điểm. Thực tế sau quá trình điều trị bằng kháng sinh, bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại.
2. Phẫu thuật sỏi amidan
Một số phương pháp y khoa có thể loại bỏ amidan hiện nay như:
- Loại bỏ sỏi bằng Laser: Phương pháp này sử dụng ánh sáng tia laser chiếu trực tiếp vòm họng nơi xuất hiện sỏi để loại bỏ sỏi mà không gây tổn thương gì tới các tế bào xung quanh amidan.
- Phẫu thuật cắt bỏ amidan: Phương pháp phẫu thuật này mang lại hiệu quả cao, giúp trị khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh cạnh đó, phẫu thuật loại bỏ amidan có thể gây chảy máu kéo dài, làm cổ họng bị hẹp lại,….
Cách chữa sỏi amidan bằng Đông y
Trị bệnh bằng thuốc Đông y hiện được nhiều người lựa chọn vì có ưu điểm an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Đặc biệt nếu hợp cơ địa có thể giúp loại bỏ chứng bệnh hoàn toàn.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị sỏi ở amidan
Bài 1:
- Chuẩn bị: Nguyên liệu gồm Trần bì, bạch linh, cam thảo, ngũ vị tử, tang bạch bì, kha tử, huyền sâm, sa sâm, kim ngân hoa, bồ công anh, bạch quả,…
- Cách dùng: Mang các vị thuốc sắc với 6 bát nước tới khi thuốc cạn còn ½ thì ngưng. Người bệnh chia thuốc uống 3 lần/ngày. Kiên trì bài thuốc này sẽ giúp bổ phế, thanh nhiệt, tiêu đàm, giúp cải thiện chứng bệnh hiệu quả.
Bài 2:
- Chuẩn bị: Nguyên liệu gồm kim ngân hoa, huyền sâm, liên kiều, ngưu bàng tử mỗi vị kinh giới, bạc hà,..
- Cách dùng: Người bệnh sắc thuốc với 200ml nước tới khi cạn còn ½ thì ngưng, dùng thuốc uống 3 lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp này có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ. Tuy nhiên hiệu quả chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người.
Cách phòng ngừa sỏi amidan hiệu quả
Ngoài ra, để ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi và hỗ trợ trị bệnh tốt nhất các bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây tươi, cũng cấp dưỡng chất đầy đủ khoa học trong bữa ăn…
- Hạn chế thực phẩm nhiều canxi, tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ….
- Người bệnh không nên ăn những thực phẩm cứng mà chuyển sang dạng mềm, chia nhỏ bữa ăn để giúp thuận tiện hơn khi nuốt, giảm đau khi nuốt.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi thức dậy để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Uống nhiều nước lọc và nước trái cây hàng ngày giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc, lại tăng cường dưỡng chất hỗ trợ quá trình ngăn ngừa và điều trị bệnh.
- Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày đẻ loại bỏ vi khuẩn, virus.
- Tránh sử dụng các loại nước súc miệng có cồn, thay vào đó bạn có thể dùng nước muối loãng để tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng.
- Chủ động điều trị ngay khi phát hiện chứng bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh để bệnh tiến triển nặng sẽ gây khó khăn.
Như vậy có thể thấy, sỏi amidan không quá nguy hiểm nhưng không vì vậy mà các bạn chủ quan. Bởi vì, ngoài việc lầm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bệnh tiến triển nặng có thể gây nhiều biến chứng. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh từ đó có các xử lý kịp thời, đúng cách ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!