Mẹo trị viêm lỗ chân lông ở tay cực nhanh tại nhà

Viêm lỗ chân lông ở tay là hiện tượng da bị viêm nhiễm, bít tắc và gây nên các đốm đỏ, sần sùi. Đây là bệnh rất nhiều người gặp phải. Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian đơn giản ngay tại nhà.

Viêm lỗ chân lông ở tay là gì?

Viêm lỗ chân lông ở tay và chân là tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc. Lâu ngày dẫn tới viêm, thậm chí nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời.

Khi bị viêm lỗ chân lông, bạn sẽ thấy trên da xuất hiện các nốt đỏ, sưng, viêm ở chân lông. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị nổi mụn nhọt, ngứa ngáy khó chịu. Những vùng da mỏng, nhạy cảm như tay, chân, đùi và lưng là những vị trí dễ bị viêm nhất.

Viêm lỗ chân lông ở tay là hiện tượng da bị viêm nhiễm, bít tắc
Viêm lỗ chân lông ở tay là hiện tượng da bị viêm nhiễm, bít tắc

Dấu hiệu bị viêm lỗ chân lông

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhẹ nên chỉ xuất hiện một số triệu chứng như có nốt đỏ trên da và lông mọc chính giữa. Hoặc nốt mụn có mủ, khi gãi hay chà xát sẽ vỡ và chảy máu.

Đa số các bệnh nhân đều cảm thấy ngứa rát giống như bị bỏng. Lúc này nếu có cách chữa trị phù hợp, da sẽ nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo.

Bệnh không quá nguy hiểm nhưng chủ quan, không điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng cho da như:

  • Bị nổi nhọt dưới da. Mụn xuất hiện thành từng đám. Có thể là mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay mụn đỏ. Vì vậy khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
  • Da bị tổn thương, sưng đau, khó chịu, ngứa rát.
  • Một số vùng trên da tay có thể xuất hiện vết loét màu nâu, chảy dịch và rỉ máu.
  • Vùng viêm ngày càng lan rộng, nang lông bị phá hủy.
  • Có thể dẫn tới nhiễm trùng da, việc chữa trị khó khăn hơn rất nhiều.
  • Da bị tổn thương sâu, khó hồi phục.
  • Lông thường xuyên bị mọc ngược, xoắn, nén ở trong lỗ chân lông.
  • Để lại sẹo trên da. Đôi khi bạn cần đến các liệu pháp thẩm mỹ.
Mụn xuất hiện thành từng đám khi bị viêm lỗ chân lông ở tay
Mụn xuất hiện thành từng đám khi bị viêm lỗ chân lông ở tay

Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ngay khi bị bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa viêm lỗ chân lông ở tay ngay tại nhà.

Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông

Viêm lỗ chân lông ở tay có thể do sự thay đổi của hệ bài tiết hoặc ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới viêm nang lông:

  • Cạo lông ở tay không đúng cách: Dùng dao cạo ngược hướng, lạm dụng việc cạo lông ở tay có thể khiến da bị tổn thương. Vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển và tấn công da. Từ đó gây ra những vùng bị viêm hay lông mọc ngược trên cánh tay.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Các loại sản phẩm chăm sóc da, trang điểm chứa nhiều corticosteroid sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng da của bạn. Lâu ngày, da tích tụ nhiều cặn bẩn và dẫn tới viêm.
  • Rối loạn tuyến dầu: Khi tuyến dầu hoạt động quá mức, đồng thời bụi bẩn, tế bào chết bám nhiều khiến da bít tắc.
  • Thói quen mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi: Các loại trang phục bó sát làm tăng ma sát của da với vải. Đồng thời nếu dùng quần áo không thấm mồ hôi, da thường xuyên ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng khiến da dễ bị tổn thương
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng khiến da dễ bị tổn thương

Cách điều trị viêm lỗ chân lông nhanh chóng, hiệu quả

Dưới đây là một số cách chữa viêm lỗ chân lông ở tay phổ biến, người bệnh có thể áp dụng:

Thuốc Tây y chữa viêm lỗ chân lông

Các loại thuốc tây mang đến tác dụng nhanh chóng và điều trị bệnh triệt để. Thuốc thường được dùng cho những trường hợp bị viêm nặng và kèm theo các biểu hiện phức tạp.

Khi bị viêm lỗ chân lông ở tay, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh dạng uống và bôi: Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bạn nên kết hợp cả hai loại thuốc uống và bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh. Từ đó giảm viêm, kháng khuẩn và làm dịu da nhanh chóng.
  • Isotretinoin: Thuốc mang lại hiệu quả cực tốt. Vùng viêm da sẽ bớt ngứa và giảm dần triệu chứng. Da tay sẽ được hồi phục dần dần. Tuy nhiên, chống chỉ định với bà bầu hoặc những người dự định có thai. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý khi sử dụng loại thuốc này.
  • Một số loại thuốc tác động đến hormone hay thuốc tránh thai: Quá trình tiết ra dầu được hạn chế và làm giảm viêm lỗ chân lông ở tay và toàn cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì sử dụng khoảng 3 tháng. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên dùng thuốc tránh thai vì sẽ làm rối loạn quá trình rụng trứng. Bạn nên lựa chọn loại thuốc khác phù hợp hơn.
Thuốc tây y giúp điều trị viêm lỗ chân lông ở tay hiệu quả
Thuốc tây y giúp điều trị viêm lỗ chân lông ở tay hiệu quả

Thuốc Tây y chỉ mang lại hiệu quả cao nếu người bệnh tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời có kế hoạch sinh hoạt, ăn uống điều độ để thúc đẩy quá trình hồi phục của da được nhanh và hiệu quả nhất.

Đông y chữa viêm lỗ chân lông cực tốt

Trong Đông y, viêm lỗ chân lông được chia thành 4 giai đoạn. Đó là viêm nhiễm, hóa mủ, vỡ mủ và ngăn ngừa tái phát. Có các bài thuốc điều trị dành riêng cho mỗi giai đoạn.

Giai đoạn 1 – Viêm nhiễm nhẹ: Cần kết hợp thuốc đắp và thuốc uống để điều trị dứt điểm viêm lỗ chân lông.

Bài thuốc đắp: Lấy 1 hoặc 2 nắm lá cúc hoa trắng rửa sạch và ngâm 10 phút trong nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó cho lá cùng vài hạt muối vào giã nhuyễn. Chỉ cần đắp hỗn hợp lên vùng da bị viêm.

Lá sen là nguyên liệu quan trọng để trị viêm giai đoạn nhẹ
Lá sen là nguyên liệu quan trọng để trị viêm giai đoạn nhẹ

Bài thuốc uống: Cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Thạch cao: 6 gram
  • Đạm trúc diệp: 8 gram
  • Lá sen: 12 gram
  • Kim ngân: 8 gram
  • Liên kiều: 8 gram
  • Xích thược: 8 gram

Mỗi ngày sắc một thang thuốc và sử dụng trong ngày.

Trong trường hợp bị táo bón, bạn có thể bổ sung thêm 3 gram đại hoàng. Tiểu sẻn đỏ thì thêm khoảng 8 gram sa tiền tử. Thêm 8 gram mỗi loại chi tử, hoàng liên, hoàng cầm vào thuốc để giảm triệu chứng sốt cao.

Bài thuốc uống số 2: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc bao gồm các vị:

  • Thổ phục linh: 8 gram
  • Kim ngân: 18 gram
  • Ké đầu ngựa: 14 gram
  • Đỗ đen sao: 35 gram
  • Liên kiều: 10 gram
  • Kinh giới: 6 gram
  • Cỏ xước: 8 gram
  • Cam thảo dây: 6 gram

Giai đoạn 2 – Chuyển sang hóa mủ: Cần kết hợp cả 3 bài thuốc ngâm rửa, đắp và thuốc uống để hút mủ nhanh chóng.

Bài thuốc ngâm rửa: Bạn chỉ cần nấu lá kinh giới, lá sầu đâu hoặc trầu không với nước. Sau đó dùng nước này để vệ sinh vùng da bị viêm lỗ chân lông ở tay. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm trên da.

Cần kết hợp cả 3 bài thuốc ngâm rửa, đắp và thuốc uống để hút mủ nhanh chóng
Cần kết hợp cả 3 bài thuốc ngâm rửa, đắp và thuốc uống để hút mủ nhanh chóng

Bài thuốc đắp: Bạn có thể áp dụng cách làm đơn giản dưới đây.

  • Cách số 1: Dùng cà hoang chín nghiền nát. Sau đó vắt thêm vài giọt nước chanh và trộn đều. Tiếp tục cho thêm 5 măng tre xanh nhỏ và hỗn hợp nấu lên thành cao. Lấy một mẩu giấy nhỏ, bôi hỗn hợp lên giấy và đắp vào vùng mụn nhọt.
  • Cách số 2: Cho các nguyên liệu: nghệ già, lá sầu đâu, củ ráy ngứa và vài hạt muối vào giã nhuyễn. Vệ sinh sạch vùng da tay bị viêm và đắp hỗn hợp lên.

Bài thuốc uống:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cam thảo: 3 gram
  • Hoàng cầm: 10 gram
  • Gai bồ kết: 10 gram
  • Trần bì: 5 gram
  • Kim ngân hoa: 18 gram
  • Bồ công anh: 14 gram
  • Bối mẫu: 6 gram
  • Liên kiều: 10 gram

Giai đoạn vỡ mủ: Sử dụng phép khử mủ sinh cơ để loại bỏ các tác nhân gây ngoại tử.

Bài thuốc uống: Mỗi ngày sắc một thang thuốc và chỉ sử dụng thang thuốc đó trong ngày. Trong đó có hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, thục địa, đẳng sâm, đại táo mỗi loại 10 gram. Bạch thược 6 gram, bạch linh 8 gram và 5 gram cam thảo.

Bài thuốc đắp: Cho các nguyên liệu bao gồm lá nghệ, lá đuôi chồn, lá lốt hoặc lá canh trâu vào cắt nhỏ và giã nhuyễn. Lấy hỗn hợp đắp lên da.

Sử dụng phép khử mủ sinh cơ để loại bỏ các tác nhân gây ngoại tử
Sử dụng phép khử mủ sinh cơ để loại bỏ các tác nhân gây ngoại tử

Giai đoạn ngăn ngừa tái phát: Cần tập trung vào thanh nhiệt giải độc.

Để giảm nguy cơ viêm chỗ chân lông ở tay trở lại, bạn thường được kê thuốc đông y có thành phần bao gồm: Bồ công anh, kim ngân, huyền sâm, địa cốt bì, thổ phục linh, sinh địa. Mỗi ngoài 10 gram. 6 gram cam thảo dây và 14 gram sài đất.

Mẹo trị viêm lỗ chân lông ở tay cực hiệu quả tại nhà

Khi bị viêm lỗ chân lông ở bắp tay hay cánh tay, người bệnh thường tự ti, ngại mặc đồ ngắn tay. Những nốt đỏ, sần sùi có thể làm người đối diện có thiện cảm không tốt. Dưới đây là 9 mẹo trị viêm lỗ chân lông ở tay vô cùng hiệu quả bất cứ ai đều có thể thực hiện.

Trị viêm lỗ chân lông ở tay bằng nha đam

Nha đam được biết đến như một vị thuốc quan trọng có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm cho da. Khi sử dụng nha đam, vùng da bị viêm sẽ được loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời tạo độ ẩm vừa phải cho da, se khít lỗ chân lông và giúp da luôn căng bóng, trắng sáng. Cách điều trị viêm lỗ chân lông bằng nha đam rất đơn giản.

Cách điều trị viêm lỗ chân lông bằng nha đam rất đơn giản
Cách điều trị viêm lỗ chân lông bằng nha đam rất đơn giản

Chỉ cần chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, rửa sạch, bỏ vỏ. Lọc thấy phần thịt bên trong và nghiền nát. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và thoa hỗn hợp nha đam vừa nghiền vào khu vực đó. Dùng tay nhẹ nhàng massage trong 15 phút và để nha đam trên da thêm khoảng 10 phút nữa. Khi gel nha đam khô thì rửa lại với nước sạch và dùng khăn mềm thấm khô.

Khi sử dụng nha đam, bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng, vừa phải. Kiên trì thực hiện sau khoảng 2 tuần vùng da bị viêm lỗ chân lông trên cánh tay sẽ mềm mịn đáng kể.

Sử dụng dầu dừa và chanh chữa viêm lỗ chân lông ở tay

Trong chanh có chứa nhiều axit, vitamin cùng nhiều loại kháng sinh tự nhiên. Vì vậy, chanh có thể loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn, virus và nấm gây bệnh, giảm viêm, giảm mụn. Khi kết hợp với dầu dừa, da sẽ nhanh chóng được phục hồi và đủ ẩm.

Nguyên liệu: Nước cốt chanh 3 giọt, dầu dừa 3 thìa

Khi kết hợp với dầu dừa, da sẽ nhanh chóng được phục hồi và đủ ẩm
Khi kết hợp với dầu dừa, da sẽ nhanh chóng được phục hồi và đủ ẩm

Cách thực hiện:

  • Trộn đều hai nguyên liệu trên với nhau và làm nóng bằng lò vi sóng.
  • Cần làm sạch da bị viêm bằng nước ấm hoặc nước hoa hồng.
  • Sử dụng vỏ chanh hoặc tăm bông thấm hỗn hợp và bôi lên da.
  • Massage nhẹ nhàng trong 15 phút và rửa lại với nước sạch.
  • Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần để thu được hiệu quả cao nhất.

Cải thiện vùng da bị viêm trên cánh tay bằng muối

Muối có tính khử khuẩn, tẩy tế bào chết trên da nên đây là một nguyên liệu trong quan trọng trong y tế. Đối với những ai đang bị viêm lỗ chân lông, bạn có thể dùng bài thuốc trị viêm bằng thứ nguyên liệu quen thuộc này. Không chỉ hạn chế khả năng sinh sôi, tấn công của virus mà còn đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Cách thực hiện:

  • Trước khi tắm, cho 3 thìa muối tắm hoặc muối tinh vào bồn.
  • Hòa tan muối và ngâm mình trong bồn khoảng 15 phút. Đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng để loại bỏ lớp sừng, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm viêm.
  • Tắm lại bằng nước mát và lau khô người.
  • Kiên trì thực hiện trong 1 tháng bạn sẽ thấy lỗ chân lông không còn bị viêm hay bít tắc. Da săn chắc, mịn màng.

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa viêm chân lông tại nhà

Các mẹo chữa viêm lỗ chân lông ở tay thường an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ và có chi phí thấp. Khi áp dụng các phương pháp này, bạn cũng nên xây dựng thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh để việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Bị viêm lỗ chân lông ở tay nên lựa chọn loại xà phòng lành tính, dịu nhẹ
Bị viêm lỗ chân lông ở tay nên lựa chọn loại xà phòng lành tính, dịu nhẹ
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày, lựa chọn những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, an toàn.
  • Tuyệt đối không nặn mụn, gãi mạnh khu vực bị viêm.
  • Trong thời gian điều trị viêm lỗ chân lông ở tay, không nên cạo lông vì sẽ khiến da dễ tổn thương hơn.
  • Không nên sử dụng mỹ phẩm khi da bị tổn thương. Điều này sẽ làm da bít tắc và dễ nổi mụn.
  • Mặc áo chống nắng mỗi khi đi ra ngoài để ngăn ngừa ảnh hưởng của tia UV.
  • Sử dụng quần áo thoải mái, rộng rãi, chất liệu thoáng khí để da được “thở”.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả để có một làn da đẹp.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Không nên ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào hay đồ ăn nhanh.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm lỗ chân lông ở tay cũng như những biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Hy vọng bạn có thể tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh, săn chắc và luôn căng bóng.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *