Viêm da dị ứng có tự hết không? Bao lâu thì khỏi?
Nội dung bài viết
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi, có thể tự khỏi không hay cần điều trị y tế, là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.
Viêm da dị ứng có tự hết không?
Viêm da dị ứng là bệnh lý ngoài da phổ biến và có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người tại một thời điểm nhất định trong đời. Tình trạng này xảy ra khi da bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài môi trường, dẫn đến các triệu chứng viêm da.
Viêm da dị ứng là bệnh lý lành tính có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường các triệu chứng có thể được cải thiện sau 1 – 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhiều thời gian hơn để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị phù hợp, viêm da dị ứng có thể dẫn đến một số rủi ro chẳng hạn như:
- Viêm da bội nhiễm do nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc virus trên da lâu ngày, dẫn đến hình thành các vết thương hở, mưng mủ, nứt nẻ, khô rát, thậm chí là chảy máu.
- Hình thành vết thâm, sẹo không thể phục hồi. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
- Ở phụ nữ mang thai, viêm da dị ứng có thể làm tăng nguy cơ di truyền ở trẻ nhỏ và dẫn đến một số biến chứng gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Nếu tình trạng bệnh xuất hiện ở các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn như xung quanh mắt có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, ảnh hưởng đến thị lực và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan giác mạc.
Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm da dị ứng là lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh. Trên thực tế, các chuyên gia cho biết, thời gian điều trị viêm da dị ứng phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của người bệnh.
Đối với một số người, viêm da dị ứng có thể là tình trạng mãn tính (suốt đời) và các đợt bùng phát mất đến vài tuần để được cải thiện. Trong khi đó, một số người bệnh, đặc biệt là trẻ em, các triệu chứng và thời gian hồi phục giữa các đợt bùng phát có thể giảm dần theo tuổi tác.
Cụ thể, về vấn đề viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi, các chuyên gia cho biết, thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: Các triệu chứng này thường có thể được cải thiện sau vài tuần điều trị tích cực.
- Thời điểm khởi phát và điều trị bệnh: Càng phát hiện và điều trị sớm, các tổn thương da có khả năng hồi phục cao hơn. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn.
- Mức độ tổn thương trên da: Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi thường phụ thuộc vào mức độ tổn thương da và các vấn đề liên quan. Tổn thương nhẹ có thể khỏi trong 1 – 4 tuần trong khi các tổn thương nghiêm trọng khác có thể dẫn đến viêm da bội nhiễm. Các tổn thương này có thể nghiêm trọng và cần điều trị chuyên sâu hơn.
- Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị y tế theo chỉ định các bác sĩ thường mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng. Tuy nhiên việc điều trị cần tuân thủ theo chỉ định để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, người bệnh điều trị theo phương pháp Y học cổ truyền có thể cần 1 – 4 tháng để cải thiện các triệu chứng.
- Kế hoạch chăm sóc: Bên cạnh các biện pháp điều trị, biện pháp chăm sóc tại nhà cũng là một yếu tố góp phần quan trọng trong thời gian điều trị viêm da dị ứng. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc da, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Bên cạnh đó, yếu tố cơ địa và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh. Người bệnh thắc mắc viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Các biện pháp hỗ trợ cải thiện viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng được điều trị dựa trên các tác nhân cơ bản. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:
1. Thuốc kê đơn
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bệnh viêm da dị ứng bùng phát, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc chống dị ứng đường uống, kem bôi corticosteroid hoặc kết hợp cả hai loại thuốc.
Các loại kem steroid được sử dụng ngắn hạn để cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc lâu dài để tránh các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, các loại thuốc chống dị ứng có thể được sử dụng quanh năm để ngăn ngừa các triệu chứng liên quan.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để làm chậm các phản ứng nghiêm trọng của bệnh viêm da dị ứng.
Thuốc kháng histamine không kê đơn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ngứa da, hạn chế tình trạng gãi và tổn thương trên da.
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng histamine, đặc biệt là khi người bệnh có các tình trạng sức khỏe khác.
2. Tránh các chất gây kích ứng
Các sản phẩm sử dụng hàng ngày có thể dẫn đến các triệu chứng viêm da dị ứng. Xà phòng, chất tẩy rửa, sữa tắm, bột giặt, kem dưỡng da hoặc thậm chí là một số loại thực phẩm có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng trên da.
Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các phản ứng dị ứng và gây kích ứng da. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra tác nhân gây kích ứng và đề nghị phương pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, theo dõi các sản phẩm sử dụng và loại bỏ các sản phẩm có thể gây kích ứng da. Chọn xà phòng, chất tẩy rửa hoặc bột giặt không chứa hóa chất mạnh, hương thơm hoặc các chất tạo màu để tránh gây kích ứng da.
3. Dưỡng ẩm da
Sử dụng các loại xà phòng nhẹ nhàng, không gây kích ứng da khi tắm và làm sạch da để tránh gây khô da. Sau khi tắm người bệnh có thể dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm dạng kem bôi da, thuốc mỡ để ngăn ngừa khô da. Nếu các triệu chứng viêm da dị ứng nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm diệt khuẩn trên da.
4. Thay đổi chế độ ăn uống
Một số loại thực phẩm có thể khiến các triệu chứng viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số người có thể bùng phát các triệu chứng dị ứng sau khi tiêu thụ các thành phần và thực phẩm gây viêm, chẳng hạn như đường, carbohydrate tinh chế, gluten, thịt đỏ và sữa.
Tương tự, tiêu thụ các loại thực phẩm cơ thể dị ứng có thể dẫn đến tình trạng viêm và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, nếu người bệnh dị ứng một số loại thực phẩm cụ thể nào đó, người bệnh nên tránh tiêu thụ. Bên cạnh đó, ghi lại danh sách thực phẩm có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng và tránh sử dụng. Ngoài ra, danh sách các loại thực phẩm dị ứng có thể hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da dị ứng.
5. Hạn chế căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực có thể khiến bệnh viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Cụ thể, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol khi bị căng thẳng. Một lượng lớn cortisol có thể tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, dẫn đến các triệu chứng viêm da và gây bùng phát bệnh viêm da dị ứng.
Do đó, người bệnh có thể dành thời gian hít thở sâu, thiền định, nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục thường xuyên để cải thiện căng thẳng. Kiểm soát căng thẳng có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng.
Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo lắng, căng thẳng. Tùy thuộc vào các nguyên nhân và tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị thích hợp.
6. Sử dụng quần áo thích hợp
Quần áo với vải thô, quá chật có thể gây ngứa da, dẫn đến các triệu chứng kích ứng và viêm da dị ứng. Quần áo quá ấm hoặc quá dày có thể khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và khiến các triệu chứng viêm da bùng phát.
Do đó để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng, người bệnh nên chọn quần áo mềm mại, nhẹ nhàng và giữ mát tốt. Hạn chế mặc quần áo len và các loại vải có thể gây kích ứng da. Bên cạnh đó, mặc quần áo rộng rãi để tránh gây cọ xát da.
7. Vệ sinh môi trường sống
Bụi, khói, cát và lông thú cưng có thể gây kích ứng da và dẫn đến các triệu chứng viêm da dị ứng. Một số người có thể bị dị ứng với lông chó, mèo hoặc các vảy da động vật. Bên cạnh đó, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường cũng có thể kéo dài thời gian điều trị viêm da dị ứng.
Giữ nhà hoặc khu vực sống sạch sẽ, hút bụi thường xuyên và tránh khói thuốc lá có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Nếu người bệnh bị dị ứng hoặc nghi ngờ dị ứng với lông thú hoặc vảy da, người bệnh nên giữ thú nuôi ở ngoài nhà và không gian sống. Nếu thú cưng cần ở trong nhà, hãy cố gắng không thể thú cưng ở trong phòng ngủ và hạn chế tiếp xúc tối đa.
Viêm da dị ứng là một tình trạng da phổ biến có thể gây nổi mẩn ngứa, kích ứng da và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hầu hết các trường hợp, bệnh có thể được cải thiện trong 1 – 4 tuần nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng, có thể cần nhiều thời gian hơn để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh thắc mắc viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi, thì có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: Bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!