Bị Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ Có Sao Không, Làm Sao Hết?

Bị trào ngược dạ dày khi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và một số bệnh lý liên quan khác. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các ảnh hưởng liên quan đến có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.

trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ
Trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ

Bị trào ngược dạ dày khi ngủ gây ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mãn tính khi axit dạ dày chảy lên thực quản. Điều này dẫn đến kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ho, viêm họng khó thở và một số bệnh lý liên quan khác.

Thông thường, một số người có thể gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tại một thời điểm nhất định trong đời. Các triệu chứng thường được cải thiện trong vòng 1 – 2 tuần và không gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm họng, gây ho và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm rối loạn giấc ngủ.

Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở người trưởng thành trong độ tuổi 45 – 64 có liên quan đến chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Cụ thể, bị trào ngược dạ dày khi ngủ có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như:

1. Mất ngủ

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể bị mất ngủ bởi một cơn đau dạ dày, đau cổ họng do ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản và ăn mòn niêm mạc thực quản.

Thuốc chữa trào ngược dạ dày khi ngủ tốt nhất
Trào ngược vào ban đêm có thể gây đau họng, ngạt thở dẫn đến mất ngủ

Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản chẳng hạn như ho, nghẹt thở thường có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm, đặc biệt là khi người bệnh nằm xuống. Dòng chảy của axit từ dạ dày có nguy cơ chảy vào thực quản đến cổ họng, thanh quản và gây cảm giác khó thở. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh thức dậy giữa đêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể thức dậy với cảm giác hồi hộp, cảm giác đau rát ở cổ họng và vị chua trong miệng. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc ngủ trở lại.

2. Ngủ ngày

Bị trào ngược dạ dày khi ngủ gây mất ngủ vào ban đêm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và có nhu cầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Ngủ ngày được xem là một dạng rối loạn giấc ngủ và có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan như mất ngủ vô căn, ngưng thở khi ngủ và rối loạn nhịp ngủ sinh học.

Ngủ ngày hoặc buồn ngủ vào ban ngày có thể dẫn đến một số rủi ro và nguy hiểm nhất định, nhất là khi cần lái xe hoặc vận hành máy móc. Do đó, người thường hay mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, điều trị phù hợp.

3. Ngưng thở khi ngủ

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được xác định là một yếu tố nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng axit dạ dày trào ngược gây co thắt thanh quản, làm tắc nghẽn đường thở và ngăn không khí chảy vào phổi. Tình trạng này dẫn đến rối loạn hơi thở và tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Điều trị trào ngược dạ dày gây mất ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ có làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp khiến người bệnh thở nông hoặc ngưng thở một vài lần trong lúc ngủ. Tình trạng ngưng thở có thể diễn ra trong vài phút hoặc kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau thời gian ngưng thở này, hô hấp có thể được khôi phục bình thường, tuy nhiên người bệnh có thể bị ngạt mũi dẫn đến thở khò khè hoặc ngạt thở.

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thờ ơ vào ban ngày. Tình trạng này thường phát triển thành mãn tính và có thể gây cản trở các hoạt động ban ngày do hệ thống thần kinh không được nghỉ ngơi và phục hồi thích hợp.

Theo các chuyên gia những người có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm nên thực hiện sàng lọc chứng ngưng thở khi ngủ để tránh các rủi ro và ảnh hưởng không mong muốn.

Xử lý tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ

Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày khi ngủ không nghiêm trọng và có thể xử lý bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị chuyên môn khác.

1. Thay đổi phong cách sống

Người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ phổ biến như sau:

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ
Nâng cao đầu giường khi ngủ có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược khi ngủ
  • Ngủ nghiêng về bên trái: Vị trí nằm ngày được cho là có thể cải thiện các triệu chứng ợ nóng và trào ngược vào ban đêm.
  • Giảm cân: Giảm cân, thậm chí là 1 – 2 cân cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược trở  nên nghiêm trọng hơn.
  • Nâng cao đầu giường: Điều này có thể ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng và tổn thương cổ họng. Người bệnh có thể ngủ trên một chiếc gối cao, mềm khoảng 5 – 8 cm hoặc nâng cao đầu giường lên khoảng 8 cm.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Quần áo chật, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng và ngực có thể gây áp lực lên dạ dày. Điều này hạn chế nguy cơ đau dạ dày và các triệu chứng ợ nóng.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc và khói thuốc lá có thể gây kích ứng hệ thống tiêu hóa, gây giãn các cơ thực quản và làm tăng nguy cơ ợ nóng, trào ngược dạ dày và khó thở khi ngủ.

2. Thay đổi phong cách ăn uống

Thay đổi phong cách ăn uống và tránh các thực phẩm gây ra chứng ợ nóng có thể cải thiện các triệu chứng. Thực phẩm gây ra chứng ợ nóng thường khác nhau giữa các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể gây ợ nóng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thường bao gồm:

  • Rượu
  • Đồ uống chứa caffein như nước có gas, cà phê và trà
  • Chocolate, sản phẩm chứa chocolate và ca cao
  • Bạc hà
  • Tỏi
  • Hành
  • Sữa
  • Thức ăn béo, cay, dầu mỡ, hoặc chiên
  • Thực phẩm có tính axit như cam quýt hoặc các sản phẩm cà chua.
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Tránh các loại thực phẩm có thể gây trào ngược như cà chua và các loại thực phẩm chứa axit khác

Người bệnh có thể giữa một quyển nhật ký các loại thực phẩm và triệu chứng liên quan đến chứng trào ngược dạ dày và tránh sử dụng loại thực phẩm có thể gây kích ứng.

Tránh những bữa ăn khuya hoặc những bữa ăn lớn, đặc biệt là vào buổi tối. Không nên sử dụng các bữa ăn từ 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ để giảm axit dạ dày và hạn chế tình trạng kích ứng khi người bệnh đi ngủ. Thay vì những bữa ăn lớn gây áp lực lên dạ dày của bạn, người bệnh có thể thử bữa nhỏ hơn vào buổi tối để giúp ngăn ngừa các triệu chứng ợ nóng vào ban đêm.

Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su sau khi ăn cũng được cho là có thể cải thiện tình trạng trào ngược và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhai kẹo cao su có thể khuyến khích sản xuất nước bọt, trung hòa axit và làm dịu thực quản.

Ngoài ra, thư giãn sau khi ăn để tránh cảm giác căng thẳng khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Đi bộ nhẹ nhàng hoặc luyện tập hít thở sâu có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, giữa thẳng người sau khi ăn có thể giảm lượng axit trào ngược lên thực quản. Người bệnh cũng nên hạn chế tình trạng cúi người hoặc nâng các vật nặng sau khi ăn. Điều này có thể gây trào ngược và các triệu chứng liên quan.

3. Sử dụng thuốc

Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường được điều trị bằng các loại thuốc phổ biến như:

trào ngược dạ dày khi ngủ
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc kháng axit: Những loại thuốc này có thể hỗ trợ trung hòa axit dạ dày bằng cách tăng nồng độ pH. Tác dụng phụ có thể bao gồm tiêu chảy và táo bón.
  • Thuốc chẹn H2: Thuốc có tác dụng giúp giảm sản xuất axit dạ dày và cải thiện các triệu chứng trào ngược.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Là những loại thuốc làm giảm lượng axit do dạ dày sản xuất và cải thiện tình trạng trào ngược axit.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bổ sung khác như:

  • Prokinetic: Những thứ này giúp dạ dày trống rỗng nhanh hơn. Điều này có thể điều trị tình trạng trào ngược vào ban đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và gây lo lắng.
  • Erythromycin: Là một loại kháng sinh tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn vào ban đêm.

Sử dụng thuốc cần điều trị tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc lạm dùng thuốc có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ và một số rủi ro liên quan khác.

Phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ

Bên cạnh việc điều trị người bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ có thể tham khảo một số cách phòng ngừa các triệu chứng tai phát bằng một số lưu ý như:

  • Ăn bữa tối sớm, trước thời gian đi ngủ ít nhất là 3 giờ. Ngoài ra không nên ăn bữa tối quá no, thay vào đó người bệnh nên ăn no vào bữa trưa.
  • Nếu ngủ trưa, người bệnh nên thử ngủ trên ghế tựa. Điều này có thể giúp thức ăn và axit không trào ngược lên thực quản và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Không ăn vặt, đặc biệt là ăn khuya. Bữa ăn cuối cùng nên cách giờ đi ngủ ít nhất là 3 giờ.
  • Tránh uống rượu. Rượu làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới (LES). Điều này khiến các chất trong dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản và gây trào ngược
  • Uống thuốc kháng axit khi có các triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Thuốc kháng axit có hiệu quả nhanh chóng và hỗ trợ giấc ngủ của người bệnh.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày khi ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đó. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị hợp lý.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *