Nổi Mề Đay Nên Kiêng Gì? 6 Điều Cần Nhớ Để Nhanh Khỏi

Nổi mề đay nên kiêng gì là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, người bị nổi mẩn ngứa nên kiêng cử một số loại thực phẩm, thức uống, tránh chà xát, gãi cào lên da và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, gió,…

Nổi mề đay nên kiêng gì
Nổi mề đay nên kiêng gì?

Bị nổi mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì?

Mề đay mẩn ngứa là phản ứng của da khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố nội giới và ngoại giới như căng thẳng, rối loạn nội tiết, suy nhược, dị ứng thức ăn, thuốc, tiếp xúc với hóa chất, xà phòng,… Đặc điểm của bệnh lý này là tổn thương da khởi phát đột ngột và thuyên giảm chỉ sau vài phút đến vài giờ đồng hồ.

Tuy nhiên trên thực tế ở một số trường hợp, mề đay mẩn ngứa có thể kéo dài trong nhiều ngày đến nhiều tuần do mắc phải sai lầm khi điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo bên cạnh sử dụng thuốc, người bị nổi mề đay nên thực hiện chế độ kiêng cử nhằm kiểm soát tổn thương da và tăng hiệu quả của các biện pháp y tế.

Dưới đây là một số vấn đề người bị mề đay nên kiêng cử và hạn chế trong thời gian điều trị:

1. Kiêng một số loại thức ăn, đồ uống

Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay mẩn ngứa. Vì vậy để kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh, cần chủ động kiêng cử một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Tiếp tục dung nạp các nhóm thức ăn này có thể khiến tổn thương da bùng phát mạnh, gây ngứa ngáy dữ dội và dai dẳng.

nổi mề đay nên tránh gì
Khi bị nổi mẩn ngứa, nên hạn chế các loại thức ăn có khả năng dị ứng và chứa hàm lượng đạm cao

Một số loại thực phẩm và đồ uống cần hạn chế trong thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

  • Thức ăn có hàm lượng đạm cao: Dị ứng thức ăn thường xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn protein trong thức ăn là dị ứng, sau đó phản ứng bằng cách tăng IgE trong huyết tương, phóng thích histamine vào da và gây ra tổn thương lâm sàng. Vì vậy khi bị nổi mẩn ngứa, nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao như thịt bò, hải sản, thịt cừu,…
  • Gia vị và dầu mỡ: Dung nạp gia vị và dầu mỡ có thể khiến da tiết nhiều mồ hôi, nhạy cảm và dễ tổn thương khi có tác nhân kích thích. Bên cạnh đó, bổ sung món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị còn làm tăng áp lực lên gan, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể và kích thích mề đay lan rộng.
  • Đồ uống chứa cồn và chất kích thích: Cồn và các chất kích thích có trong rượu bia, cà phê và trà đặc chính là tác nhân gây dị ứng và tăng độc tố tích tụ trong gan. Dung nạp các loại đồ uống này trong thời gian điều trị mề đay có thể khiến da ngứa ngáy dữ dội, tiến triển dai dẳng và chậm lành.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng và các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như đậu phộng, mè, nấm, trứng, sữa, lúa mì,…

Tham khảo thêm: Nổi mề đay nên và không nên ăn gì? Việc quan trọng cần lưu ý

2. Hạn chế chà xát, gãi cào mạnh

Mề đay điển hình bởi triệu chứng ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Triệu chứng ngứa kéo dài kích thích phản ứng gãi cào và chà xát mạnh lên da.

Mặc dù thói quen này có thể giúp giảm nhanh cơn ngứa và khó chịu. Tuy nhiên nếu liên tục chà xát lên da, mề đay có xu hướng lan tỏa rộng, gây ngứa dữ dội, bề mặt da trầy xước và chảy máu. Ở một số trường hợp, ma sát mạnh còn khiến da lở loét và viêm nhiễm.

nổi mề đay phải kiêng gì
Tránh chà xát, gãi và cào mạnh lên vùng da nổi mề đay mẩn ngứa

Chính vì vậy trong thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa, nên hạn chế các tác động cơ học lên da. Với trẻ nhỏ, nên cắt ngắn móng và đeo bao tay để hạn chế tình trạng trẻ gãi lên vùng da thương tổn.

3. Kiêng tiếp xúc với gió

Kiêng tiếp xúc với gió là vấn đề ít được chú ý. Theo các chuyên gia Da liễu, tiếp xúc với gió có thể khiến da nhạy cảm, nổi sẩn nhiều và ngứa ngáy hơn do gió chứa nhiều chất kích ứng (bụi, nấm, phấn hoa, kim loại nặng…). Ngoài ra, gió có thể mang theo không khí lạnh, khô hanh hoặc nồm ẩm.

Do đó để mề đay thuyên giảm nhanh, nên hạn chế tiếp xúc với gió. Nếu phải di chuyển ngoài trời, nên đeo khẩu trang và mặc quần áo dài để bảo vệ da và giảm nguy cơ kích ứng.

4. Tránh tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh

Ánh nắng có cường độ mạnh không chỉ khiến da sản sinh nhiều sắc tố đen sạm melanin mà còn khiến da đổ nhiều mồ hôi, tăng mức độ viêm đỏ và ngứa ngáy. Vì vậy, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khung giờ từ 10:00 – 16:00. Khi phải di chuyển hoặc hoạt động ngoài trời, nên sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác và sử dụng dù để bảo vệ da trước tia UV.

5. Cách ly với dị nguyên

Dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) là yếu tố tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch, kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên, phá vỡ liên kết giữa histamine và protein. Sau đó, histamine được giải phóng vào lớp trung bì của da làm giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch khiến da nổi sẩn đỏ/ hồng kèm ngứa ngáy và nóng rát.

Nổi mề đay có kiêng gió không
Nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng dị ứng như lông chó mèo, mủ thực vật, hóa mỹ phẩm,…

Để hạn chế mề đay lan rộng và tiến triển mãn tính, nên chủ động cách ly với các dị nguyên như phấn hoa, lông chó mèo, nọc độc côn trùng, mủ thực vật, dung môi công nghiệp, xà phòng, mỹ phẩm chứa chất kích ứng,…

6. Chú ý một số thói quen khi tắm

Trên thực tế, bị mề đay mẩn ngứa không cần phải kiêng tắm. Tắm rửa đúng cách có thể giúp loại bỏ dị nguyên, làm sạch da và hỗ trợ làm giảm triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra.

Tuy nhiên để tránh mề đay lan tỏa rộng, gây ngứa ngáy và viêm đỏ nhiều, bạn nên chú ý một số thói quen khi tắm như:

  • Nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể phá vỡ màng lipid khiến da bong tróc, khô sạm và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy, bạn nên tắm với nước ấm để duy trì độ pH tự nhiên của da, làm sạch bụi bẩn và mồ hôi tích tụ.
  • Tránh chà xát mạnh: Như đã đề cập, tác động cơ học có thể khiến da tổn thương, chảy máu và kích thích mề đay lan tỏa rộng. Khi vệ sinh cơ thể, cần hạn chế chà xát mạnh, thay vào đó nên làm sạch nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng da kích ứng và tổn thương.
  • Thời gian tắm: Tắm quá lâu có thể khiến da mất nước, khô ráp và kích thích tổn thương do mề đay bùng phát mạnh. Theo các bác sĩ Da liễu, chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần/ ngày và chỉ tắm 10 – 15 phút trong thời gian bị nổi mẩn ngứa.
  • Chú ý sản phẩm làm sạch da: Nên lựa chọn sản phẩm làm sạch da có độ pH cân bằng, thành phần an toàn và dịu nhẹ. Tránh sử dụng sữa tắm chứa nhiều xà phòng, độ pH cao và thành phần dễ gây kích ứng.

Việc kiêng cử trong thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa giúp kiểm soát tổn thương da, cải thiện mức độ ngứa ngáy và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Ngược lại, không kiêng cử các yếu tố trên có thể khiến mề đay lan tỏa rộng, gây ngứa ngáy dữ dội và có nguy cơ tiến triển mãn tính.

Một số lưu ý khi điều trị mề đay mẩn ngứa

Mề đay là bệnh da liễu phổ biến, hầu hết đều lành tính và thuyên giảm chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu mắc sai lầm khi điều trị, bệnh có thể tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Nổi mề đay có kiêng tắm không
Dưỡng ẩm đều đặn giúp giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và tăng khả năng miễn dịch của da

Vì vậy trong thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa, cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

  • Cách ly với dị nguyên là yếu tố quan trọng trong điều trị mề đay và các bệnh da liễu có liên quan đến phản ứng dị ứng.
  • Trong trường hợp mề đay kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng toàn thân, nên tiến hành thăm khám tổng quát để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn. Trên thực tế, mẩn ngứa có thể là biểu hiện của các vấn đề về gan, nhiễm ký sinh trùng, bệnh tuyến giáp,…
  • Yếu tố nội giới có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, nên kiểm soát căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết tố và suy nhược cơ thể.
  • Làn da khô ráp, kém mịn màng và bong tróc nhiều có xu hướng dễ tổn thương hơn so với làn da khỏe mạnh. Do đó, nên chủ động dưỡng ẩm cho da từ 2 – 3 lần/ ngày. Thói quen này không chỉ cải thiện tình trạng da khô mà còn phục hồi màng lipid và tăng cường khả năng miễn dịch của da.
  • Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, nên giữ ấm cơ thể và hạn chế di chuyển/ hoạt động ngoài trời.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Nổi mề đay nên kiêng gì?” và đề cập đến một số thông tin cần lưu ý trong thời gian điều trị. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhằm kiểm soát và cải thiện mề đay mẩn ngứa trong thời gian ngắn.

Tham khảo thêm: Bệnh mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

4.8/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *