Cách Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ – Hướng Dẫn Chi Tiết

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ là một kỹ thuật đơn giản, có thể làm dịu tâm trí, tăng cảm giác bình yên và giúp người bệnh ngủ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, thiền định cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh suy nghĩ tích cực và tăng chất lượng cuộc sống.

Cách ngồi thiền tốt nhất
Ngồi thiền chữa mất ngủ là phương pháp đơn giản và an toàn cho hầu hết mọi người

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có hiệu quả không?

Mất ngủ là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng khoảng 35 – 50% dân số thế giới. Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể liên quan đến vấn đề căng thẳng, lo lắng và áp lực công việc hoặc cuộc sống hàng ngày.

Thiền định (hay phương pháp tịnh tâm) có thể giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn. Đây là một phương pháp đơn giản, có thể làm dịu tâm lý, thả lỏng có thể và tăng cường cảm giác bình yên trong nội tâm. Thực hiện thiền định trước khi đi ngủ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ bằng cách thúc đẩy sự bình tĩnh tổng thể.

Khi ngồi thiền, một loạt các thay đổi sinh lý sẽ xảy ra bệnh trong cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, thiền định có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, tư thế ngồi thiền (còn được gọi là tư thế hoa sen) có thể tạo ra một áp lực lên phần dưới cơ thể. Điều này giúp dòng năng lượng theo cột sống đi ngược lên hệ thống thần kinh trung ương, giúp não bộ thư giãn, tác động đến các xung thần kinh và dẫn đến trạng thái ngủ tự nhiên.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!
Thiền trị liệu rối loạn giấc ngủ
Thiền trị liệu có thể hạn chế căng thẳng, giảm áp lực và giúp người bệnh ngủ tự nhiên

Bên cạnh việc kiểm soát hệ thống thần kinh trung ương, thiền định cũng có thể mang lại một số tác dụng như:

  • Tăng nồng độ melatonin (hormone gây ngủ)
  • Tăng nồng độ serotonin (tiền chất của hormone melatonin)
  • Giảm nhịp tim
  • Giảm huyết áp
  • Kích thích các bộ phận của não bộ điều khiển giấc ngủ
  • Giảm căng thẳng, lo lắng, stress

Ngoài ra, theo các chuyên gia, ngồi thiền có thể giúp não bộ, đặc biệt là khu vực dưới đồi hoạt động hiệu quả hơn. Điều này tạo tín hiệu đến tuyến yên, buồng trứng, giúp sản xuất hormone progesterone và estrogen. Điều này mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ đã mãn kinh và tránh các rủi ro khác do rối loạn nội tiết tố gây ra.

Hướng dẫn chi tiết cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Thiền định là một phương pháp đơn giản và có thể thực hành ở bất cứ vị trí nào. Tuy nhiên, để ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thiết lập một thói quen thiền khoa học.

1. Chuẩn bị trước khi thiền định

Khi ngồi thiền người bệnh không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ hoặc thiết bị đặc biệt nào. Tuy nhiên trước khi ngồi thiền, người bệnh nên chuẩn bị một số vấn đề như:

Tác dụng ngồi thiền
Trước khi thiền người bệnh cần chọn tư thế thoải mái và không gian yên tĩnh
  • Chọn không gian yên tĩnh: Không gian yên tĩnh là yếu tố quan trọng khi ngồi thiền, đặc biệt là ở những người mới bắt tập tập thiền. Tắt tất cả các thiết bị phát ra âm thanh và ánh sáng gây mất tập trung. Ngoài ra, không nên sử dụng loại động hồ phát ra âm thanh hoặc mang đồng hồ ra khỏi nơi thiền định. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu, nến thơm để tăng không gian thư giãn.
  • Lựa chọn thời gian phù hợp: Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có thể thực hiện trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể thiền định sau khi thức dậy để tăng năng lượng trong ngày.
  • Sử dụng đệm khi ngồi: Thời gian thiền định mất ít nhất 15 – 30 phút, do đó người bệnh nên sử dụng đệm ngồi để tăng độ thoải mái và hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến mông và cột sống.
  • Quần áo phù hợp: Khi thiền định cần chọn quần áo thoải mái, rộng rãi với chất liệu phù hợp. Tránh các loại quần áo chật, bó sát người hoặc làm từ các chất liệu gây khó chịu như len hoặc vải tổng hợp.
  • Đảm bảo thời gian thiền định: Theo các chuyên gia, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ cần thực hiện tối thiểu trong 15 – 20 phút và tối đa là 30 phút. Do đó, người bệnh có thể chuẩn bị đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ bấm giờ để đảm bảo thời gian thiền định.

2. Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Thiền định tập trung vào nhận thức về hiện tại, người bệnh cần tăng nhận thức, chú ý về hơi thở và cơ thể. Nếu nhận thấy một suy nghĩ hoặc cảm xúc trong lúc thiền, người bệnh cần để suy nghĩ đó trôi qua đầu mà không suy nghĩ hoặc đánh giá.

Phương pháp ngủ ngồi
Khi ngồi thiền chữa mất ngủ người bệnh cần tránh các suy nghĩ gây mất tập trung

Cụ thể các bước ngồi thiền cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ như sau:

  • Ngồi trong tư thế thoải mái hoặc ngồi theo tư thế hoa sen trong Phật giáo, giữ thẳng cột sống, tay đặt lên đùi hoặc đầu gối. Giữa trạng thái thoải mái, thả lỏng, tránh căng thẳng hoặc tạo áp lực lên cơ thể.
  • Cúi nhẹ đầu và nhắm mặt lại để tránh tình trạng mất tập trung. Tuy nhiên nếu cảm thấy không thoải mái hoặc thiếu cảm giác an toàn khi nhắm mắt, người tập thiền định có thể mở mắt, tuy nhiên cần giữ trạng thái bình tĩnh, không suy nghĩ.
  • Tập trung vào hơi thở, hít thở bằng mũi. Trong khí hít vào đếm thầm đến 10, ngừng hơi thở đến thầm đến 10 và khi thở ra cũng đếm thầm đến 10. Thực hiện các thao tác hít thở 5 lần.
  • Hít sâu vào kết hợp căng cơ thể sau đó thở ra nhẹ nhàng kết hợp thư giãn cơ thể. Lặp lại 5 lần.
  • Chú ý hơi thở và phản ứng của cơ thể. Nếu cảm thấy áp lực ở một bộ phận nào đó, người bệnh nên dừng lại và thư giãn bộ phận đó.
  • Khi có suy nghĩ hoặc cảm xúc xuất hiện trong lúc thiền định, hãy từ từ tập trung vào hơi thở và để suy nghĩ đó bị lãng quên.

Người bệnh có thể gặp khó khăn và mất tập trung ở lần thiền định đầu tiên. Tuy nhiên, sau một thời gian não bộ sẽ quen với thiền định và người bệnh có thể thiền định ở bất cứ nơi nào hoặc thời điểm nào trong ngày. Thực hiện cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ liên tục trong 1 – 2 tuần đều đặn có thể cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, stress, đau đầu hoặc rối loạn cảm xúc.

3. Thiền quan sát cơ thể

Thiền quan sát cơ thể (Body Scan Meditation) tập trung vào các bộ phận của cơ thể. Mục đích của liệu pháp này nhằm tăng nhận thức cảm giác về cơ thể, giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng viêm hoặc đau đớn trong cơ thể. Ngoài ra, thiền quan sát cơ thể có thể tập trung ý thức vào cơ thể, thúc đẩy thư giãn, thả lỏng và cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Tác dụng ngồi thiền chữa mất ngủ
Thiền quan sát cơ thể hỗ trợ thư giãn cơ thể và giúp người bệnh ngủ một cách tự nhiên

Các bước thực thiền quan sát cơ thể cải thiện giấc ngủ bao gồm:

  • Loại bỏ tất cả các phương tiện có thể gây mất tập trung, bao gồm điện thoại hoặc máy tính bảng. Nằm xuống giường với tư thế thoải mái nhất.
  • Nhắm mắt và hít thở chậm, chú ý đến trọng lượng và áp lực của cơ thể trên giường.
  • Tập trung sự chú ý vào khuôn mặt, đến xương hàm, mắt và tất cả các cơ mặt.
  • Di chuyển sự chú ý đến cổ và vai, thư giãn các bộ phận này.
  • Tiếp tục di chuyển sự chú ý đến cánh tay, bàn tay, các ngón tay, đến lưng, bụng, hông, chân, bàn chân và các ngón chân.
  • Nếu có suy nghĩ hoặc trạng thái cảm xúc gây ảnh hưởng đến quá trình thiền định, người bệnh cần lấy lại sự tập trung bằng cách đếm nhịp thở. Nếu cần thiết, có thể lập lại quy trình thiền định theo hướng ngược lại, từ các ngón chân đến đầu.
  • Thực hiện thiền định 5 lần, người tập có thể rơi vào trạng thái giấc ngủ và ngủ một cách tự nhiên.

Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có tác dụng phụ không?

Theo các nhà nghiên cứu, thiền định là một phương pháp rủi ro thấp và được xem là cách chữa mất ngủ tại nhà an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên đối với người bệnh có tiền sử bệnh tâm thần, rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, thiền có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Thiền định có thể gây rối loạn giải thể nhân cách

Ngoài ra, đối với các đối tượng không mắc bệnh tâm lý, mặc dù không phổ biến nhưng thiền có thể dẫn đến một số rủi ro như:

  • Gia tăng lo lắng, căng thẳng
  • Chóng mắt, hoa mặt, choáng váng
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột
  • Rối loạn giải thể nhân cách, là tình trạng người thiền định cảm thấy mất kết nối hoặc bị tách rời khỏi những suy nghĩ của bản thân
  • Hội chứng giải thể nhân cách, là tình trạng người thiền định cảm thấy như đang quan sát chính mình từ bên ngoài cơ thể

Các tác dụng phụ này thường rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu lo lắng về các rủi ro hoặc có dấu hiệu biến chứng, người tập nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện thiền định.

Lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ

Bên cạnh việc tham khảo hướng dẫn thiền, người thực hiện cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Ngồi thiền vào buổi tối, gần giờ đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Kiên trì thực hành các bước thiền thường xuyên và đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nếu không thể tập trung, người bệnh có thể mở nhạc thiền định hoặc các loại nhạc sóng não, tiếng ồn trắng để thư giãn não bộ.
  • Nếu xuất hiện tình trạng hoang tưởng, trầm cảm, dấu hiệu rối loạn lưỡng cực hoặc có suy nghĩ tự tử, người bệnh nên dừng phương pháp thiền định và trao đổi với bác sĩ tâm lý.

Căng thẳng, áp lực, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây mất ngủ. Nhiều nghiên cứu cho biết, thiền định có thể làm dịu tâm trí, thúc đẩy chất lượng giấc ngủ và hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ.

Mặc dù thiền định có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ nhưng không thể thay thế các biện pháp cải thiện khác. Người bệnh cần giữ vệ sinh phòng ngủ và không gian ngủ phù hợp, tắt các thiết bị điện tử, giữ phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (14 bình chọn)

Đây là giải pháp điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ bằng các thảo dược cung Đình Triều Nguyễn. Giải pháp này chữa dứt điểm mất ngủ kinh niên do tuổi già, mất ngủ do stress, mất ngủ do bệnh lý, mất ngủ sau sinh, ...

Bình luận (30)

  1. Hồng Tâm VCB says: Trả lời

    Mẹ em 50 tuổi, bị mất ngủ kinh niên gần chục năm nay, mẹ em mãn kinh sớm từ năm 40 tuổi, xong từ đó đến giờ mẹ rất hay cáu gắt, lo âu. Em cho mẹ đi khám bác sĩ cho thuốc nhưng không mấy cải thiện. Giờ đọc được bài này em mới biết có phương pháp chữa mất ngủ này. Các bác biết chỗ nào mà dạy về thiền định này không để em dẫn mẹ em đi học với.

    1. Tuân89 says: Trả lời

      Nếu em đã có điều kiện cho mẹ tham gia các lớp học như thế thì đăng kí cho mẹ hẳn khóa tập yoga đi, yoga vừa tốt cho xương khớp dẻo dai mà lại vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, thư giãn đầu óc. Các khóa học yoga cũng phổ biến hơn nhiều so với ngồi thiền.

  2. Phùng Trúc Lam says: Trả lời

    Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ này tôi cũng áp dụng được gần năm nay rồi, hồi đầu thì khá hữu dụng, dễ ngủ lên trông thấy, sau khi ngồi thiền cảm giác tinh thần dịu đi, người dễ chịu, khoan khoái mà giờ đây thì không thấy được như trước nữa, ngủ hay mơ và hay bị tỉnh giấc, mà đã tỉnh thì lại không thể vào giấc mới được, nằm thao thức đến sáng luôn. Có ai có cách chữa nào hiệu quả hơn không?

    1. Ngô Min says: Trả lời

      Chị đã bao giờ dùng các sản phẩm đông y chưa, em đang tìm hiểu mấy loại nổi nổi mọi người hay dùng mà vẫn phân vân quá chưa biết chọn cái gì cả.

      1. Phùng Trúc Lam says: Trả lời

        Tôi chưa. năm ngoái tôi có sử dụng thuốc tây nhưng không những không ngủ được mà sáng ra thức dậy người còn mệt mỏi hơn, lơ ma lơ mơ như người trên trời nên uống được vài bữa tôi bỏ chỉ áp dụng mấy cách dân gian, uống trà thảo mộc với lại ngâm chân muối gừng thôi.

        1. Gấu Pooh says: Trả lời

          Mình cũng gặp tình trạng tương tự bạn, bị mất ngủ khá lâu rồi, Gần đây, Mình đang khắc phục bằng cách, buổi chiều đi làm về tranh thủ ra công viên đi bộ, rồi trước khi đi ngủ cũng ngồi thiền nhưng mà chưa thấy hiệu quả mấy. Giờ đang trong cái tình trạng là mỗi đêm chỉ ngủ sâu giấc được 1-2 tiếng. Lúc thức dậy, người mệt mỏi không tả được

          1. An Chi Đông says:

            Em giới thiệu mọi người thử tìm hiểu về thuốc Định tâm an thần thang coi có phù hợp với các anh chị không? Em dùng thuốc đợt tháng 6 đến tháng 9 năm ngoái. Từ khi em bị mất ngủ em cũng có dùng mấy loại thuốc nam nhưng đều có vẻ không hợp mấy mà dùng sang thuốc này thì thấy khác hẳn, hợp thuốc và ngủ được tốt sau hơn 3 tháng sử dụng. Em thì chủ yếu cũng do căng thẳng stress thành ra lo nghĩ nhiều mới bị mất ngủ, em tối cũng chỉ hay xem vô tuyến 1 lúc sau đó thì lúc em gần buồn ngủ mới lên giường nằm nhưng lên giường thì lại trằn trọc không buồn ngủ nữa, mắt thao láo luôn. Em còn nghĩ đến việc gặp bác sĩ tâm lý rồi cơ nhưng đứa bạn nó mách em tới khám tại phòng khám thuốc dân tộc, nó là học trò của cô Tuyết Lan nên nó bảo em cô chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc đông y rất tốt. Em nghe thế thì lên mạng tìm hiểu thấy bên họ cơ sở uy tín lại điều trị lâu năm rồi nên Em cũng tin tưởng đến khám. Cô không những tư vấn về thuốc và kê thuốc cho em mà còn lắng nghe chia sẻ với em và hướng dẫn em những cách tránh căng thẳng stress nữa. Em dùng 2 tuần đầu thì chưa thấy biến chuyển nhiều nhưng khoảng từ tuần thứ 3, 4 là bắt đầu cảm nhận cơ thể khỏe hơn, bớt lo âu đi, ăn uống cũng tốt, không thấy nhạt miệng, đắng miệng như trước. Rồi đến 1 tháng thì bắt đầu ngủ ngon tầm 2,3 tiếng. Lúc sau sử dụng thuốc 2 tháng thời gian ngủ buổi tối của em đã lên được 4 tiếng, trưa cũng nằm ngủ được khoảng phút, người khỏe ra, không mệt mỏi, lơ mơ vào ban ngày nữa. Sau 3 tháng dùng thì em ngủ được khoảng 6,7 tiếng, bác sĩ Lan mới hướng dẫn em thêm cách phòng tránh mất ngủ, cách tập thiền, tập hít thở dưỡng sinh. Em vẫn tập đều đặn đến giờ không cần dùng thuốc nữa thì vẫn ngủ ngon mỗi ngày. May quá biết được thuốc này sớm, nên em cũng muốn mách các anh chị thử chữa ở đó đi ạ.

          2. Phùng Trúc Lam says:

            Thuốc thảo dược đông y à, tôi chưa biết đến thuốc này, bạn có thể cho tôi xin ít thông tin về bài thuốc, hay cơ sở phòng khám đó ở đâu không?

          3. An Chi Đông says:

            Vâng thế chị đọc thêm ở bài viết này nhé, có đầy đủ địa chỉ phòng khám, thông tin thuốc và cả clip chia sẻ của người bệnh đã chữa rồi nữa. https://www.thuocdantoc.org/tim-lai-giac-ngu-ngon-sau-nhieu-nam-mat-ngu-nho-bai-thuoc-thao-duoc-57743.html

          4. Phùng Trúc Lam says:

            Cảm ơn bạn nhé, để tôi tìm hiểu thêm rồi sắp xếp tới thăm khám. Không mong có thể ngủ được như lúc còn trẻ chỉ mong ngủ tầm 4, 5 tiếng là tốt lắm rồi.

  3. công sơn says: Trả lời

    có giải pháp chữa trị cho người bệnh bị mất ngủ hoặc mất ngủ triền miên mà đến seduxen cũng không hiệu quả rồi không mọi người ơi

  4. Adam Lý says: Trả lời

    Các bác ngồi thiền ngồi thế nào thì hiệu quả vây, nói thật em nghe các chị ở công ty bảo ngồi xếp chân hoa sen mà em mãi mới ngồi được, người em hơi cứng. Đến khi ngồi được thì 5ph đã thấy tê hết chân rồi chứ đừng nói đến tập trung thiền được @@

    1. An Minh Hà says: Trả lời

      Công nhận đó, tôi cũng không thể nào ngồi được, béo quá nên còn không xếp được chân nhưng nghe thầy dạy thì không nhất thiết phải ngồi xếp hoa sen đâu, ngồi khoanh chân bình thường là được đó.

  5. HàXinh says: Trả lời

    Em đang bầu được 6 tháng, em vẫn đi làm công việc bình thường, gia đình cũng không có gì phải suy nghĩ cả mà chẳng hiểu sao tự nhiên bị mất ngủ, ngủ rất là kém, em nghén cũng nặng 6 tháng rồi mà vẫn hay bị buồn nôn, ngửi mùi dầu mỡ là không chịu được, ngồi thiền liệu có hiệu quả trong trường hợp của em không,

    1. Lin_20UI says: Trả lời

      Ui bạn giống tớ ghê, tớ cũng từ khi bầu 3 tháng mới bị mất ngủ.. Trưa cũng không ngủ được. Ngủ toàn chập chờn, mộng mị gì đâu à. Trước khi bầu thì chỉ hơi khó ngủ chút thôi chứ giờ có bầu lại càng khó ngủ hơn nữa. Lúc nào mắt cũng thâm đen

    2. Tố Như says: Trả lời

      Mang thai cơ thể thay đổi, nội tiết tố cũng thay đổi,mấy bạn nên điều chỉnh cả ăn uống sinh hoạt nữa,đừng cầm điện thoại nhiều,cũng đừng nằm trên giường nhiều quá,tập thể dục nhẹ nhàng gì đó nữa.Cố lên nhé, chúc các bạn mau khỏe lại.

  6. Nguyễn Thị Hoa says: Trả lời

    Hic hic, mình cứ tưởng người có tuổi mới bị mất ngủ cơ. Hóa ra cũng nhiều người trẻ mất ngủ như mình ghê, đang trong tuổi ăn tuổi ngủ mà không ngủ được, nằm xuống giường là cứ thao thức thao thức, mặc dù buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại lại tỉnh như sáo suy nghĩ loạn lên. Sáng ra đi làm người mệt mỏi, da xanh xao, mắt thâm quầng, chán quá. Mình đọc thì thấy cách thiền định cũng hay nhưng mình cũng ít thời gian, với ngồi thử 2,3 hôm mà cảm giác không tập trung được, cứ bị phân tâm này kia. Hay ai biết thuốc gì hiệu quả mách mình để mình thử uống với.

    1. Lan Vũ says: Trả lời

      Tui thấy trên bài viết có hướng dẫn nếu không tập trung được thì bạn mở nhạc thiền định hoặc các loại nhạc sóng não, tiếng ồn trắng để thư giãn não bộ đó,kết hợp thử làm thêm xem có cải thiện được không? Chứ uống thuốc ngủ là bị nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc đó nha.

    2. Bên nhau trọn đời says: Trả lời

      Uống thử thuốc đông y đi bạn ơi, tớ đang sử dụng thuốc bên trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc. Tên bài thuốc là dưỡng tâm an thần thang. Có lần xem chương trình sức khỏe trên tivi vtv2 các bác sĩ nói về bài thuốc đó, thành phần công dụng tốt nên tớ mới tìm và liên lạc mua thuốc về dùng, dùng gần 2 tháng nay thì từ thức trắng cả đêm giờ tớ ngủ được khoảng 4-5 tiếng mỗi ngày, cũng không hay bị hồi hộp đánh trống ngực như trước, ăn uống cũng ngon miệng hơn.

      1. Nguyễn Thị Hoa says: Trả lời

        Thế thuốc này là thuốc thang sắc à bạn, uống thế nào vậy, thuốc có bán ở đâu thế, bạn cho mình thông tin chỗ bán ở Hà nội đi.

        1. Bên nhau trọn đời says: Trả lời

          Tớ cũng ở Hà Nôi nên tiện đến khám trực tiếp chỗ cơ sở b31 ngõ 70 Nguyễn thị định thanh xuân luôn bạn ạ, Thuốc có dạng thang sắc với loại dang bào chế viên sẵn rồi, vì tớ đi làm suốt nên lấy dạng viên cho tiện dùng. Tớ còn giữ số điện thoại bác sĩ Quyên điều trị tớ này, bạn gọi điện để bác sĩ tư vấn trước đi 0979509155.

        2. Lê trung kiên says: Trả lời

          Hôm nọ tôi cũng xem được chương trình trên TV nhưng chưa yên tâm nên chưa đến khám, không ngờ cũng nhiều người dùng đỡ bệnh rồi à, nhưng thuốc tây dùng kéo dài nhờn thuốc, không biết thuốc đông y này dùng lâu có sao không, thấy bạn dùng 2 tháng liền.

        3. Bên nhau trọn đời says: Trả lời

          Thuốc đông y dùng an toàn lành tính mà bạn, còn bổ cơ thể nữa chứ không gây ảnh hưởng hay phụ thuộc thuốc đâu. Bác sĩ bảo tớ dùng tầm 3 tháng ổn thì dừng được. Quan trọng là cần thả lỏng cơ thể, tâm lý thoải mái nữa. Tớ cũng có tập cả yoga và thiền nữa. Nên thấy cơ thể dễ chịu hơn hẳn.

  7. Phạm Kim Anh says: Trả lời

    Ngoài ngồi thiền mọi người thử áp dụng uống trà tâm sen hay trà hoa cúc long nhãn đi. Với lại mua đèn xông hơi tinh dầu mở trước khi ngủ 1 tiếng thì sẽ cảm giác dễ chìm vào giấc ngủ hơn đó. Tôi làm thế thấy ngủ được hơn 1 chút rồi.

    1. Hahakaka says: Trả lời

      Mình dùng trà an thần thấy thành phần có kỷ tử, hoa cúc, long nhãn, đại táo … có ổn không bạn ơi, mình pha loãng thay nước uống hàng ngày luôn. Trà đứa bạn nó mua từ bên nội địa trung quốc mà chả biết thế nào, cứ dùng đã.

  8. Thư Lê says: Trả lời

    Em hay bị mất ngủ lắm, lúc đầu còn nằm đếm hay uống sữa nóng …nhưng chẳng tác dụng gì , mà sáng hôm sau mệt rũ người…:dạo này em uống thêm 1 viên thuốc ngủ vào buổi tối nữa thì lại ngủ được, em biết thuốc ngủ thì không thể sử dụng được lâu dài, nên em muốn tìm hiểu ngồi thiền để sau ngủ được sẽ không dùng thuốc nữa. Nhưng ngồi thiền này có ok không mọi người, giấc ngủ có sâu với dài hơn được nhiều không?

    1. Tường Vy Iros says: Trả lời

      Tôi thiền rồi mà vẫn cứ phải dùng cả thuốc an thần đây, không dùng an thần là lại thức suốt đêm, hôm sau tâm lý lại bị ảnh hưởng luôn vô cớ cảm thấy bực bội khó chịu trong người. Các con tôi đang bảo đưa đi khám viện tâm thần nhưng tôi nghĩ tôi làm gì đến mức tâm thần cơ chứ.

    2. Bùi Trang says: Trả lời

      Uống thuốc an thần nhiều liên tục có thể gây nghiện đó chị ơi. Thật ra em thấy như tình trạng của chị đúng là nên đi khám cẩn thận thật. Nhiều khi bản thân mình nghĩ không sao những cũng có thể đã mắc 1 dạng trầm cảm nhẹ nào đó nên tính khí mới không được ổn định cho lắm.

    3. Mộc Miên says: Trả lời

      Tôi thì nghĩ ngồi thiền chỉ là một cách hỗ trợ thêm thôi chứ không thể có tác dụng với những người mất ngủ lâu năm được. Mọi người thử tìm áp dụng thêm các phương pháp khác xem. Tôi đọc được bài viết này khá hay trên trang báo chuyên về điều trị mất ngủ, mọi người tham khảo thêm nhé https://www.chuatribenhmatngu.com/benh-mat-ngu-man-tinh-chua-nhu-nao.html

  9. Phan Minh Nghĩa says: Trả lời

    Tôi cũng bị mắc bệnh mất ngủ cũng đã đi khám và mấy đợt thuốc rồi, mỗi lần đến bác sĩ lại thay đổi thuốc khác và tăng liều thêm nhưng tôi thấy vẫn chỉ ngủ được 1 thời gian ngắn, sau đó lại mất ngủ y như cũ. Bệnh nặng như của tôi mất ngủ kéo dài rồi thì dùng phương pháp ngồi thiền này có còn được nữa không vậy???

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *