Dị ứng thuốc muỗi có nguy hiểm không? Cách xử lý
Nội dung bài viết
Phun thuốc muỗi là việc làm vô cùng cần thiết, giúp hạn chế sự lây lan và bùng phát của dịch sốt xuất huyết. Chính vì vậy việc phun thuốc muỗi được triển khai rộng rãi trên rất nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, có không ít người gặp phải tình trạng dị ứng với thuốc muỗi. Vậy bị dị ứng thuốc muỗi là như thế nào?
Dị ứng thuốc muỗi là gì? Dấu hiệu nhận biết
Dị ứng thuốc muỗi là hiện tượng da bị kích ứng khi tiếp xúc với môi trường chứa thuốc diệt muỗi. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nóng ran. Các thành phần trong thuốc tác động và gây kích ứng da. Những người có làn da nhạy cảm, người già và trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc muỗi.
Khi tiếp xúc với môi trường có thuốc dị ứng muỗi, sau khoảng vài phút đến vài giờ, bạn sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như:
- Ngứa ngáy, nóng ran khắp mặt mũi, chân tay và cơ thể.
- Cơn ngứa và nóng rát thường xuất hiện quanh mắt, sau đó đến mang tai và những vùng da mỏng khác.
- Trẻ nhỏ khi bị dị ứng thuốc muỗi thường khó chịu, quấy khóc và gãi khắp người.
- Vào những ngày nắng nóng, dị ứng có thể tiến triển nặng hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây dị ứng với thuốc diệt côn trùng
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, trẻ nhỏ và những người có làn da nhạy cảm với các thành phần của thuốc muỗi là đối tượng rất dễ bị kích ứng.
Dị ứng thuốc muỗi có thể xảy ra khi sử dụng thuốc diệt muỗi kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng. Không che phủ đồ dùng trong gia đình trước khi phun thuốc và không thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị dị ứng.
Ngoài ra, đóng kín cửa sau khi phun thuốc có thể làm các thành viên trong gia đình dễ bị ngứa ngáy, khó chịu hơn.
Cách xử lý dị ứng thuốc muỗi cực nhanh
Khi thấy những dấu hiệu của dị ứng thuốc muỗi, để giảm nhanh cơn ngứa và khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây chuyên dùng cho người bị dị ứng.
- Thuốc Fexofenadine
Thuốc được dùng để chữa mề đay và các bệnh do dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc muỗi,… Chỉ sau khoảng 1 tiếng sử dụng, cơn ngứa và sưng phù trên da sẽ được cải thiện. Thuốc không gây cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ như những loại thuốc chữa dị ứng khác.
Thuốc có thể sử dụng để chữa dị ứng thuốc muỗi cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Tuy nhiên, bạn cần xin ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và thu được hiệu quả cao nhất.
- Thuốc Loratadine
Thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc kháng histamin thế hệ mới. Mề đay, dị ứng do thời tiết,… sẽ giảm nhanh chóng sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên những người bị suy gan nặng nên cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Thuốc Cetirizin
Thuốc có hai dạng là viên nang và viên bao phim. Cetirizin có tác dụng điều trị cho các bệnh nhân bị mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…
Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ trên 6 tuổi. Một số trường hợp bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng Cetirizin.
Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như thèm ăn, bí tiểu, buồn ngủ,…. Nếu bạn cần di chuyển hay làm việc thì bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.
- Kem bôi ngoài da
Các loại thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị dị ứng sẽ giúp làm dịu da, giảm sưng phù, giảm ngứa. Mỗi ngày bạn cần bôi kem lên vùng da bị kích ứng từ 3 đến 4 lần.
Eumovate và Phenergan là hai loại thuốc bôi chữa dị ứng phổ biến nhất. Tùy theo mức độ dị ứng, các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng thuốc bôi Eumovate dưới hai tuần.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc muỗi hiệu quả
Khi bị dị ứng thuốc muỗi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không gãi khi bị dị ứng. Điều này có thể giúp vùng da đó dễ bị tổn thương và lan rộng hơn.
- Tuyệt đối không dùng chanh hay đá lạnh chườm lên vùng da đang bị dị ứng. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng các chất tẩy rửa khi tắm hoặc rửa chân tay.
- Bạn nên tắm nhiều lần hoặc rửa vùng da đang bị kích ứng bằng nước mát. Cơn ngứa ngáy sẽ dần dịu đi và giúp da bớt nóng rát.
- Khi rửa mặt, bạn nên giặt kỹ khăn trước khi sử dụng. Rất có thể thuốc muỗi vẫn còn bám trên khăn mặt. Điều này có thể khiến da bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Nên sử dụng các loại nước hoa quả, để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Không nên bôi các loại thuốc dị ứng mà chưa tìm hiểu kỹ về chúng.
Nếu bạn tuân thủ những khuyến cáo trên của Bộ Y Tế, tình trạng dị ứng da do thuốc muỗi sẽ thuyên giảm và hết sau khoảng 24 giờ.
Khi phun thuốc muỗi, bạn không nên phun quá nhiều hay quá ít. Điều này sẽ khiến muỗi dễ bị nhờn, kháng thuốc. Khi thực hiện phun thuốc muỗi, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho cả gia đình:
- Trước khi phun thuốc: Cần mở hết tất cả các cửa ra vào, cửa sổ để không khí lưu thông. Đồng thời che đậy toàn bộ các loại thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ,….
- Trong khi phun thuốc muỗi: Bạn cần ra khỏi ra trong thời gian ít nhất 30 phút để thuốc khô hoàn toàn. Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người nhạy cảm cần cẩn trọng. Chỉ nên về nhà sau khoảng 1 – 2 tiếng để tránh ảnh hưởng của thuốc.
- Sau khi phun thuốc muỗi: Cần lau dọn, vệ sinh nhà cửa, đồ dùng.
Muỗi hoạt động mạnh nhất vào chiều tối và sáng sớm nên bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để phun thuốc. Hiệu quả đạt được sẽ rất cao. Tuy nhiên, thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả diệt muỗi. Bạn không nên phun thuốc vào những ngày trời mưa hay có gió to.
Bạn cần kết hợp phun thuốc diệt muỗi, diệt loăng quăng, không để ao tù, nước đọng quá lâu. Khi đi ngủ cần dùng màn kể cả ban ngày hay ban đêm. Kết hợp với kem chống muỗi để bảo vệ bản thân khỏi dịch sốt xuất huyết.
Để hạn chế tình trạng dị ứng thuốc muỗi, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn. Vệ sinh nơi ở, khu dân cư cũng đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế bệnh sốt xuất huyết. Nếu phát hiện các triệu chứng của dị ứng, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Không thể bỏ qua:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!