Dị ứng cá ngừ phải làm sao? Thông tin cần biết

Cá ngừ là một loại hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người khi ăn sẽ có dấu hiệu dị ứng cá ngừ. Người bị dị ứng khi ăn sẽ có biểu hiện ngứa ngáy rất nghiêm trọng. Làm thế nào để xử lý triệu chứng khi ăn cá ngừ, hãy tìm hiểu chi tiết hơn qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Thông tin cần biết về bệnh dị ứng cá ngừ
Thông tin cần biết về bệnh dị ứng cá ngừ

Nguyên nhân bị dị ứng cá ngừ

Với lượng chất dinh dưỡng dồi dào, nhiều vitamin, khoáng chất, acid béo omega-3,… cá ngừ là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Mỗi bữa ăn nên bổ sung loại thực phẩm bổ dưỡng này vào thực đơn hàng ngày.

Cá ngừ tuy bổ dưỡng nhưng lại không an toàn với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc đã có tiền sử dị ứng trước đó. Khi ăn vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng dị ứng bởi thành phần trong thực phẩm sẽ kích thích sản sinh histamine gây triệu chứng dị ứng.

Cụ thể trong cá ngừ có những chất gây dị ứng như sau:

  • Chất protein parvalbumin là loại protein mà cơ thể không thể nhận diện dược. Khi ăn vào sẽ tạo thành kháng thể immunoglobulin E để kháng lại từ đó sinh ra các biểu hiện dị ứng.
  • Nếu ăn phải cá ngừ bị ươn thì enzym trong ruột cá sẽ bị tác động bởi men decarboxylase hoạt động phân hủy sắc đỏ trong ruột cá và gây ra dị ứng.
  • Trong cá ngừ còn có một số loại ký sinh trùng sinh sống như anisakis dẫn đến triệu chứng dị ứng khi ăn.
  • Bị dị ứng do histamin gây ra không đều. Thịt đỏ là phần chứa nhiều tác nhân gây dị ứng hơn thịt trắng, khi ăn cá đông lạnh, cá đóng hộp, xông khói… bạn cần chú ý đến vấn đề này.

Dấu hiệu dị ứng khi ăn cá ngừ

Dị ứng với cá ngừ sẽ có nhiều biểu hiện nghiêm trọng đi kèm mà bạn nên biết để kịp thời khắc phục. Cụ thể các biểu hiện dị ứng nếu ăn phải cá ngừ như sau:

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Da ngứa ngáy, đỏ ửng và bị sưng

Khi ăn cá ngừ, người bị dị ứng sẽ cảm giác ngứa ngáy, nóng rát kèm theo các nốt mẩn đỏ ở tay, chân, mặt, lưng… Những triệu chứng này sẽ xuất hiện theo từng mảng, nếu dùng tay gãi, ma sát lên da sẽ có dấu hiệu lan rộng. Phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện khi bạn chạm vào cá ngừ hoặc ăn vào cơ thể.

Những trường hợp bị nặng sẽ bị sưng cuống họng, sưng lưỡi trong một vài giờ. Khi bị sưng việc hô hấp của người bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Một vài trường hợp có thể bị sưng mắt.

Da bị đỏ, phát ban khi ăn cá ngừ
Da bị đỏ, phát ban khi ăn cá ngừ

Rối loạn tiêu hóa, co thắt dạ dày

Biểu hiện dị ứng khi ăn cá ngừ rất phổ biến đó chính là rối loạn tiêu hóa, co thắt dạ dày. Người bệnh sẽ có biểu hiện nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân của triệu chứng là do cơ thể phản ứng với histamin và phải tống chúng ra ngoài.

Biểu hiện như bị hen suyễn

Trường hợp bị dị ứng nặng với cá ngừ sẽ có biểu hiện như bị hen suyễn như ho dữ dội, khó thở… Sau khi ăn cá ngừ khoảng vài phút bệnh nhân sẽ có biểu hiện như trên.

Thời gian kéo dài của các triệu chứng từ một vài phút đến vài giờ đồng hồ. Người bị dị ứng sẽ có biểu hiện nghiêm trọng, mất kiểm soát nếu chạm và hít phải cá ngừ.

Sốc phản vệ khi ăn cá ngừ

Biểu hiện dị ứng với cá ngừ nặng sẽ dẫn đến phản ứng toàn bộ cơ thể. Đây được gọi là sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị bệnh nếu không cấp cứu kịp thời.

Người bị sốc phản vệ với cá ngừ sẽ có những biểu hiện như : Suy nhược, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn, chóng mặt, có cảm giác cổ họng bị tắc nghẽn,…

Cách xử lý khi bị dị ứng với cá ngừ

Ngay khi cơ thể có dấu hiệu phản ứng với cá ngừ bạn cần phải xử lý nhanh và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Cụ thể cách làm như sau:

Xử lý ban đầu khi dị ứng

Khi ăn phải cá ngừ việc đầu tiên bạn cần phải làm là tìm cách nôn ra hết để tránh xuất hiện phản ứng. Khi nôn ra hết bạn sẽ loại bỏ số cá ngừ chưa được tiêu hóa, triệu chứng dị ứng sẽ bớt nghiêm trọng hơn.

Sau đó uống nhiều nước để đào thải histamin ra ngoài cơ thể khi bài tiết. Nếu cơ thể nổi mề đay, tuyệt đối không được gãi để tránh trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị dị ứng cá ngừ

Những trường hợp bị dị ứng cá với cá ngừ sau khi đã xử lý nhưng triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải được điều trị.

Cách chữa trị dị ứng khi ăn cá ngừ có thể áp dụng phương pháp Tây y hoặc dùng mẹo tại nhà.  Cụ thể cách điều trị dị ứng cá ngừ như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Triệu chứng dị ứng đã nặng thì bạn cần đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ và điều trị. Tại cơ sở y tế bạn sẽ được điều trị bằng thuốc, xét nghiệm, kiểm tra phản ứng dị ứng. 

Phương pháp chẩn đoán dị ứng như sau: Xét nghiệm Panel dị ứng để kiểm tra kháng thể IgE, kiểm tra da, kiểm tra huyết thanh,…

Sau khi kiểm tra, chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc cho bệnh nhân. Thuốc uống sẽ kháng histamin, giảm nhanh các triệu chứng tránh gây nguy hại đến sức khỏe.

Uống thuốc Tây khi có triệu chứng dị ứng
Uống thuốc Tây khi có triệu chứng dị ứng

Bệnh nhân có triệu chứng như hen suyễn sẽ được kê thêm thuốc xịt và thoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Ngoài sử dụng thuốc Tây y để điều trị dị ứng thì bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trong nhà để chữa dị ứng. Đối với phương pháp này chỉ có thể thực hiện với người bị nhẹ, không bị sốc phản vệ hay có nhiều biểu hiện nghiêm trọng. 

  • Dùng mật ong 

Mật ong có tác dụng giúp cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nhờ vào hàm lượng chất dinh dưỡng có sẵn. 

Khi bị dị ứng cá ngừ bạn có thể dùng mật ong để kiểm soát cơ ngứa, phòng ngừa tổn thương lan rộng và chống viêm da. Hòa 2 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm để uống khi bị dị ứng các triệu chứng sẽ được thuyên giảm. Áp dụng hàng ngày đến khi bệnh khỏi hẳn.

  • Dùng gừng tươi 

Tác dụng của gừng tươi là làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh và ngừa sốt. Ngoài ra loại củ này còn có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn  để ức chế quá trình sản sinh histamin trong cơ thể, giảm ngứa, cải thiện tình trạng phát ban của da. 

Chuẩn bị một củ gừng làm sạch sau đó thái từng lát mỏng cho vào ly nước sôi hãm trong 20 phút rồi uống. Hoặc bạn có thể nấu lên để uống 1 đến 2 lần trong ngày đến khi các dấu hiệu đã được thuyên giảm. 

  • Dùng nước ép rau củ 

Nước ép rau củ ngoài tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể còn có tác dụng giảm tình trạng sưng lưỡi, ngứa do dị ứng gây ra. Khi bị dị ứng bạn có thể dùng nước ép cà chua, nước ép củ dền, nước ép dứa hay nước cam,… để uống mỗi ngày khi triệu chứng bệnh đã được thuyên giảm.

  • Dùng chanh tươi 

Trong chanh tươi có một lượng vitamin C, hoạt chất kháng viêm và chất chống khuẩn tự nhiên lớn. Khi bị dị ứng cá ngừ bạn có thể dùng loại quả này để làm dịu các cơn ngứa, giảm đỏ da và phòng ngừa nguy cơ sốc phản vệ. 

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần pha nước cốt chanh tươi với nước ấm để uống. Có thể cho thêm đường và ít muối để làm tăng hương vị, giúp dễ uống hơn. Thực hiện mỗi ngày một lần sau khi ăn no trong khoảng 1 tuần dị ứng sẽ khỏi bớt.

Uống nước chanh ấm mỗi ngày để triệu chứng bệnh thuyên giảm
Uống nước chanh ấm mỗi ngày để triệu chứng bệnh thuyên giảm

Cách phòng ngừa bị dị ứng

Nếu bị dị ứng, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ dị ứng trầm trọng. Cụ thể cách phòng ngừa như sau:

  • Nấu cá chín trước khi ăn để giảm nguy cơ bị dị ứng.
  • Không được ăn cá ươn, cá chết từ lâu hoặc bảo quản không tốt. Chỉ nên ăn cá ngừ tươi để hạn chế lượng histamine đưa vào cơ thể để hấp thụ.
  • Những người đã có tiền sử dị ứng với cá ngừ tuyệt đối nên tránh sử dụng. Nếu dùng nhiều trong các lần sau thì biểu hiện dị ứng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ nhỏ từ 7 đến 8 tháng khi ăn cá ngừ chỉ nên dùng với lượng ít. Khi ăn mẹ cần quan sát xem phản ứng của trẻ như thế nào. Nếu sau 3 lần ăn đều có phản ứng dị ứng thì nên ngừng lại, không cho trẻ sử dụng.

Cách chọn cá ngừ để hạn chế dị ứng: Nếu muốn sử dụng cá ngừ vào bữa ăn bạn nên chọn loại cá tươi khi đó lượng histamin hấp thu vào cơ thể sẽ được hạn chế.

Cách chọn cá ngừ tươi như sau:

  • Chọn con chắc.
  • Có mắt to tròn.
  • Mang cá còn đỏ.
  • Cá ngừ khi cắt máu còn tươi.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và các phản ứng khi bị dị ứng cá ngừ. Mặc dù có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng ai bị dị ứng, cơ địa nhạy cảm nên tránh sử dụng, hoặc đã từng bị dị ứng thì tránh tiếp xúc.

Nếu ăn cá ngừ và có biểu hiện phản ứng bạn không thể tự xử lý tại nhà, thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ can thiệp điều trị. 

Click đọc ngay:

Đánh giá bài viết

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *