Đau Nhức Trong Xương Ống Chân Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm?

Đau nhức trong xương ống chân có thể xảy ra khi bạn bị chấn thương, va chạm mạnh do tai nạn xe cộ, tai nạn lao động hoặc tai nạn thể thao. Ngoài ra tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh xương khớp. Thường gặp nhất gồm bệnh loãng xương, bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm khớp gối… Đây đều là những bệnh lý nghiêm trọng, cần được sớm thăm khám và điều trị để tránh gây nguy hiểm.

Đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì, có nguy hiểm?
Tìm hiểu đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì, có nguy hiểm? Chẩn đoán và cách điều trị

Đau nhức trong xương ống chân là bệnh gì?

Đau nhức trong xương ống chân xảy ra khi bạn bị chấn thương. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xuất hiện khi bạn đang mắc phải một trong những vấn đề, bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bao gồm:

1. Bệnh loãng xương

Tình trạng đau nhức trong xương ống chân có thể xuất hiện khi bạn bị loãng xương. Đây là một bệnh xương khớp nguy hiểm xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi mãn kinh và người già.

Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh hình thành và phát triển là quá trình lão hóa xương khớp theo thời gian hoặc người bệnh có chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu canxi. Từ đó làm giảm mật độ xương, đồng thời khiến xương trở nên giòn xốp.

Chính vì thế, những người bị loãng xương thường dễ bị chấn thương khớp, gãy xương khi có tác động mạnh từ tai nạn hay va chạm. Khi bị loãng xương người bệnh sẽ nhận thấy có cảm giác buồn bằn trong xương, cơn đau thường xuyên xảy ra ở xương ống chân, xương cột sống, xương chậu…

Cơn đau do bệnh loãng xương gây ra thường âm ỉ kéo dài, mức độ đau nhức tăng lên khi di chuyển hoặc vận động.

2. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi lượng nhân nhầy tồn tại trong đĩa đệm thoát ra khỏi bị trí ban đâu, chúng có thể chèn ép vào mạch máu, tủy sống và dây thần kinh dẫn đến đau nhức nghiêm trọng. Tình trạng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra có khả năng gia tăng mức độ nghiêm trọng, nhanh chóng lan rộng xuống mông và di chuyển đến khớp ở hai chân.

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường xảy ra âm ỉ, đau kéo dài. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể bị đau đột ngột và dữ dội. Ngoài tình trạng đau nhức, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gây ra một số triệu chứng khó chịu khác, bao gồm: Co cứng, yếu cơ ở hai bên chân, khó khăn khi di chuyển, thay đổi thói quen đi đại tiểu tiện.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tình trạng đau nhức trong xương ống chân có thể xuất hiện khi bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

3. Bệnh viêm đau khớp gối

Tình trạng đau nhức trong xương ống chân kèm theo cảm giác tê buốt có thể xảy ra khi bạn bị viêm đau khớp gối. Bệnh lý này thường phát sinh khi chấn thương xảy ra ở đầu gối hoặc do sự tác động của hiện tượng tràn dịch khớp gối hoặc quá trình thoái hóa xương khớp.

Ngoài tình trạng đau nhức trong xương ống chân, bệnh nhân bị viêm khớp gối còn thường xuyên có cảm giác tê và cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, khi vận động khớp phát ra tiếng kêu lắc rắc.

Khi viêm khớp gối chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn khi vận động, đi lại, không thể co duỗi hoặc đứng thẳng như bình thường. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể bị biến dạng khớp gối và tàn phế.

4. Bệnh gút

Bệnh gút là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cơn đau xảy ra trong xương ống chân. Bệnh có thể hình thành và phát triển ở nhiều khớp trong cơ thể. Tuy nhiên khớp ngón tay, khớp ngón chân, mắt cá chân và khớp đầu gối là những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất.

Bệnh gút thường khởi phát một cách đột ngột. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng đỏ, sưng đau ở các khớp và đau đớn nghiêm trọng trong ống xương. Đối với những trường hợp nặng, axit uric lắng đọng và hình thành cục tophi ở các khớp khiến khớp bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

5.  Bệnh thoái hóa khớp

Tình trạng đau nhức trong xương ống chân là một trong những triệu chứng cảnh báo của bệnh thoái hóa khớp. Trong đó phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp gối, hóa hóa khớp háng và thoái hóa khớp cổ chân.

Bệnh thoái hóa khớp hình thành và phát triển khi lớp sụn trong khớp bị tổn thương và bị ăn mòn, dẫn đến hai đầu xương cọ vào nhau khi vận động và gây đau đớn. Cơn đau có thể lan tỏa từ khớp bị tổn thương đến cẳng chân khiến xương ống chân đau nhức và có dấu hiệu sưng viêm.

Bệnh thoái hóa khớp
Tình trạng đau nhức trong xương ống chân là một trong những triệu chứng cảnh báo của bệnh thoái hóa khớp

6. Bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư xương khi xuất hiện có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức trong xương ống chân. Thông thường khi mắc bệnh, tình trạng đau nhức có thể phát sinh ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đau nhức toàn thân.

Ngoài triệu chứng đau nhức, người bị ung thư xương có thể bị khó ngủ, suy nhược cơ thể, chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân nhanh, sưng đau các khớp…

7. Các bệnh lý ngoài khớp

Ngoài các bệnh xương khớp, hiện tượng đau nhức trong xương ống chân còn phát sinh khi bạn mắc phải một trong những bệnh lý sau:

  • Bệnh xơ vữa động mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.

8. Chấn thương, có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học

Không phải tất cả trường hợp đau nhức trong xương ống chân là do bệnh lý. Đôi khi tình trạng này có thể phát sinh khi người bệnh bị chấn thương, thời tiết thay đổi hoặc có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học.

  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D) sẽ khiến hệ thống xương khớp suy yếu, lỏng lẻo, các khớp xương mau chóng bị mài mòn và thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp.

Ngoài ra việc duy trì chế độ ăn uống thiếu canxi còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, viêm xương khớp. Từ đó phát sinh ra tình trạng đau nhức trong xương ống chân.

  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Xương ống chân có thể bị tổn thương và phát sinh cơn đau khi bạn duy trì những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Chằng hạn như:

+ Ngủ không đúng tư thế, chỉ nằm từ 1 – 2 tư thế trong lúc ngủ.

+ Thường xuyên bưng bê và mang vác vật nặng

+ Mang vác vật cồng kềnh không đúng cách

+ Đi lại quá nhiều hoặc ngồi xổm và đứng lâu một chỗ

+ Không khởi động kỹ trước khi luyện tập thể dục.

+ Luyện tập hoặc làm việc quá sức, dùng nhiều sức ở xương cẳng chân.

  • Chấn thương

Những chấn thương xương khớp xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hoặc do va chạm mạnh, té ngã cũng khiến xương ống chân bị tổn thương và hình thành cơn đau.

Trong trường hợp bệnh nhân không sớm có phương pháp xử lý thích hợp, cơn đau sẽ xuất hiện dai dẳng, kéo dài và phát sinh ra nhiều vấn đề, bệnh lý ở xương khớp.

Chấn thương xương khớp
Chấn thương xương khớp xảy ra do tai nạn hay va chạm mạnh, té ngã sẽ khiến xương ống chân bị tổn thương và gây đau
  • Thời tiết chuyển mùa

Thời tiết lạnh kéo dài hoặc đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại, quá trình lưu thông máu bị cản trở. Từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và máu cho xương khớp.

Chính vì thế khi thời tiết lạnh kéo dài hoặc đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng đau nhức trong xương ống chân kèm theo cảm giác châm chích khó chịu. Tuy nhiên cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi cơ thể của bạn thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.

  • Sụn và xương phát triển quá nhanh

Sụn và xương có thể phát triển quá nhanh ở trẻ nhỏ và lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong khi đó các phần mềm và cơ bắp không thể phát triển nhanh và bắt kịp sự phát triển xương khớp dẫn đến đau nhức. Ở trường hợp này, cơn đau thể phát sinh ở xương ống chân.

Đau nhức trong xương ống chân có nguy hiểm?

Tình trạng đau nhức trong xương ống chân thường không gây nguy hiểm. Tình trạng này có thể nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, đau nhức trong xương ống chân là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm và cần được nhanh chóng khắc phục. Bởi nếu không kịp thời điều trị, khả năng đi lại và vận động của người bệnh sẽ bị suy giảm, trường hợp nặng có thể dẫn đến tàn phế.

Chính vì thế người bệnh cần đến chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Tình trạng đau nhức trong xương ống chân xuất hiện và kéo dài trên 5 ngày.
  • Cơn đau xuất hiện đồng thời với tình trạng co cứng, viêm và sưng đỏ các khớp.
  • Đau nhức nghiêm trọng, đau âm ỉ hoặc dữ dội liên tục 24 giờ.
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển hoặc tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Đau nhức nghiêm trọng hơn khi vận động.

Các biện pháp chẩn đoán đau nhức trong xương ống chân

Để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau nhức trong xương ống chân, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát và kiểm tra tổn thương thực thể, sử dụng tay sờ vào khu vực bị tổn thương để đánh giá mức độ đau nhức.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt cho bạn một vài câu hỏi liên quan đến tiền sử mắc bệnh, tiền sử gia đình, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt và những yếu tố liên quan.

Ngoài ra để đánh giá chính xác tổn thương thực thể, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm. Điển hình như:

  • Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác những tổn thương, vấn đề xảy ra trong cấu trúc của xương khớp. Để chẩn nguyên nhân gây đau trong xương ống chân, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang tại xương khớp ở chân và những phần mềm xung quanh như dây chằng, cơ…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật hiện đại có khả năng đánh giá tổn thương và mức độ thiệt hại của xương. Ngoài ra kỹ thuật này còn có khả năng xác định được những vấn đề ở xương khớp. Cụ thể như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, loãng xương, viêm khớp gối…
  • Xét nghiệm công thức máu: Sự gia tăng hoặc phát triển bất thường của những tế bào bạch cầu trong máu cho thấy xương khớp của bạn đang bị nhiễm trùng, viêm.
  • Kiểm tra axit uric: Kiểm tra axit uric là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh gút và nguyên nhân gây bệnh. Nếu hàm lượng axit uric trong máu tăng cao và vượt khỏi ngưỡng cho phép, người bệnh có thể mắc bệnh gút. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức trong xương ống chân xuất hiện.
Biện pháp chẩn đoán đau nhức trong xương ống chân
Biện pháp chẩn đoán đau nhức trong xương ống chân

Phương pháp điều trị đau nhức trong xương ống chân

Trong trường hợp đau nhức xương ống chân chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng chế độ ăn uống khoa học và sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để kiểm soát cơn đau.

Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây đau nhói trong xương ống chân là do những vấn đề, bệnh lý liên quan đến xương khớp hoặc cơn đau xuất hiện kéo dài, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

1. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát cơn đau

Tình trạng đau nhức trong xương ống chân có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu bạn loại bỏ thói quen xấu và duy trì các thói quen sinh hoạt phù hợp.

  • Nghỉ ngơi: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức. Ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế mang vác vật nặng và mang vác vật cồng kềnh không đúng cách.
  • Massage: Sau mỗi giờ làm việc, người bệnh nên massage, xoa bóp nhẹ nhàng tại những khu vực phát sinh cơn đau. Hoạt động này sẽ giúp người bệnh kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp cơ bắp chân và xương khớp được thư giãn.
  • Luyện tập nhẹ nhàng: Tránh vận động liên tục hoặc chơi những môn thể thao có cường độ mạnh, làm ảnh hưởng nhiều đến xương cẳng chân như tennis, đá bóng. Người bệnh chỉ nên luyện tập với những bộ môn nhẹ nhàng, không tạo ra nhiều áp lực cho xương cẳng chân như bơi lội, đi bộ, ngồi thiền, yoga hay tập dưỡng sinh. Hoạt động này sẽ giúp bạn hỗ trợ quá trình điều trị đau nhức trong xương ống chân, cải thiện độ linh hoạt và sự dẻo dai cho xương khớp. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu và kích thích quá trình làm làm lành tổn thương.
  • Khởi động trước khi chơi thể thao: Trước khi vận động và tham gia vào các hoạt động luyện tập thể dục thể thao, bạn nên chú ý khởi động thật kỹ để nâng cao sự linh hoạt cho xương khớp và làm giảm nguy cơ bị tổn thương.
  • Kiểm soát căng thẳng: Tránh lo âu, căng thẳng kéo dài. Bởi tâm lý bất ổn có thể tạo ra nhiều vấn đề cho hệ thần kinh trung ương. Đồng thời khiến tình trạng đau nhức trong xương ống chân trở nên nghiêm trọng hơn. Để kiểm soát căng thẳng, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cùng với gia đình hay bạn bè, ngồi thiền hoặc tập yoga.
  • Dùng nước ấm để tắm: Tắm bằng nước ấm để giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn, mạch máu giãn nở và tăng cường quá trình lưu thông máu đến các để toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đau, giảm co cứng khớp và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
  • Không đi lại quá nhiều hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Những người bị đau trong xương ống chân cần tránh đi lại quá nhiều hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Bạn nên đi lại nhẹ nhàng để giảm đau và phòng ngừa tình trạng co cứng khớp.
  • Chườm nóng / chườm lạnh: Người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau nhức trong xương ống chân bằng biện pháp chườm nóng / chườm lạnh. Đối với chườm nóng, biện pháp này có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau và chống viêm. Để thực hiện, bạn áp trực tiếp khăn ấm hoặc bình thủy tinh chứa nước ấm lên khu vực bị tổn thương. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút. Đối với chườm lạnh. biện pháp này có tác dụng giảm đau và gây tê tạm thời. Đồng thời giảm viêm sưng và kích thích quá trình làm lành tổn thương. Để thực hiện bạn sử dụng một túi vải chứa đá lạnh áp lên trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Chườm nóng / chườm lạnh
Chườm nóng / chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng đau nhức trong xương ống chân

2. Cải thiện cơn đau, nâng cao sức khỏe xương khớp bằng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh giảm đau, giảm co cứng, chống viêm, nâng cao sức khỏe xương khớp và làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp sớm.

  • Bổ sung canxi trong thực phẩm: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và phòng ngừa bệnh loãng xương. Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng thực phẩm canxi còn giúp người bệnh cải thiện khả năng đi lại và vận động, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương xương khớp. Đồng thời hỗ trợ các hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch. Thực phẩm giàu canxi gồm bông cải xanh, khoai lang, hạt hướng dương, sữa, các loại đậu non nguyên vỏ…
  • Sử dụng thực phẩm giàu vitamin D: Người bị đau nhức xương khớp cần thêm thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống để duy trì cấu trúc xương khớp và tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Để bổ sung vitamin D, người bệnh có thể phơi nắng sáng từ 10 – 15 phút (6 – 7 giờ sáng) hoặc ăn dầu gan cá, sò, cá, trứng cá, sữa, chế phẩm từ đậu nành…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3: Việc ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau khớp và chứng co cứng khớp. Đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị của các loại thuốc chống viêm. Cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu gan cá tuyết, hàu, cá mòi, trứng cá muối, cá trích… làm những loại thực phẩm giàu omega-3 bạn nên sử dụng.
  • Ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá: Để giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị đau nhức trong xương ống chân, người bệnh nên ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá. Bởi việc thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp, kích thích phản ứng viêm và làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên điều trị đau nhức trong xương ống chân

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng đau nhức trong xương ống chân bằng các loại thảo dược sau:

  • Lá lốt: Mang một nắm lá lốt rửa sạch, cho vào chảo sao nóng cùng với 2,5 gram muối hạt, sau đó chườm trực tiếp lá lốt vào xương ống chân. Hoặc sắc lá lốt cùng với 500ml nước, chất lấy nước thuốc và uống mỗi ngày 1 lần. Tác dụng: Cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm đau, phòng ngừa tình trạng co cứng khớp và cải thiện khả năng vận động.
  • Cây cỏ xước: Rửa sạch 40 gram cỏ xước, 20 gram thổ phục linh, 30 gram cây cỏ cứt lợn, 20 gram cỏ mực (hàn liên thảo), 12 gram ngải cứu, 10 gram ké đầu ngựa rửa sạch. Sắc thuốc với 4 bát nước còn 2 bát nước. Chi thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Tác dụng: Tiêu ứ, kháng viêm, mạnh gân cốt, giảm đau do bệnh gút hoặc viêm khớp.
  • Gừng tươi: Loại bỏ vỏ gừng, rửa sạch và thái lát. Tiến hành giã nát gừng, cho gừng vào bình thủy tinh và ngâm với rượu trắng trong 10 ngày. Khi cần, lấy một lượng vừa đủ rượu gừng thoa và xoa bóp chân đau. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 5 – 10 phút.
Gừng tươi
Sử dụng gừng tươi điều trị đau nhức xương ống chân

4. Chữa đau nhức trong xương ống chân bằng thuốc

Đối với những trường hợp nặng, nguyên nhân gây đau nhức trong xương ống chân là do chấn thương hoặc các bệnh về xương khớp, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng kết hợp những loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hay Efferalgan là hai loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị đau nhức trong xương ống chân. Tuy nhiên thuốc chỉ mang lại đáp ứng tốt khi sử dụng cho những bệnh nhân có cơn đau cấp tính ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, dùng trong một đợt ngắn ngày.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid như Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen… sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cho những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, cơn đau xuất hiện đồng thời với tình trạng viêm sưng khớp. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm và hạ sốt.
  • Thuốc Corticoid: Nếu tình trạng viêm sưng và đau nhức xương khớp không được cải thiện bằng các loại thuốc chống viêm và giảm đau thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Corticoid. Khi được đưa vào cơ thể, Corticoid sẽ phát huy tác dụng giảm đau, giảm sưng và viêm khớp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thuốc Corticoid có thể được sử dụng thông qua đường miệng hoặc tiêm ngoài màng cứng. Việc sử dụng Corticoid cần được cân nhắc do thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc giãn cơ có tác dụng điều trị tình trạng co cứng cơ hoặc co thắt cơ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng cải thiện cảm giác khó chịu và tình trạng đau nhức xương khớp. Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng gồm Myonal và Mydocalm.
Chữa đau nhức trong xương ống chân bằng thuốc
Chữa đau nhức trong xương ống chân bằng thuốc

Đau nhức trong xương ống chân có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, bệnh về xương khớp. Phần đa các trường hợp thường không gặp nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng đau nhức trong xương ống chân kéo dài và gây nguy hiểm. Do đó, tốt nhất người bệnh nên khám chữa bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay khi cơn đau xuất hiện.

5/5 - (6 bình chọn)

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *