12+ Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Đau dạ dày thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu với triệu chứng đau bụng hoặc buồn nôn. Thông thường, trước khi tiếp cận điều trị bệnh bằng một loại thuốc không kê đơn, bệnh nhân có thể thử áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà sau đây. Các biện pháp tự nhiên như dùng bạc hà, giấm táo và gừng giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng ở dạ dày.

Chữa đau dạ dày tại nhà
Chữa đau dạ dày tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên vừa an toàn vừa giúp giảm nhanh cơn đau

12+ cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả nhất

Đau dạ dày thường xuất hiện với triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, đau vùng thượng vị,… Các biểu hiện bệnh này nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ảnh xấu đến chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể dùng thuốc theo đơn hoặc không kê đơn.

Tuy nhiên, trước khi vội vã đến hiệu thuốc để mua một chai Pepto Bismol hoặc Tums, người bệnh có thể xem xét các biện pháp khắc phục tự nhiên tại nhà dưới đây để nhanh chóng giảm bớt tình trạng đau bụng, khó chịu do dạ dày gây ra.

1. Xoa bóp bụng giảm đau dạ dày

Xoa bóp bụng là một trong những cách chữa đau dạ dày được nhiều người sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng một loại dầu nóng như dầu khuynh diệp hoặc dầu hoa oải hương thoa đều lên bụng. Sau đó, đặt hai bàn tay chồng lên nhau và nhẹ nhàng xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.

Cách làm này giúp kích thích các cơn co thắt cơ bắp ở bụng, hỗ trợ xoa dịu và làm giảm cơn đau xảy ra ở dạ dày. Chưa kể đến, xoa bóp bụng còn giúp phá vỡ thức ăn có thể bị mắc kẹt trong ruột do nhai không kỹ hoặc ăn quá nhiều. Từ đó thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp giảm nhanh sự tắc nghẽn ở dạ dày và dự phòng đau dạ dày tái phát.

2. Hít thở đều giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Căng thẳng trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho hệ tiêu hóa. Vấn đề này nếu không được khắc phục có thể dẫn đến đau dạ dày. Đối với người bị đau dạ dày do căng thẳng, hít thở sâu được đánh giá là biện pháp giảm đau tự nhiên hiệu quả. Phương pháp này giúp tác động lên hệ thần kinh, giảm mức độ căng thẳng cũng như âu lo. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và bình tĩnh hơn.

Không những thế, hít thở sâu còn giúp bổ sung kiềm, giảm sự co bóp và bài tiết dịch vị ở dạ dày. Đồng thời, biện pháp này còn hỗ trợ cơ thể giải phóng endorphins giúp giảm đau tự nhiên. Đặc biệt, hít thở sâu giúp thúc đẩy máu đến dạ dày, tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, biện pháp này giúp giảm đau dạ dày và ngăn ngừa chứng táo bón.

Để giảm đau khi bị đau dạ dày, người bệnh nên hít thở sâu từ 3 – 5 hơi. Cách hít thở sâu đúng cách như sau:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên tấm thảm đặt trên sàn nhà hoặc trên giường
  • Đặt hai tay lên bụng và thả lỏng cơ bắp
  • Hít vào bằng đường mũi cho đến khi bụng có cảm giác phình to, không khí lấp đầy phổi
  • Giữ hơi thở trong 3 tiếng đếm
  • Sau đó từ từ thở ra bằng đường miệng và hóp bụng lại, thả lỏng cơ bắp
  • Tiếp tục hít thở 3 – 5 hơi hoặc 5 – 10 phút

Lặp lại bài tập hít thở ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau dạ dày xuất hiện để cải thiện chức năng tiêu hóa và xoa dịu cơn đau ở bụng.

3. Uống nhiều nước giảm đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày rất đa dạng, có thể do một hoặc nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Trong đó, mất nước cũng là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần hình thành cơn đau dạ dày.

Theo các chuyên gia khoa tiêu hóa, nước không chỉ giúp đào thải độc tố và hydrat hóa ruột kết mà còn tham gia vào quá trình phân hủy sinh hóa lipid, protein và carbonhydrate. Từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn tạo thành các chất dễ hấp thụ hơn cho cơ thể.

Thiếu nước có thể gây trào ngược acid, viêm đau dạ dày hoặc táo bón. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa bệnh, người bệnh hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước sử dụng được Phòng Y tế (HMD) khuyến cáo mỗi ngày như:

  • Đối với phụ nữ: Nên uống khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày
  • Đối với đàn ông: Nên uống khoảng 3,7 l nước mỗi ngày

Tùy theo điều kiện sinh hoạt và thể chất của mỗi người mà lượng nước tiêu thụ thường không giống nhau. Đối với hầu hết mọi người, lượng nước cần nạp vào cơ thể mỗi ngày từ 6 – 8 cốc. Ở trẻ nhỏ, lượng nước uống thường ít hơn người lớn. Tuy nhiên, ở những đối tượng hoạt động thể chất nhiều như vận động viên, người tham gia sinh hoạt ngoài trời có thể sử dụng lượng nước lớn hơn.

Chữa đau dạ dày tại nhà
Uống nhiều nước giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

4. Dùng men tiêu hóa cải thiện đau dạ dày

Theo các chuyên gia, để phân hủy thức ăn, cơ thể cần đủ 3 loại enzyme khác nhau như lipase để tiêu hóa chất béo, protease để tiêu hóa protein và amylase để tiêu hóa carbohydrate. Tuy nhiên, ở một vài đối tượng do sử dụng quá nhiều thuốc hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt một trong ba enzyme này. Việc thiếu mất một enzyme tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. Về lâu dài có thể gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày gây hình thành những cơn đau ở bụng.

Thông thường, để kiểm soát tình trạng này, bổ sung men tiêu hóa trong thời gian ngắn có thể là một lựa chọn tốt đối với dạ dày. Người bệnh có thể uống men vi sinh sau bữa ăn khi cơn đau dạ dày xuất hiện để kiềm chế cơn đau và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân nên tập thói quen uống men tiêu hóa trước bữa ăn để tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.

5. Uống nước ép nha đam cắt cơn đau dạ dày

Nha đam không chỉ mang lại lợi ích làm dịu vết cháy nắng mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Cũng giống như làm dịu da, dược liệu này có thể chữa lành tổn thương ở dạ dày. Thêm vào đó, chúng còn giúp trung hòa acid dạ dày, chống viêm và cân bằng hệ tiêu hóa, ngăn chặn cơn đau ở dạ dày.

+ Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam đem rửa sạch
  • Gọt bỏ phần gai hai bên và vỏ xanh bên ngoài
  • Ngâm thịt nha đam trong nước muối pha loãng 5 – 10 phút
  • Sau đó rửa sạch qua vài lần nước
  • Thái lát nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn
  • Cho hỗn hợp nha đam vào bình thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh

Khi bị đau bụng, người bệnh có thể uống 1/3 cốc nước ép nha đam nguyên chất để làm dịu đường tiêu hóa và cải thiện cơn đau ở dạ dày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều nước ép nha đam. Bởi nguyên liệu có tính nhuận tràng, có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.

5. Giảm đau dạ dày nhanh bằng gừng

Ngoài đặc tính chống viêm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, gừng còn giúp hỗ trợ tiêu hóa giúp làm giảm triệu chứng đau và khó chịu ở dạ dày. Không những thế, thảo dược Đông y này còn giúp cải thiện cảm giác buồn nôn và ợ chua do bệnh gây nên.

Theo Đông y Trung Quốc, người bệnh nên chọn gừng tươi để tăng tác dụng chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên gọt bỏ vỏ gừng để có kết quả điều trị tốt nhất. Trong trường hợp không có gừng tươi, người bệnh có thể lựa chọn các loại bột gừng hoặc trà gừng chế biến sẵn bán trên thị trường.

+ Cách giảm đau dạ dày bằng gừng:

  • Cách 1: Nhai 1 – 2 miếng gừng tươi và nuốt từ từ mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện.
  • Cách 2: Gừng tươi đem rửa sạch và thái 2 – 3 lát mỏng cho vào ly nước sôi và hãm trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó thêm 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và uống.
Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà
Giảm nhanh cơn đau dạ dày ngay tại nhà bằng cách nhai hoặc uống một cốc trà gừng

7. Giấm táo chữa đau dạ dày

Người bệnh có thể sử dụng giấm táo để chữa đau dạ dày tại nhà. Các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này có tác dụng giảm nhanh cơn đau dạ dày bằng cách cân bằng acid trong dạ dày. Không những thế, giấm táo còn chứa acid acetic, có công dụng kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.

+ Cách uống giấm táo chữa bệnh đau dạ dày:

  • Sử dụng 2 muỗng cà phê giấm táo pha trong 1 cốc nước ấm
  • Tiếp đến thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong hoặc đường mía nguyên chất vào khuấy đều và uống

Giấm táo có tác dụng hỗ trợ giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến cáo sử dụng hàng ngày. Bởi acid chứa trong giấm táo có thể khiến bệnh đau dạ dày thêm tồi tệ. Do đó, người bệnh chỉ nên áp dụng khi cơn đau dạ dày đột ngột xuất hiện.

8. Giảm đau dạ dày bằng bạc hà

Một trong những biện pháp tự nhiên giúp chữa đau dạ dày tại nhà là sử dụng bạc hà. Theo một số nghiên cứu, thảo dược này có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau và khó chịu ở dạ dày. Nhờ chứa lượng lớn tinh dầu, bạc hà có khả năng kích hoạt kênh chống đau của đại tràng. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ điều trị đau dạ dày và cải thiện tiêu chảy.

Người bệnh có thể sử dụng bạc hà tươi để cải thiện triệu chứng đau, đầy bụng do đau dạ dày gây nên. Bên cạnh đó, tiết kiệm thời gian chế biến, bệnh nhân cũng có thể mua trà bạc hà từ các cửa hàng thực phẩm để dùng.

+ Cách pha trà bạc hà giảm đau dạ dày:

  • Hái một nắm lá bạc hà tươi đem rửa sạch, để ráo nước
  • Sau khi đun sôi nước, cho lá bạc hà vào ấm và tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút
  • Sau khi thấy nước chuyển sang màu nâu, tắt bếp và lọc lấy nước
  • Thêm một ít mật ong và chanh vào, khuấy đều và uống
  • Mỗi ngày uống 1 cốc nước trà bạc hà giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh đau dà dày.

9. Quế giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Quế chứa một số hoạt chất chống oxy hóa như eugenol, linalool và cinnamaldehyd. Những thành phần này có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ kích thích gây tổn thương niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn giúp trung hòa acid dạ dày, giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi hoặc ợ hơi do đau dạ dày gây nên.

Vì vậy, để giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, bệnh nhân có thể thử thêm nhai một mẫu quế nhỏ. Hoặc cũng có thể thêm bột quế nguyên chất vào bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trộn bột quế với nước sôi, pha trà và uống. Thường xuyên sử dụng bột quế 2 – 3 lần mỗi ngày có thể giúp giảm chứng khó tiêu và đau ở dạ dày.

+ Cách pha trà quế chữa đau dạ dày:

  • Cam tươi đem rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và vắt lấy nước (khoảng 50ml)
  • Lựa 3 – 4 khúc quế đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và cho vào ấm đun sôi với lượng nước vừa đủ cho ra hết tinh dầu. Khi nước chuyển sang màu nâu đỏ, tắt bếp và lọc lấy nước
  • Cho nước nước quế, nước cam, đường và 25ml mật ong vào ly khuấy đều và uống khi nước còn ấm

Nước trà quế không chỉ giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày mà còn giúp tinh thần thoải mái. Thức uống này đặc biệt hữu ích đối với bệnh nhân bị viêm đau dạ dày do căng thẳng.

Chữa đau dạ dày tại nhà
Trà quế giúp giảm nhanh triệu chứng buồn nôn và đau do viêm dạ dày gây nên

10. Chữa đau dạ dày bằng nước chanh và baking soda

Một số nghiên cứu cho thấy trộn một ít nước chanh một nhúm bột baking soda có thể giúp giảm bớt căng thẳng và đau ở dạ dày. Không những thế, khi trộn hai hỗn hợp này lại với nhau sẽ giúp tạo ra acid carbonic. Hoạt chất này có tác dụng giúp giảm khí và cải thiện tình trạng khó tiêu.

Chưa kể đến, nước chanh và bột baking soda còn giúp hỗ trợ bài tiết ở gan và đường ruột. Các hoạt chất dinh dưỡng chứa trong nước chanh còn giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Đồng thời trung hòa acid mật và giảm độ acid trong dạ dày, ngăn chặn cơn đau dạ dày tái phát.

+ Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 muỗng canh nước chanh tươi, 1 muỗng cà phê bột baking soda và 1 cốc nước ấm.
  • Cho bột baking soda và nước chanh tươi vào ly nước, khuấy đều và uống mỗi khi cơn đau xuất hiện.

11. Cải thiện triệu chứng đau dạ dày bằng cam thảo

Rễ cam thảo có chứa một số hoạt chất có tác dụng giảm viêm dạ dày và hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày như loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Các thành phần chứa trong thảo dược giúp tăng tốc độ co bóp của dạ dày, giảm co thắt cơ bắp trong ruột và giảm đau.

Người bệnh có thể thử uống một cốc trà rễ cam thảo để giúp giảm nhanh triệu chứng đau, ợ hơi và khó chịu ở dạ dày. Theo truyền thống, bệnh nhân có thể đun sôi một ít rễ cam thảo với táo tàu để pha trà uống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể mua trà cam thảo được bán sẵn trên thị trường, tác dụng giảm đau tương tự.

+ Cách pha trà cam thảo:

  • Sử dụng 50 gram cam thảo (khoảng 6 – 8 lát cam thảo) và 50 gram hoa cúc (8 – 10 bông) rửa sạch
  • Đun nước, sau khi nước sôi thêm cam thảo và hoa cúc vào đun sôi thêm 1 – 2 phút để các tinh chất trong dược liệu hòa tan
  • Lọc lấy nước, thêm 50 gram đường phèn, khuấy đều và uống trà khi còn ấm

Trà cam thảo và hoa cúc vừa giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, thức uống này còn xoa dịu thần kinh, giúp giảm đau dạ dày và cải thiện giấc ngủ ở người bệnh.

12. Nước dừa giảm đau dạ dày

Nước dừa chứa hàm lượng lớn magie và kali. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe cơ thể. Không những thế, các thành phần này còn có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau và giảm co thắt cơ ở dạ dày. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đau đại tràng, viêm ruột,…

Ngoài ra, nước dừa cũng hữu ích cho việc bù đắp nước. Đặc biệt, với hàm lượng calo, acid và đường ít, không chứa chất bảo quản, loại thức uống này giúp hỗ trợ vận chuyển chất  và kháng viêm, rất phù hợp với bệnh nhân bị đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống tối thiểu 1 trái mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều nước dừa trong ngày, vì chúng có tính lạnh có thể gây cứng bụng và đầy hơi.

chữa đau dạ dày tại nhà
Nước dừa có thể giúp giảm nhanh cơn đau và khó chịu ở dạ dày

13. Kiểm soát cơn đau dạ dày qua chế độ ăn

Ăn một bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ có thể giúp cải thiện và khắc phục cơn đau dạ dày tại nhà. Theo các chuyên gia, chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Chúng giúp điều hòa sự phát triển của vi khuẩn có lợi, đồng thời hỗ trợ quá trình phân hủy và chuyển hóa thức ăn.

Nếu chế độ ăn thiếu hụt chất xơ, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Vì vậy, để giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày thường xuyên tái phát, bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ.

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ có thể bổ sung như:

  • Rau xanh
  • Hạnh nhân
  • Bí ngô
  • Hạt hướng dương
  • Hạt chia
  • Hạt lanh

Bên cạnh những thực phẩm giúp giảm đau dạ dày, bệnh nhân cũng nên cân nhắc loại bỏ những đồ ăn, thức uống sau đây ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi những thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày, làm tăng nguy cơ bùng phát cơn đau dạ dày và khiến bệnh thêm trầm trọng.

  • Thực phẩm mặn, chứa chất bảo quản như xúc xích, lạp xương, thịt muối, đồ ăn xông khói,…
  • Đồ ăn, thức uống chế biến sẵn, giàu chất béo như khoai tây chiên, gà rán hoặc hambuger,…

Mặt khác, hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia có thể gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, làm tăng khả năng đau dạ dày. Không những thế, các chất độc trong rượu và thuốc lá có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và phổi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân cũng nên tránh sử dụng rượu và thuốc lá.

Khi nào đau dạ dày nên khám bác sĩ?

Đau dạ dày với biểu hiện đau bụng, đầy hơi và khó tiêu thường không đáng lo ngại. Đối với hầu hết mọi người, triệu chứng này thường biến mất sau đó vài giờ mà không cần điều trị. Người bệnh cũng có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà để hỗ trợ giảm nhanh các biểu hiện này.

Tuy nhiên ở một trường hợp đau dạ dày nghiêm trọng hoặc kéo dài, bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám và chữa trị khi gặp phải các biểu hiện đau dạ dày sau:

  • Đau kèm theo tình trạng nôn hoặc tiêu chảy liên tục
  • Sốt, chóng mặt, khó nuốt
  • Xuất hiện khối u trong dạ dày
  • Phân có lẫn máu

Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày tại nhà nêu trên để kiểm soát triệu chứng bệnh. Các biện pháp tự nhiên này chỉ giúp hỗ trợ giảm đau tạm thời chứ không giúp điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần thăm khám và chữa trị theo đúng phác đồ điều trị được bác sĩ đề nghị.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *